Dọa dẫm để tranh cử
19:08, ngày 28-08-2012
TCCSĐT - Trong một phát biểu gần đây, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) đã cảnh báo Chính phủ Xi-ri (Syria) về khả năng sử dụng vũ khí hóa học và sinh học để đối phó với lực lượng chống đối Chính phủ ở nước này.
Tổng thống B. Ô-ba-ma cảnh báo Chính phủ Xi-ri rằng, nếu chính phủ nước này sử dụng vũ khí hóa học và sinh học thì có nghĩa là đã bước qua "chỉ giới đỏ" và buộc Mỹ phải can thiệp quân sự. Tổng thống B. Ô-ba-ma còn định nghĩa "chỉ giới đỏ" này là khi có "một khối lượng đáng kể vũ khí hóa học được di chuyển hoặc sử dụng". Trong phát biểu ấy, Tổng thống B. Ô-ba-ma cho biết, đến nay chưa ra lệnh can thiệp quân sự vào Xi-ri, nhưng Chính phủ Mỹ đã cảnh báo Chính phủ Xi-ri và "tất cả các bên khác" là nếu bước qua "chỉ giới đỏ" sẽ buộc ông B. Ô-ba-ma phải suy tính lại. Theo ông B. Ô-ba-ma, Mỹ "không chấp nhận tình huống vũ khí hóa học và sinh học lọt vào tay không đúng người và việc sử dụng vũ khí huỷ diệt sẽ làm lây lan đáng kể cuộc xung đột, gây ra vấn đề "không chỉ liên quan đến Xi-ri "mà còn tới cả" những đồng minh thân cận nhất của Mỹ ở khu vực, trong đó có I-xra-en và trực tiếp tới Mỹ".
Dư luận được phen ồn ào về phát biểu này của Tổng thống B. Ô-ba-ma bởi đây là lần đầu tiên ông thể hiện cụ thể những suy tính của Mỹ về khả năng can thiệp quân sự trực tiếp vào Xi-ri. Nghe qua thì thấy rằng ông B. Ô-ba-ma thể hiện thái độ rất cứng rắn đối với Chính phủ Xi-ri, vừa cảnh báo vừa răn đe đến mức dọa dẫm nhưng thực chất thì chuyện dọa dẫm này ẩn chứa một chiêu bài tranh cử.
Nước Mỹ đang sôi sục trong bầu không khí tranh cử tổng thống. Còn không đầy 100 ngày nữa, cử tri Mỹ sẽ phải lựa chọn giữa ông B. Ô-ba-ma và ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Mít Rôm-ni (Mitt Romney). Chuyện đối ngoại rất hiếm khi quyết định kết cục cuối cùng của bầu cử tổng thống ở Mỹ. Lần bầu cử tổng thống Mỹ năm nay chắc chắn rồi cũng như vậy. Cho dù ông M.Rôm-ni không thể đánh bại được ông B. Ô-ba-ma về đối ngoại và an ninh thì dường như ông B. Ô-ba-ma vẫn chủ định chơi con bài chắc chắn, không để sơ hở, không bỏ sót những chủ đề nội dung và phương cách tranh cử mà đối thủ chính trị có thể lợi dụng. Phát biểu trên là một cách chiếm lĩnh trận địa, đồng thời vừa để trấn an, vừa để tranh thủ I-xra-en bởi quyền uy của bộ phận ủng hộ I-xra-en ở Mỹ đâu phải là nhỏ.
Nhìn lại hơn một thập kỷ qua cũng đủ thấy trước mắt chính quyền nào ở Mỹ cũng phải tránh nhiều hơn là muốn can thiệp quân sự vào đâu đó bên ngoài nước Mỹ. Mỹ đã phải và sẽ còn phải tiếp tục trả giá đắt để thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan. Ở Li-bi, Mỹ không đóng vai trò đi đầu. Câu chuyện liên quan đến Xi-ri rồi cũng như vậy. Mỹ không loại trừ khả năng can thiệp quân sự vì nhiều lý do khác nhau nhưng lợi ích của Mỹ là không phải can thiệp quân sự. Vì thế, Tổng thống B. Ô-ba-ma mới cụ thể hóa điều kiện và bối cảnh của việc quyết định can thiệp quân sự vào Xi-ri. Thông điệp từ đó chỉ có thể là Chính phủ Xi-ri đừng đi quá xa, chớ già néo đứt dây để Mỹ buộc phải can thiệp và chừng nào chưa bước qua “chỉ giới đỏ”, chừng đó Mỹ không can thiệp quân sự.
Vũ khí hủy diệt là chuyện nhạy cảm trên khắp thế giới, đặc biệt đối với Mỹ. Dư luận đâu đã quên Chính quyền Mỹ năm nào đã đưa ra lý do gọi là nguy cơ về vũ khí hủy diệt ở I-rắc để tiến hành chiến tranh ở quốc gia này, nhưng rồi tìm hoài, kiếm mãi cũng chẳng thấy có vũ khí huỷ diệt ở đó. Tổng thống B. Ô-ba-ma nhấn mạnh nguy cơ vũ khí huỷ diệt ở Xi-ri nhưng lại không đề cập đến nguy cơ từ vũ khí hủy diệt của I-xra-en. Cả "khối lượng đáng kể" vũ khí hóa học và "chỉ giới đỏ" mà ông B. Ô-ba-ma nêu ra cũng đều chung chung. Tất cả những điều đó cho thấy, việc ở Xi-ri có vũ khí hủy diệt hay không đối với ông B. Ô-ba-ma hiện tại không quan trọng bằng việc sử dụng chuyện vũ khí hủy diệt ở Xi-ri để tranh cử./.
Dư luận được phen ồn ào về phát biểu này của Tổng thống B. Ô-ba-ma bởi đây là lần đầu tiên ông thể hiện cụ thể những suy tính của Mỹ về khả năng can thiệp quân sự trực tiếp vào Xi-ri. Nghe qua thì thấy rằng ông B. Ô-ba-ma thể hiện thái độ rất cứng rắn đối với Chính phủ Xi-ri, vừa cảnh báo vừa răn đe đến mức dọa dẫm nhưng thực chất thì chuyện dọa dẫm này ẩn chứa một chiêu bài tranh cử.
Nước Mỹ đang sôi sục trong bầu không khí tranh cử tổng thống. Còn không đầy 100 ngày nữa, cử tri Mỹ sẽ phải lựa chọn giữa ông B. Ô-ba-ma và ứng cử viên của Đảng Cộng hòa Mít Rôm-ni (Mitt Romney). Chuyện đối ngoại rất hiếm khi quyết định kết cục cuối cùng của bầu cử tổng thống ở Mỹ. Lần bầu cử tổng thống Mỹ năm nay chắc chắn rồi cũng như vậy. Cho dù ông M.Rôm-ni không thể đánh bại được ông B. Ô-ba-ma về đối ngoại và an ninh thì dường như ông B. Ô-ba-ma vẫn chủ định chơi con bài chắc chắn, không để sơ hở, không bỏ sót những chủ đề nội dung và phương cách tranh cử mà đối thủ chính trị có thể lợi dụng. Phát biểu trên là một cách chiếm lĩnh trận địa, đồng thời vừa để trấn an, vừa để tranh thủ I-xra-en bởi quyền uy của bộ phận ủng hộ I-xra-en ở Mỹ đâu phải là nhỏ.
Nhìn lại hơn một thập kỷ qua cũng đủ thấy trước mắt chính quyền nào ở Mỹ cũng phải tránh nhiều hơn là muốn can thiệp quân sự vào đâu đó bên ngoài nước Mỹ. Mỹ đã phải và sẽ còn phải tiếp tục trả giá đắt để thoát ra khỏi hai cuộc chiến tranh ở I-rắc và Áp-ga-ni-xtan. Ở Li-bi, Mỹ không đóng vai trò đi đầu. Câu chuyện liên quan đến Xi-ri rồi cũng như vậy. Mỹ không loại trừ khả năng can thiệp quân sự vì nhiều lý do khác nhau nhưng lợi ích của Mỹ là không phải can thiệp quân sự. Vì thế, Tổng thống B. Ô-ba-ma mới cụ thể hóa điều kiện và bối cảnh của việc quyết định can thiệp quân sự vào Xi-ri. Thông điệp từ đó chỉ có thể là Chính phủ Xi-ri đừng đi quá xa, chớ già néo đứt dây để Mỹ buộc phải can thiệp và chừng nào chưa bước qua “chỉ giới đỏ”, chừng đó Mỹ không can thiệp quân sự.
Vũ khí hủy diệt là chuyện nhạy cảm trên khắp thế giới, đặc biệt đối với Mỹ. Dư luận đâu đã quên Chính quyền Mỹ năm nào đã đưa ra lý do gọi là nguy cơ về vũ khí hủy diệt ở I-rắc để tiến hành chiến tranh ở quốc gia này, nhưng rồi tìm hoài, kiếm mãi cũng chẳng thấy có vũ khí huỷ diệt ở đó. Tổng thống B. Ô-ba-ma nhấn mạnh nguy cơ vũ khí huỷ diệt ở Xi-ri nhưng lại không đề cập đến nguy cơ từ vũ khí hủy diệt của I-xra-en. Cả "khối lượng đáng kể" vũ khí hóa học và "chỉ giới đỏ" mà ông B. Ô-ba-ma nêu ra cũng đều chung chung. Tất cả những điều đó cho thấy, việc ở Xi-ri có vũ khí hủy diệt hay không đối với ông B. Ô-ba-ma hiện tại không quan trọng bằng việc sử dụng chuyện vũ khí hủy diệt ở Xi-ri để tranh cử./.
Triển lãm ảnh “43 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”  (28/08/2012)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: Trao danh hiệu Anh hùng Lao động cho Viện Dầu khí Việt Nam  (28/08/2012)
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả  (28/08/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Xinh-ga-po  (28/08/2012)
“Ngoại giao Việt Nam vươn tới những tầm cao mới"  (28/08/2012)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm