Pháp, Đức nỗ lực dập tắt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài gần 3 năm
Tổng thống Ô-lăng-đơ đã đưa ra phát biểu này trong cuộc họp với các nhà ngoại giao Pháp ở thủ đô Pa-ri. Ông nhấn mạnh vai trò của Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone và của người đứng đầu nhóm này cần được củng cố hơn nữa và các hội nghị thượng đỉnh khu vực cần được tổ chức thường xuyên hơn, chứ không phải 2 lần một năm như hiện nay, để thảo luận chính sách kinh tế của khu vực. Theo ông, Eurozone cần sử dụng các "công cụ đoàn kết cần thiết" để chia sẻ gánh nặng nợ công.
Tổng thống Ô-lăng-đơ cũng nhắc lại lập trường của Pháp muốn Hy Lạp tiếp tục ở lại Eurozone, hối thúc A-ten thực hiện các biện pháp đáng tin cậy để giải quyết vấn đề nợ công, đồng thời kêu gọi các nước châu Âu khác tin tưởng vào các nỗ lực của Chính phủ Hy Lạp.
Trước đó, Pháp và Đức đã quyết định thành lập một nhóm làm việc song phương nhằm tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ đang đe dọa nhấn chìm nhiều nền kinh tế tại Eurozone. Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Tài chính Pháp Pi-e Mu-xcô-vi-xi cho biết, Pháp và Đức cam kết duy trì sự ổn định và tính liên tục của khu vực, do vậy hai nước quyết định hợp tác giải quyết một số vấn đề kinh tế trong khuôn khổ nhóm làm việc song phương. Theo ông Mu-xcô-vi-xi, nhóm làm việc trên không chỉ thực thi các quyết định đưa ra nhằm cứu Hy Lạp và Tây Ban Nha, hai nền kinh tế mắc nợ lớn nhất và có nguy cơ bị loại khỏi Eurozone, mà còn giải quyết các vấn đề mang tính cơ cấu như giám sát hệ thống ngân hàng, liên minh ngân hàng và hội nhập châu Âu. Hiện Pa-ri và Béc-lin đang gia tăng nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề nóng này trước khi Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) dự kiến diễn ra vào ngày 18, 19-10 tới với chương trình nghị sự chính là về cuộc khủng hoảng nợ của khu vực.
Cuộc gặp giữa ông Mu-xcô-vi-xi với người đồng cấp Đức Vôn-phơ-gang Soi-blơ là một phần trong một loạt hoạt động ngoại giao Pháp, Đức trong nỗ lực chung của châu Âu nhằm dập tắt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài gần 3 năm qua.
Trong cuộc gặpngày 23-8, Thủ tướng Đức An-giê-la Méc-ken đã gặp Tổng thống Pháp Phrăng-xoa Ô-lăng-đơ tại Béc-lin nhằm thảo luận về vấn đề Hy Lạp. Hai nhà lãnh đạo kêu gọi A-ten giữ đúng cam kết thực hiện cải cách nhằm duy trì sự tồn tại của nước này trong Eurozone, đồng thời bày tỏ mong muốn Hy Lạp sẽ ở lại Eurozone và khuyến khích nước này tiếp tục tiến trình cải cách nhằm đạt được mục tiêu đổi lấy cứu trợ từ các định chế tài chính quốc tế. Theo kế hoạch, bà .A.Méc-ken sẽ gặp Thủ tướng I-ta-li-a Ma-ri-ô Môn-ti tại Béc-lin vào ngày 29-8 để tiếp tục thảo luận về các vấn đề kinh tế./.
Dọa dẫm để tranh cử (28/08/2012)
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Ngoại giao không gian mạng: Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi mở đối với Việt Nam
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
- Bảy mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga: Viết tiếp những trang sử vẻ vang và tự hào
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay