Tầm quan trọng của Diễn đàn APEC 2012 đối với Liên bang Nga
13:31, ngày 07-09-2012
TCCSĐT - Từ ngày 2-9 đến ngày 8-9-2012, tại thành phố Vla-đi-vô-xtốc (Liên bang Nga) đã diễn ra tuần lễ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) trong bối cảnh nước Nga vừa chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là sự kiện có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với nước chủ nhà mà còn đối với các nước trong khu vực.
Nga và nhu cầu hội nhập kinh tế vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Liên bang Nga được giao đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Diễn đàn này năm 2012. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với Mát-xcơ-va không chỉ vì Liên bang Nga đảm nhận vai trò nước chủ nhà mà quan trọng hơn và đáng kể hơn là cơ hội để Chính phủ Nga chủ động đề xuất xây dựng nội dung chương trình nghị sự của Diễn đàn với tư cách là thành viên của WTO nhằm mở ra những khả năng mới to lớn cho sự phát triển của xứ sở Bạch Dương đúng vào dịp Kỷ niệm 15 năm Nga chính thức trở thành thành viên của APEC.
Từ những năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga coi việc tham gia các quá trình liên kết trong không gian châu Á-Thái Bình Dương là nhu cầu thiết yếu để nước Nga phát triển khu vực Xi-bê-ri (Siberia) và Viễn Đông bao la với nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu này trở nên bức thiết hơn khi Nga đang cần nguồn nhân lực và vốn khổng lồ, trong khi cơ hội để phát triển kinh tế các khu vực phía đông nước Nga chỉ mới tập trung vào những vùng lãnh thổ mà ở đó có các công trình khai thác tài nguyên thiên nhiên quý hiếm.
Năm 1995, Nga đệ đơn gia nhập tiến trình hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đúng vào thời điểm Diễn đàn APEC đang trải qua gia đoạn hoạt động tích cực, còn các nền kinh tế ở khu vực này đang trên đà phát triển mạnh mẽ và năng động hơn bao giờ hết. Sau 3 năm, vào năm 1998, tại Diễn đàn APEC ở Cua-la-lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Liên bang Nga được kết nạp vào APEC đúng vào thời điểm nền kinh tế của Nga cũng như một số nước châu Á đang trong cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát từ Thái Lan sau đó lan tỏa ra nhiều nước.
Một thành viên tích cực và chủ động tại Diễn đàn APEC
Ngay sau khi gia nhập Diễn đàn APEC, Nga bắt đầu hội nhập tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Để chủ động hơn và nắm bắt cơ hội trong quá trình hội nhập, Chính phủ Nga đã thành lập "Câu lạc bộ doanh nghiệp APEC" liên kết không chính thức các doanh nghiệp và ngân hàng lớn của Nga nhằm tập trung định hướng hoạt động vào các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Từ năm 2000, sự hợp tác giữa Nga với các nước châu Á-Thái Bình Dương trở thành một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga và chủ trương này đã được phê chuẩn ở cấp lãnh đạo cao nhất. Tổng thống Nga V.Pu-tin trong nhiệm kỳ đầu tiên đã phê chuẩn "Chiến lược tham gia của Nga tại Diễn đàn APEC". Văn kiện này khẳng định chiến lược và chiến thuật tương tác giữa Nga với các nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Xi-bê-ri và Viễn Đông.
Ngay từ khi bắt đầu tham gia Diễn đàn APEC, Nga đã chủ động và tích cực đóng góp ý kiến thảo luận không chỉ các vấn đề kinh tế mà còn cả các vấn đề chính trị và an ninh. Do đó, Diễn đàn APEC đã có sự điều chỉnh nội dung, trong đó bàn thảo thêm về các giải pháp để hóa giải các vấn đề an ninh, chống khủng bố và nhiều vấn đề khác. Từ đó, tiếng nói của Nga tại Diễn đàn này đã được các thành viên ghi nhận và ngày một nâng cao. Từ năm 2004, khi các thành viên APEC bắt đầu cùng chia sẻ các mối quan tâm chung, Nga đã có ảnh hưởng ở mức độ cao tới quá trình hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như khắc phục hậu quả thảm họa thiên nhiên, chống tham nhũng và bảo đảm an ninh.
Trước năm 2012, nếu xét từ góc độ kinh tế, Nga khó có thể giành vị trí hàng đầu trong Diễn đàn APEC với nhiều lý do. Một là, Nga chưa phải là thành viên WTO, còn sự hợp tác giữa Nga với các nước láng giềng ở khu vực này vẫn chưa thể sánh được với mức độ hợp tác của các nước khác. Hai là, sự phụ thuộc quá lớn của kinh tế Nga vào tài nguyên thiên nhiên cũng là một cản trở lớn đối với quá trình hợp tác. Trong khi tỷ phần của các thành viên APEC trong khối lượng thương mại của Nga đã vượt quá 15%, thì tỷ phần của Nga trong cán cân ngoại thương của các nền kinh tế APEC chỉ chiếm khoảng 1%.
Tuy nhiên, những hạn chế này không cản trở Nga đưa ra nhiều sáng kiến trong lĩnh vực thương mại khi gia nhập APEC. Thí dụ, năm 2004, theo đề nghị của giới doanh nhân Nga được nhà nước ủng hộ, trong khuôn khổ Diễn đàn APEC đã thành lập “Diễn đàn đối thoại về kim loại mầu” do Nga và Chi-lê đồng Chủ tịch. Về sau “Diễn đàn đối thoại về kim loại mầu” trở thành “Nhóm chuyên trách của APEC về khai thác mỏ và luyện kim”. Ngoài ra, Nga đã đề xuất nhiều sáng kiến liên quan đến việc bảo đảm tài nguyên năng lượng cho khu vực Đông Á.
Diễn đàn APEC năm 2012 có ý nghĩa quan trọng đối với Nga
Việc Nga chứng tỏ khả năng vượt qua tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế trong những năm vừa qua và đặc biệt là sự kiện Nga gia nhập WTO là một bước tiến mới rất quan trọng để củng cố sự hội nhập và liên kết của quốc gia này vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước năm 2012, Nga là một trong số ít nước chưa thể tham gia vào các thể chế hiệp định về thương mại tự do. Những hiệp định này yêu cầu mở rộng tiêu chuẩn của WTO đối với hai hoặc nhiều nước đã từng ký kết các cam kết đó và tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Từ năm 2012, sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Nga đã có thể có được những ưu tiên đó, ít nhất là trong một số lĩnh vực. Để thu hút đầu tư vào nền kinh tế Nga, việc quốc gia này gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi hơn thông qua việc nâng cao tính minh bạch của các quy tắc, tiêu chuẩn và quy định.
Hiện nay, sau khi gia nhập WTO, nhiều cơ hội và triển vọng to lớn mở ra đối với nhiều lĩnh vực kinh tế của Nga từ các nền kinh tế rất đa dạng và ở nhiều trình độ phát triển khác nhau trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương: từ Nhật Bản và Hồng Kông đến Poa-pua Tân Gi-nê (Papua New Guinea) tới Pê-ru. Nga còn có được nhiều cơ hội và triển vọng phát triển quan hệ hợp tác để thực hiện các đề án năng lượng, giao thông vận tải và hợp tác khoa học-kỹ thuật với các nước phát triển cao, cùng phối hợp giải quyết các vấn đề di cư, hoàn thiện và ổn định hoạt động cung cấp nông sản cho các nước đang thiếu lương thực.
Điều quan trọng nhất và có ý nghĩa chiến lược lâu dài là cơ hội và khả năng to lớn đối với nước Nga trong chiến lược phát triển khu vực Xi-bê-ri và Viễn Đông tới năm 2020 cũng như đóng góp của Nga vào sự phát triển kinh tế của thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuất phát từ bốn lý do sau:
Một là, việc Nga tổ chức Diễn đàn APEC lần này tại Vla-đi-vô-xtốc, thành phố lớn nhất ở Viễn Đông của Nga, sẽ tạo ra xung lực cho sự phát triển của khu vực đặc biệt quan trọng này của nước Nga. Sắp tới đây sẽ có những khoản đầu tư khổng lồ vào khu vực đó, chủ yếu là để xây dựng kết cấu hạ tầng cần thiết cho hoạt động thương mại cũng như cho hoạt động sống của cư dân ở khu vực này. Do đó, việc tổ chức thành công Diễn đàn APEC lần này là một trong những đề án có tầm quan trọng quốc gia của Nga, giống như Đại hội Olympic 2014 và Giải vô địch bóng đá thế giới vào năm 2018 sẽ được tổ chức tại Nga. Thành phố Vla-đi-vô-xtốc sẽ có đầy đủ mọi cơ hội để trở thành khu vực quan trọng trong việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa Nga với các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Hai là, khu vực Xi-bê-ri và Viễn đông sẽ thu hút khối lượng đầu tư chủ yếu của các nước châu Á-Thái Bình Dương vào Nga, cũng có nghĩa là làm gia tăng sự phát triển kinh tế ở khu vực này.
Ba là, mở ra khả năng và cơ hội bảo đảm sự ổn định nền kinh tế Nga thông qua hoạt động đa dạng hoá và hướng hợp tác thương mại. Hiện nay đối tác thương mại của Nga là các nước thành viên EU, chiếm một nửa xuất khẩu của Nga. Theo nhận xét của Chính phủ Nga, sắp tới đây Nga sẽ điều chỉnh cán cân thương mại, trong đó sẽ tập trung ưu tiên nhiều hơn với các nước châu Á-Thái Bình Dương, nghĩa là tập trung vào các khu vực phía đông của nước Nga.
Bốn là, Nga sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là trong việc bảo đảm lương thực và thực phẩm. Theo đánh giá của Tổng Thư ký APEC, ông Ét-uốt Pê-rốt-xơ (Eduard Pedros), sự hợp tác với Nga sẽ là một trong những phương thức giúp các nước châu Á vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực, một trong những thách thức nghiêm trọng nhất trong những thập kỷ tới.
Cùng với việc giảm rào cản thương mại và đầu tư bằng các công cụ hợp tác với các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và WTO, Nga sẽ áp dụng biện pháp ở cấp độ quốc gia để phát triển khu vực quan trọng này của thế giới. Theo hướng đó, Nga đang xúc tiến nghiên cứu để xây dựng các chương trình phát triển Viễn Đông và khu vực hồ Bai-can đến năm 2025. Ngoài ra, Nga sẽ xây dựng các công ty do nhà nước quản lý nhằm phát triển khu vực Viễn Đông không theo nguyên tắc ngành mà là nguyên tắc vùng. Chính phủ Nga hy vọng những đề án đó sẽ tạo hiệu quả “phản ứng dây chuyền” trong một giải pháp tổng thể mang tính hệ thống./.
Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển Diễn đàn Hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Liên bang Nga được giao đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Diễn đàn này năm 2012. Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với Mát-xcơ-va không chỉ vì Liên bang Nga đảm nhận vai trò nước chủ nhà mà quan trọng hơn và đáng kể hơn là cơ hội để Chính phủ Nga chủ động đề xuất xây dựng nội dung chương trình nghị sự của Diễn đàn với tư cách là thành viên của WTO nhằm mở ra những khả năng mới to lớn cho sự phát triển của xứ sở Bạch Dương đúng vào dịp Kỷ niệm 15 năm Nga chính thức trở thành thành viên của APEC.
Thành phố Vla-đi-vô-xtốc của Nga-nơi diễn ra Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2012. |
Từ những năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga coi việc tham gia các quá trình liên kết trong không gian châu Á-Thái Bình Dương là nhu cầu thiết yếu để nước Nga phát triển khu vực Xi-bê-ri (Siberia) và Viễn Đông bao la với nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Trong điều kiện hiện nay, nhu cầu này trở nên bức thiết hơn khi Nga đang cần nguồn nhân lực và vốn khổng lồ, trong khi cơ hội để phát triển kinh tế các khu vực phía đông nước Nga chỉ mới tập trung vào những vùng lãnh thổ mà ở đó có các công trình khai thác tài nguyên thiên nhiên quý hiếm.
Năm 1995, Nga đệ đơn gia nhập tiến trình hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương đúng vào thời điểm Diễn đàn APEC đang trải qua gia đoạn hoạt động tích cực, còn các nền kinh tế ở khu vực này đang trên đà phát triển mạnh mẽ và năng động hơn bao giờ hết. Sau 3 năm, vào năm 1998, tại Diễn đàn APEC ở Cua-la-lăm-pơ (Ma-lai-xi-a), Liên bang Nga được kết nạp vào APEC đúng vào thời điểm nền kinh tế của Nga cũng như một số nước châu Á đang trong cuộc khủng hoảng tài chính bùng phát từ Thái Lan sau đó lan tỏa ra nhiều nước.
Một thành viên tích cực và chủ động tại Diễn đàn APEC
Ngay sau khi gia nhập Diễn đàn APEC, Nga bắt đầu hội nhập tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Để chủ động hơn và nắm bắt cơ hội trong quá trình hội nhập, Chính phủ Nga đã thành lập "Câu lạc bộ doanh nghiệp APEC" liên kết không chính thức các doanh nghiệp và ngân hàng lớn của Nga nhằm tập trung định hướng hoạt động vào các nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Từ năm 2000, sự hợp tác giữa Nga với các nước châu Á-Thái Bình Dương trở thành một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga và chủ trương này đã được phê chuẩn ở cấp lãnh đạo cao nhất. Tổng thống Nga V.Pu-tin trong nhiệm kỳ đầu tiên đã phê chuẩn "Chiến lược tham gia của Nga tại Diễn đàn APEC". Văn kiện này khẳng định chiến lược và chiến thuật tương tác giữa Nga với các nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Xi-bê-ri và Viễn Đông.
Ngay từ khi bắt đầu tham gia Diễn đàn APEC, Nga đã chủ động và tích cực đóng góp ý kiến thảo luận không chỉ các vấn đề kinh tế mà còn cả các vấn đề chính trị và an ninh. Do đó, Diễn đàn APEC đã có sự điều chỉnh nội dung, trong đó bàn thảo thêm về các giải pháp để hóa giải các vấn đề an ninh, chống khủng bố và nhiều vấn đề khác. Từ đó, tiếng nói của Nga tại Diễn đàn này đã được các thành viên ghi nhận và ngày một nâng cao. Từ năm 2004, khi các thành viên APEC bắt đầu cùng chia sẻ các mối quan tâm chung, Nga đã có ảnh hưởng ở mức độ cao tới quá trình hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như khắc phục hậu quả thảm họa thiên nhiên, chống tham nhũng và bảo đảm an ninh.
Trước năm 2012, nếu xét từ góc độ kinh tế, Nga khó có thể giành vị trí hàng đầu trong Diễn đàn APEC với nhiều lý do. Một là, Nga chưa phải là thành viên WTO, còn sự hợp tác giữa Nga với các nước láng giềng ở khu vực này vẫn chưa thể sánh được với mức độ hợp tác của các nước khác. Hai là, sự phụ thuộc quá lớn của kinh tế Nga vào tài nguyên thiên nhiên cũng là một cản trở lớn đối với quá trình hợp tác. Trong khi tỷ phần của các thành viên APEC trong khối lượng thương mại của Nga đã vượt quá 15%, thì tỷ phần của Nga trong cán cân ngoại thương của các nền kinh tế APEC chỉ chiếm khoảng 1%.
Tuy nhiên, những hạn chế này không cản trở Nga đưa ra nhiều sáng kiến trong lĩnh vực thương mại khi gia nhập APEC. Thí dụ, năm 2004, theo đề nghị của giới doanh nhân Nga được nhà nước ủng hộ, trong khuôn khổ Diễn đàn APEC đã thành lập “Diễn đàn đối thoại về kim loại mầu” do Nga và Chi-lê đồng Chủ tịch. Về sau “Diễn đàn đối thoại về kim loại mầu” trở thành “Nhóm chuyên trách của APEC về khai thác mỏ và luyện kim”. Ngoài ra, Nga đã đề xuất nhiều sáng kiến liên quan đến việc bảo đảm tài nguyên năng lượng cho khu vực Đông Á.
Diễn đàn APEC năm 2012 có ý nghĩa quan trọng đối với Nga
Việc Nga chứng tỏ khả năng vượt qua tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế trong những năm vừa qua và đặc biệt là sự kiện Nga gia nhập WTO là một bước tiến mới rất quan trọng để củng cố sự hội nhập và liên kết của quốc gia này vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước năm 2012, Nga là một trong số ít nước chưa thể tham gia vào các thể chế hiệp định về thương mại tự do. Những hiệp định này yêu cầu mở rộng tiêu chuẩn của WTO đối với hai hoặc nhiều nước đã từng ký kết các cam kết đó và tạo ra điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Từ năm 2012, sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Nga đã có thể có được những ưu tiên đó, ít nhất là trong một số lĩnh vực. Để thu hút đầu tư vào nền kinh tế Nga, việc quốc gia này gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi hơn thông qua việc nâng cao tính minh bạch của các quy tắc, tiêu chuẩn và quy định.
Hiện nay, sau khi gia nhập WTO, nhiều cơ hội và triển vọng to lớn mở ra đối với nhiều lĩnh vực kinh tế của Nga từ các nền kinh tế rất đa dạng và ở nhiều trình độ phát triển khác nhau trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương: từ Nhật Bản và Hồng Kông đến Poa-pua Tân Gi-nê (Papua New Guinea) tới Pê-ru. Nga còn có được nhiều cơ hội và triển vọng phát triển quan hệ hợp tác để thực hiện các đề án năng lượng, giao thông vận tải và hợp tác khoa học-kỹ thuật với các nước phát triển cao, cùng phối hợp giải quyết các vấn đề di cư, hoàn thiện và ổn định hoạt động cung cấp nông sản cho các nước đang thiếu lương thực.
Điều quan trọng nhất và có ý nghĩa chiến lược lâu dài là cơ hội và khả năng to lớn đối với nước Nga trong chiến lược phát triển khu vực Xi-bê-ri và Viễn Đông tới năm 2020 cũng như đóng góp của Nga vào sự phát triển kinh tế của thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương xuất phát từ bốn lý do sau:
Một là, việc Nga tổ chức Diễn đàn APEC lần này tại Vla-đi-vô-xtốc, thành phố lớn nhất ở Viễn Đông của Nga, sẽ tạo ra xung lực cho sự phát triển của khu vực đặc biệt quan trọng này của nước Nga. Sắp tới đây sẽ có những khoản đầu tư khổng lồ vào khu vực đó, chủ yếu là để xây dựng kết cấu hạ tầng cần thiết cho hoạt động thương mại cũng như cho hoạt động sống của cư dân ở khu vực này. Do đó, việc tổ chức thành công Diễn đàn APEC lần này là một trong những đề án có tầm quan trọng quốc gia của Nga, giống như Đại hội Olympic 2014 và Giải vô địch bóng đá thế giới vào năm 2018 sẽ được tổ chức tại Nga. Thành phố Vla-đi-vô-xtốc sẽ có đầy đủ mọi cơ hội để trở thành khu vực quan trọng trong việc thiết lập quan hệ hợp tác giữa Nga với các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Hai là, khu vực Xi-bê-ri và Viễn đông sẽ thu hút khối lượng đầu tư chủ yếu của các nước châu Á-Thái Bình Dương vào Nga, cũng có nghĩa là làm gia tăng sự phát triển kinh tế ở khu vực này.
Ba là, mở ra khả năng và cơ hội bảo đảm sự ổn định nền kinh tế Nga thông qua hoạt động đa dạng hoá và hướng hợp tác thương mại. Hiện nay đối tác thương mại của Nga là các nước thành viên EU, chiếm một nửa xuất khẩu của Nga. Theo nhận xét của Chính phủ Nga, sắp tới đây Nga sẽ điều chỉnh cán cân thương mại, trong đó sẽ tập trung ưu tiên nhiều hơn với các nước châu Á-Thái Bình Dương, nghĩa là tập trung vào các khu vực phía đông của nước Nga.
Bốn là, Nga sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thế giới và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là trong việc bảo đảm lương thực và thực phẩm. Theo đánh giá của Tổng Thư ký APEC, ông Ét-uốt Pê-rốt-xơ (Eduard Pedros), sự hợp tác với Nga sẽ là một trong những phương thức giúp các nước châu Á vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực, một trong những thách thức nghiêm trọng nhất trong những thập kỷ tới.
Cùng với việc giảm rào cản thương mại và đầu tư bằng các công cụ hợp tác với các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và WTO, Nga sẽ áp dụng biện pháp ở cấp độ quốc gia để phát triển khu vực quan trọng này của thế giới. Theo hướng đó, Nga đang xúc tiến nghiên cứu để xây dựng các chương trình phát triển Viễn Đông và khu vực hồ Bai-can đến năm 2025. Ngoài ra, Nga sẽ xây dựng các công ty do nhà nước quản lý nhằm phát triển khu vực Viễn Đông không theo nguyên tắc ngành mà là nguyên tắc vùng. Chính phủ Nga hy vọng những đề án đó sẽ tạo hiệu quả “phản ứng dây chuyền” trong một giải pháp tổng thể mang tính hệ thống./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ bà con Việt kiều tại Vla-đi-vô-xtốc  (07/09/2012)
Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa In-đô-nê-xi-a kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Việt Nam  (07/09/2012)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Liên bang Bra-xin  (07/09/2012)
Từng bước hình thành kênh truyền hình đối ngoại quốc gia  (07/09/2012)
Kỷ niệm 64 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên  (07/09/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên