Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển bền vững các sản phẩm trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long
21:52, ngày 24-07-2012
TCCSĐT- Hội nghị về chính sách, mô hình phát triển các sản phẩm trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) diễn ra tại thành phố An Giang, tỉnh An Giang ngày 24-7-2012. Đồng chí Vũ Văn Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đã đến dự và chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị còn các đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.
Tại hội nghị, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương đã nêu những khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng chủ lực của vùng ĐBSCL như: lúa, cá tra, tôm sú… trong những năm gần đây. Cụ thể là nông dân trồng lúa và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đều rơi vào tình trạng chung là giá cả thấp, gặp khó khăn về đầu ra, thiếu vốn; tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho nông dân, nhà máy thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu; cá tra, dừa và nhiều loại nông sản khác đồng loạt rớt giá...
Ý kiến của các đại biểu tại hội nghị tập trung vào các vấn đề: Cơ chế, chính sách của nhà nước đi vào thực tế còn nhiều khó khăn; nhiều công trình thủy lợi ngày càng xuống cấp trầm trọng; thiếu quy hoạch phát triển vùng trái cây của toàn vùng; việc thực hiện “cánh đồng mẫu lớn” đang gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm; chưa có chính sách cụ thể và vai trò điều hành trong việc liên kết vùng; chưa có tiêu chí cụ thể quy định sản phẩm nào là chủ lực của quốc gia, của vùng và của từng địa phương để đầu tư đúng mức…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: Những đóng góp của vùng ĐBSCL thời gian qua, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, là hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã hội. Hội nghị này nhằm gợi mở và tìm ra cơ chế, chính sách phù hợp để tháo gỡ khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp, từng bước thúc đẩy phát triển bền vững các mặt hàng nông – thủy sản chủ lực của vùng ĐBSCL, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân trong vùng, nhất là nông dân. Phó Thủ tướng thống nhất cao việc cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách, lựa chọn những sản phẩm trọng điểm mang tính quốc gia của vùng, quy hoạch và điều phối hợp lý để phát huy đúng mức những tiềm năng, lợi thế của vùng ĐBSCL. Theo Phó Thủ tướng, thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương cần tăng cường phối hợp để hỗ trợ cho nông dân, tổ chức lại những công ty sản xuất, chế biến xuất khẩu theo mô hình hợp tác “4 nhà”, trong đó vai trò nhà nước là chủ đạo. Về lâu dài, cần nghiên cứu, bổ sung các cơ chế chính sách trên nguyên tắc tuân theo những quy luật của thị trường, bảo đảm lợi ích chính đáng của nông dân và doanh nghiệp./.
Bộ Ngoại giao gửi công hàm phản đối Trung Quốc  (24/07/2012)
Philippines phản đối Trung Quốc lập đơn vị đồn trú “Tam Sa”  (24/07/2012)
Phó Thủ tướng Campuchia làm việc tại Bắc Ninh  (24/07/2012)
Bộ trưởng Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân  (24/07/2012)
Tặng quà các đối tượng chính sách tỉnh Ninh Bình  (24/07/2012)
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên