Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận Trung ương
14:35, ngày 05-09-2012
TCCSĐT - Ngày 5-9-2012, tại Hà Nội, Kỳ họp thứ 5 Hội đồng Lý luận Trung ương đã được tổ chức. Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Thực hiện chức năng tư vấn cho Bộ Chính trị, góp phần chuẩn bị các đề án trình Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về các vấn đề:
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
- Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tại Kỳ họp này, Hội đồng tập trung thảo luận 3 dự thảo báo cáo tư vấn về: Một số lý luận và thực tiễn tham khảo cho việc nghiên cứu, lựa chọn quyết sách mới về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay; Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam; Phát triển khoa học, công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Đinh Thế Huynh đã nêu những nội dung chính đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận nhằm nâng cao chất lượng xây dựng các báo cáo tư vấn. Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Kỳ họp này, Hội đồng thảo luận về những vấn đề quan trọng. Thường trực Hội đồng đề nghị các thành viên Hội đồng phát huy tinh thần trách nhiệm, dân chủ, thẳng thắn, đóng góp những ý kiến thiết thực, xác đáng để hoàn thiện các báo cáo trên, kịp thời trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Về vấn đề doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước: trên cơ sở một số nghiên cứu độc lập ban đầu và kết hợp khai thác kết quả các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học giữa các Tiểu ban kinh tế của Hội đồng Lý luận Trung ương với các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo và quản lý của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính và 10 tập đoàn kinh tế nhà nước; tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng tại kỳ họp thứ tư; đồng thời có tham khảo kết quả của Hội thảo “Doanh nghiệp nhà nước và vai trò kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội tổ chức. Tại kỳ họp này, các đại biểu tiếp tục làm rõ vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước mà nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Làm rõ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhà nước trên các mặt cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, từ đó có những đánh giá đúng và tạo sự đồng thuận xã hội về vai trò, vị trí khu vực kinh tế nhà nước mà nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, các đại biểu đề xuất những quan điểm cho định hướng tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổng công ty; những vấn đề cần tập trung giải quyết, nhất là về chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, về quản lý, quản trị doanh nghiệp…
Về vấn đề giáo dục và đào tạo: dựa trên kết quả nghiên cứu và các hoạt động phối hợp, trao đổi hội thảo, khảo sát thực trạng giáo dục và đạo tạo, các đại biểu đã làm rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết, nhất là về vai trò, vị trí, mục tiêu, thể chế, chính sách, thực chất chất lượng và môi trường giáo dục đào tạo. Từ đó đề xuất hoàn thiện những quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay; làm rõ tư tưởng, nhận thức về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Làm rõ những nhiệm vụ cấp bách và khâu đột phá về đổi mới nhận thức tư duy về giáo dục và đào tạo; xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển giáo dục và đào tạo; điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công cuộc “đổi mới căn bản toàn diện” giáo dục và đào tạo.
Về khoa học và công nghệ: dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương và dựa trên 3 hội thảo chuyên gia do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương về “Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam hiện nay; “Quan điểm, định hướng lớn phát triển khoa học và công nghệ nước ta trong giai đoạn mới”; “Hệ thống giải pháp và khâu đột phá để phát triển khoa học và công nghệ nước ta trong giai đoạn mới”, các đại biểu tiếp tục đi sâu vào các luận chứng để làm rõ bối cảnh mới và sự cần thiết phải ra nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ trong điều kiện hiện nay; Quan điểm và nhận thức mới cần bổ sung so với nghị quyết trước kia của Trung ương về phát triển khoa học – công nghệ. Thực chất Nghị quyết về khoa học – công nghệ của Trung ương kỳ này là vấn đề đổi mới cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Nội dung chính của đổi mới cơ chế là chính sách và tổ chức thực hiện là gì?..
Kỳ họp kết thúc vào ngày 6-9-2012./.
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa;
- Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;
- Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Tại Kỳ họp này, Hội đồng tập trung thảo luận 3 dự thảo báo cáo tư vấn về: Một số lý luận và thực tiễn tham khảo cho việc nghiên cứu, lựa chọn quyết sách mới về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay; Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam; Phát triển khoa học, công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Đinh Thế Huynh đã nêu những nội dung chính đề nghị các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận nhằm nâng cao chất lượng xây dựng các báo cáo tư vấn. Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Kỳ họp này, Hội đồng thảo luận về những vấn đề quan trọng. Thường trực Hội đồng đề nghị các thành viên Hội đồng phát huy tinh thần trách nhiệm, dân chủ, thẳng thắn, đóng góp những ý kiến thiết thực, xác đáng để hoàn thiện các báo cáo trên, kịp thời trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Về vấn đề doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước: trên cơ sở một số nghiên cứu độc lập ban đầu và kết hợp khai thác kết quả các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học giữa các Tiểu ban kinh tế của Hội đồng Lý luận Trung ương với các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo và quản lý của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Bộ Tài chính và 10 tập đoàn kinh tế nhà nước; tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng tại kỳ họp thứ tư; đồng thời có tham khảo kết quả của Hội thảo “Doanh nghiệp nhà nước và vai trò kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” do Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hà Nội tổ chức. Tại kỳ họp này, các đại biểu tiếp tục làm rõ vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước mà nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Làm rõ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhà nước trên các mặt cả về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, từ đó có những đánh giá đúng và tạo sự đồng thuận xã hội về vai trò, vị trí khu vực kinh tế nhà nước mà nòng cốt là doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, các đại biểu đề xuất những quan điểm cho định hướng tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế nhà nước và các tổng công ty; những vấn đề cần tập trung giải quyết, nhất là về chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, về quản lý, quản trị doanh nghiệp…
Về vấn đề giáo dục và đào tạo: dựa trên kết quả nghiên cứu và các hoạt động phối hợp, trao đổi hội thảo, khảo sát thực trạng giáo dục và đạo tạo, các đại biểu đã làm rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết, nhất là về vai trò, vị trí, mục tiêu, thể chế, chính sách, thực chất chất lượng và môi trường giáo dục đào tạo. Từ đó đề xuất hoàn thiện những quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay; làm rõ tư tưởng, nhận thức về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Làm rõ những nhiệm vụ cấp bách và khâu đột phá về đổi mới nhận thức tư duy về giáo dục và đào tạo; xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý và phát triển giáo dục và đào tạo; điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công cuộc “đổi mới căn bản toàn diện” giáo dục và đào tạo.
Về khoa học và công nghệ: dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương và dựa trên 3 hội thảo chuyên gia do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương về “Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam hiện nay; “Quan điểm, định hướng lớn phát triển khoa học và công nghệ nước ta trong giai đoạn mới”; “Hệ thống giải pháp và khâu đột phá để phát triển khoa học và công nghệ nước ta trong giai đoạn mới”, các đại biểu tiếp tục đi sâu vào các luận chứng để làm rõ bối cảnh mới và sự cần thiết phải ra nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ trong điều kiện hiện nay; Quan điểm và nhận thức mới cần bổ sung so với nghị quyết trước kia của Trung ương về phát triển khoa học – công nghệ. Thực chất Nghị quyết về khoa học – công nghệ của Trung ương kỳ này là vấn đề đổi mới cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Nội dung chính của đổi mới cơ chế là chính sách và tổ chức thực hiện là gì?..
Kỳ họp kết thúc vào ngày 6-9-2012./.
Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (05/09/2012)
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ khai giảng năm học 2012-2013  (04/09/2012)
Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Ai Cập tăng  (04/09/2012)
Ra Quyết định về Kế hoạch thực hiện Luật Cơ yếu  (04/09/2012)
Chủ tịch Hạ viện Indonesia bắt đầu thăm Việt Nam  (04/09/2012)
Chủ tịch nước sẽ thăm cấp Nhà nước Kazakhstan  (04/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển