Điều chỉnh ưu tiên, giữ nguyên định hướng
18:21, ngày 20-03-2013
TCCSĐT - Khác với người tiền nhiệm Hi-la-ry Clin-tơn (Hillary Clinton) chọn châu Á làm đích đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức, tân Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Giôn Ke-ry (John Kerry) đã chọn điểm đến là châu Âu, Trung Đông và vùng Vịnh trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình.
Bốn năm trước đây, bà H. Clin-tơn đã tới thăm Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bây giờ, ông G. Ke-ry lại hướng đến các đồng minh và đối tác ở châu Âu là Anh, Đức, Pháp, I-ta-li-a và Thổ Nhĩ Kỳ. Ông G. Ke-ry đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp (Sergei Lavrov), sau đó tới Ai Cập, A-rập Xê-út, Tiểu các vương quốc A-rập thống nhất và Ca-ta (Qatar).
Ngay trước chuyến công du nước ngoài đầu tiên này, trong một bài phát biểu, ông G. Ke-ry đã thể hiện quan điểm của mình khi xác định mục tiêu hàng đầu của nền ngoại giao Mỹ là phục vụ việc "xác lập và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ" và "tăng trưởng kinh tế". Để đạt được mục tiêu ấy, Mỹ cần tìm đến những đồng minh đáng tin cậy và những đối tác có khả năng về kinh tế, tài chính và thương mại hơn. Ông G. Ke-ry coi chuyến đi nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức là chuyến đi thực tế để "lắng nghe" và như thế đủ để thấy mục đích chính của ông G. Ke-ry với chuyến đi này là tranh thủ các đồng minh và đối tác.
Chuyến đi này của ông G. Ke-ry cho thấy, nội dung trong chính sách của Mỹ sẽ không có gì mới có chăng chỉ là sự báo hiệu về một khả năng tiếp cận và ứng xử mới của Mỹ nhằm thực hiện chính sách “cũ” mà cụ thể là có sự điều chỉnh “ưu tiên” trong khi về cơ bản Mỹ vẫn giữ nguyên định hướng chiến lược. Việc Mỹ quan tâm và coi trọng tới các đồng minh và đối tác ở châu Âu cũng như ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh hơn trước chỉ bổ sung chứ không làm ảnh hưởng đến việc chuyển trọng tâm chiến lược đã được Mỹ quyết định và thực hiện sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó cho thấy, Mỹ đang thích ứng hóa và hoàn thiện định hướng chiến lược cho cả khu vực châu Âu lẫn Trung Đông và Vùng Vịnh.
Tình hình Xy-ri nói riêng và chính biến ở Bắc Phi, Trung Đông nói chung cũng như vấn đề hạt nhân của I-ran và quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Mỹ với EU là những chủ đề nội dung chính trong chương trình nghị sự cho chuyến đi này của ông G. Ke-ry.
Tại châu Âu, ông G. Ke-ry nhắc lại đề nghị của Mỹ về việc tiến hành đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do với EU. Tuy nhiên, Mỹ chỉ nhất trí với những đồng minh trong EU về khoản viện trợ tài chính chứ không cung cấp vũ khí cho những lực lượng chống Chính phủ ở Xy-ri. Mỹ cũng khẳng định lại quan điểm không chấp nhận việc I-ran có vũ khí hạt nhân.
Ông G. Ke-ry không tới thăm I-xra-en vì chính phủ ở đây chưa được thành lập, nhưng đã thể hiện quan điểm đứng hẳn về phía quốc gia này thông qua việc cảnh cáo và răn đe Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Rê-xép T. E-rơ-đô-gan (Recep T. Erdogan) so sánh chủ nghĩa Zion (chủ nghĩa lập quốc Do Thái) với chủ nghĩa quốc xã Đức.
Tại Ai Cập, ông G. Ke-ry đã xác lập sự hậu thuẫn của Mỹ dành cho chính quyền mới do phe Hồi giáo nắm giữ với tuyên bố, Mỹ sẽ viện trợ tài chính cho Ai Cập. Ở các nước vùng Vịnh, ông G. Ke-ry trấn an tinh thần của các đồng minh bằng cam kết, Mỹ sẽ không nhượng bộ I-ran để nước này có vũ khí hạt nhân và tuyên bố "sự kiên nhẫn của Mỹ với I-ran trong vấn đề hạt nhân chỉ có giới hạn".
Tuy nhiên, cuộc gặp mới đây của ông G. Ke-ry với người đồng cấp của Nga ông Xéc-gây La-vrốp đã không đưa lại kết quả như Mỹ mong đợi trong cả vấn đề hạt nhân của I-ran, tình hình Xy-ri lẫn ý định "khởi động lại mối quan hệ giữa Mỹ và Nga".
Có lẽ hiện còn quá sớm để có được câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi về dấu ấn riêng của ông G. Ke-ry trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời gian tới. Tuy nhiên, chuyến công du nước ngoài đầu tiên này của ông đã cho thấy, chủ định của Mỹ là không để việc định hướng ưu tiên cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương ảnh hưởng tới triển khai hoạt động của Mỹ ở các khu vực khác trên thế giới cũng như coi trọng hơn vai trò của ngoại giao trong việc thực hiện lợi ích chiến lược toàn cầu, thận trọng và thực dụng hơn trong cả việc hoạch định lẫn thực hiện cụ thể chính sách đối ngoại và an ninh./.
Ngay trước chuyến công du nước ngoài đầu tiên này, trong một bài phát biểu, ông G. Ke-ry đã thể hiện quan điểm của mình khi xác định mục tiêu hàng đầu của nền ngoại giao Mỹ là phục vụ việc "xác lập và duy trì vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ" và "tăng trưởng kinh tế". Để đạt được mục tiêu ấy, Mỹ cần tìm đến những đồng minh đáng tin cậy và những đối tác có khả năng về kinh tế, tài chính và thương mại hơn. Ông G. Ke-ry coi chuyến đi nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức là chuyến đi thực tế để "lắng nghe" và như thế đủ để thấy mục đích chính của ông G. Ke-ry với chuyến đi này là tranh thủ các đồng minh và đối tác.
Chuyến đi này của ông G. Ke-ry cho thấy, nội dung trong chính sách của Mỹ sẽ không có gì mới có chăng chỉ là sự báo hiệu về một khả năng tiếp cận và ứng xử mới của Mỹ nhằm thực hiện chính sách “cũ” mà cụ thể là có sự điều chỉnh “ưu tiên” trong khi về cơ bản Mỹ vẫn giữ nguyên định hướng chiến lược. Việc Mỹ quan tâm và coi trọng tới các đồng minh và đối tác ở châu Âu cũng như ở khu vực Trung Đông và vùng Vịnh hơn trước chỉ bổ sung chứ không làm ảnh hưởng đến việc chuyển trọng tâm chiến lược đã được Mỹ quyết định và thực hiện sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó cho thấy, Mỹ đang thích ứng hóa và hoàn thiện định hướng chiến lược cho cả khu vực châu Âu lẫn Trung Đông và Vùng Vịnh.
Tình hình Xy-ri nói riêng và chính biến ở Bắc Phi, Trung Đông nói chung cũng như vấn đề hạt nhân của I-ran và quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Mỹ với EU là những chủ đề nội dung chính trong chương trình nghị sự cho chuyến đi này của ông G. Ke-ry.
Tại châu Âu, ông G. Ke-ry nhắc lại đề nghị của Mỹ về việc tiến hành đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do với EU. Tuy nhiên, Mỹ chỉ nhất trí với những đồng minh trong EU về khoản viện trợ tài chính chứ không cung cấp vũ khí cho những lực lượng chống Chính phủ ở Xy-ri. Mỹ cũng khẳng định lại quan điểm không chấp nhận việc I-ran có vũ khí hạt nhân.
Ông G. Ke-ry không tới thăm I-xra-en vì chính phủ ở đây chưa được thành lập, nhưng đã thể hiện quan điểm đứng hẳn về phía quốc gia này thông qua việc cảnh cáo và răn đe Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Rê-xép T. E-rơ-đô-gan (Recep T. Erdogan) so sánh chủ nghĩa Zion (chủ nghĩa lập quốc Do Thái) với chủ nghĩa quốc xã Đức.
Tại Ai Cập, ông G. Ke-ry đã xác lập sự hậu thuẫn của Mỹ dành cho chính quyền mới do phe Hồi giáo nắm giữ với tuyên bố, Mỹ sẽ viện trợ tài chính cho Ai Cập. Ở các nước vùng Vịnh, ông G. Ke-ry trấn an tinh thần của các đồng minh bằng cam kết, Mỹ sẽ không nhượng bộ I-ran để nước này có vũ khí hạt nhân và tuyên bố "sự kiên nhẫn của Mỹ với I-ran trong vấn đề hạt nhân chỉ có giới hạn".
Tuy nhiên, cuộc gặp mới đây của ông G. Ke-ry với người đồng cấp của Nga ông Xéc-gây La-vrốp đã không đưa lại kết quả như Mỹ mong đợi trong cả vấn đề hạt nhân của I-ran, tình hình Xy-ri lẫn ý định "khởi động lại mối quan hệ giữa Mỹ và Nga".
Có lẽ hiện còn quá sớm để có được câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi về dấu ấn riêng của ông G. Ke-ry trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời gian tới. Tuy nhiên, chuyến công du nước ngoài đầu tiên này của ông đã cho thấy, chủ định của Mỹ là không để việc định hướng ưu tiên cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương ảnh hưởng tới triển khai hoạt động của Mỹ ở các khu vực khác trên thế giới cũng như coi trọng hơn vai trò của ngoại giao trong việc thực hiện lợi ích chiến lược toàn cầu, thận trọng và thực dụng hơn trong cả việc hoạch định lẫn thực hiện cụ thể chính sách đối ngoại và an ninh./.
Việt Nam - I-ta-li-a: Bốn mươi năm quan hệ hữu nghị  (20/03/2013)
Việt Nam - I-ta-li-a: Bốn mươi năm quan hệ hữu nghị  (20/03/2013)
Thúc đẩy hợp tác quốc phòng với ba nước ASEAN  (20/03/2013)
Tăng hợp tác đầu tư thương mại Việt Nam - Brunei  (19/03/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên