Thực hiện tốt Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá X) về đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp trí thức
20:46, ngày 23-05-2012
TCCSĐT - Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 16-4-2010 của Bộ Chính trị (khoá X) về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm qua, Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đã tập trung củng cố, phát triển, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các tổ chức thành viên, tổ chức thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã được đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Cụ thể là trong năm 2011, Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch đã tích cực chỉ đạo viêc tổ chức phổ biến và quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức 03 hội nghị để phổ biến và quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng cho các cán bộ lãnh đạo, đảng viên trong các hội ngành toàn quốc, trong liên hiệp hội các tỉnh và thành phố trong cả nước.
Đảng ủy Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch làm tốt công tác lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tập trung vào nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các tổ chức thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam.
Mặc dù phần lớn đảng viên trong Đảng bộ là các đồng chí đã qua công tác lãnh đạo, quản lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, một số đồng chí đã từng là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, nhưng Đảng ủy rất quan tâm tới việc phát triển đảng viên trẻ và thành lập các chi bộ trong các hội thành viên, nhằm làm tốt công tác lãnh đạo chính trị đối với hoạt động của các hội thành viên. Hiện nay, Đảng bộ có 51 chi bộ với hơn 450 đảng viên và đã thực sự thể hiện được vai trò gương mẫu, có tác dụng thu hút và lôi cuốn trí thức trong các tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam. Các tổ chức quần chúng như Công đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thuộc cơ quan Liên hiệp Hội Việt Nam đã từng bước được kiện toàn và phát triển.
Về công tác tổ chức, Liên hiệp Hội Việt Nam rất quan tâm đến việc củng cố và phát triển các tổ chức trong hệ thống. Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động nhằm kiện toàn và phát triển các tổ chức thành viên. Đoàn Chủ tịch đã phối hợp với các tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh thúc đẩy việc thành lập Liên hiệp Hội ở những nơi chưa có Liên hiệp Hội; chỉ đạo tổ chức đại hội nhiệm kỳ của các hội thành viên; ra quyết định thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc. Tính đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam có 58 Liên hiệp Hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trong đó Liên hiệp Hội ở 37 tỉnh, thành phố đã thành lập Đảng đoàn), 72 hội ngành toàn quốc và 314 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc.
Trong năm 2012, Liên hiệp Hội sẽ được thành lập thêm ở 3 tỉnh. Có thể khẳng định Đề án về bộ máy tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam do Ban Bí thư chỉ đạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn đã có tác động rất tích cực tới việc phát triển tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam, nhất là ở các địa phương. Đề án về Quy chế hoạt động của Đảng đoàn và Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn và các tổ chức đảng ở Trung ương và địa phương đã tạo thuận lợi cho công tác lãnh đạo chính trị trong các hoạt động của Liên hiệp Hội ở Trung ương và các địa phương.
Trong công tác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghề nghiệp, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh Hoạt động thông tin và phổ biến kiến thức. Thông qua 197 tờ báo, tạp chí, bản tin, trang tin điện tử và nhà xuất bản, Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong nhân dân, góp phần đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống và nâng cao dân trí. Các đài truyền hình, đài phát thanh, thông tấn xã, các báo in và báo điện tử của Trung ương và địa phương đã thường xuyên đưa tin về các hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam.
Các hội thành viên, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức thông qua xuất bản sách, tài liệu, tổ chức các hội thảo, hội nghị, triển lãm... Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp được nhiều nhà khoa học có trình độ cao về khoa học và công nghệ, có kinh nghiệm quản lý để tham gia tư vấn, phản biện các chính sách, đề án, dự án lớn trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong năm 2011, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tham gia tư vấn, phản biện dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bô xit tại Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030”; đề án “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”; việc Xây đập Xayabury trên sông Mê Kông; đề án “Đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông sau năm 2015”; dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
Nhiều ý kiến đóng góp của Liên hiệp Hội Việt Nam đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao, được Chính phủ và các bộ có liên quan tiếp thu. Các hội ngành toàn quốc và Liên hiệp Hội địa phương cũng đã chủ động tiến hành nhiều hoạt động tư vấn, phản biện, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng của các đề án, dự án của các ngành và các địa phương. Liên hiệp Hội Việt Nam đã cử đại diện lãnh đạo tham gia các ủy ban, hội đồng quốc gia do Ban Bí thư và Chính phủ thành lập bao gồm: Tổ giúp việc Ban Bí thư thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Hội đồng phát triển bền vững quốc gia; Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính; Ban Chỉ đạo quốc gia về chống biến đổi khí hậu; Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý, mại dâm; ký kết thỏa thuận phối hợp làm việc với Ủy bản Pháp luật, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội; kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Liên hiệp Hội Việt Nam được tham gia vào công tác sửa đổi Hiến pháp, xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát của Quốc hội.
Liên hiệp Hội Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế, phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo, tạo được uy tín nhất định đối với các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa và miền núi; tạo được sự tín nhiệm của các nhà tài trợ nước ngoài; tổ chức tốt việc gặp mặt các trí thức tiêu biểu có nhiều đóng góp cho đất nước ở trung ương cũng như ở các địa phương; đã kiến nghị với Đảng, Nhà nước đổi mới, nâng cao chất lượng Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và các giải thưởng, cuộc thi khác do Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên chủ trì.
Bên cạnh đó, Liên hiệp Hội Việt Nam đã coi trọng công tác thi đua, khen thưởng trong toàn Liên hiệp Hội Việt Nam và thông qua hoạt động này đã tôn vinh các nhà khoa học có nhiều đóng góp cho đất nước. Thời gian tới, Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác và là đối tác tin cậy đối với các tổ chức khoa học và công nghệ và các nhà tài trợ nước ngoài; cử đại diện tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế; kịp thời lên tiếng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế; tham gia triển khai thực hiện dự án phòng chống HIV/AIDS do Quỹ toàn cầu tài trợ. Trong 2 năm, 2010 và 2011, Liên hiệp Hội Việt Nam đã phê duyệt và tiếp nhận các dự án viện trợ quốc tế cho các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc với tổng kinh phí gần 15 triệu USD. Nhiều hội ngành toàn quốc tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài trên những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc thực hiện chỉ thị 42 CT/TW của Liên hiệp Hội Việt Nam cũng còn một số tồn tại hạn chế. Hai đề án theo Thông báo số 353-TB/TW là Đề án về cơ chế tài chính và Đề án về cơ chế tham mưu và tư vấn, phản biện, giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam tuy đã được chuẩn bị song vẫn chưa được trình Ban Bí thư để xin ý kiến. Gần hai năm sau khi tổ chức Đại hội, Điều lệ Đại hội VI của Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn chưa được phê chuẩn, gây khó khăn cho hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam, các hội thành viên, nhất là các Liên hiệp Hội địa phương; Tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam tuy có phát triển về số lượng nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế; tỷ lệ trí thức tập hợp trong các tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam còn thấp, đặc biệt là trí thức trẻ, trí thức trong các doanh nghiệp và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều kiện hoạt động của Liên hiệp Hội ở Trung ương và các địa phương tuy đã được cải thiện hơn so với trước song vẫn còn nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất. Sự phối hợp hoạt động giữa Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương còn yếu. Liên hiệp Hội Việt Nam chưa được Nhà nước giao kinh phí thực hiện các chương trình, dự án quy mô lớn để tập hợp trí thức tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường cũng như trong chính sách đối với trí thức. Một số vấn đề quan trọng cần có ý kiến tư vấn, phản biện của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên song vẫn chưa được các bộ, các ngành và chính quyền địa phương chủ động đặt vấn đề. Cơ chế thực hiện tư vấn, phản biện còn nhiều bất cập, có khi yêu cầu về ý kiến tư vấn, phản biện khá cao nhưng thời gian chuẩn bị lại quá ngắn.
Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại trên là do một số cơ quan Đảng, Nhà nước còn chưa nhận thức thật đầy đủ về quan điểm, đường lối của Đảng đối với vị trí, vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam ở Trung ương và các địa phương trong việc tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam ở trong và ngoài nước. Mặc dầu trên các văn bản chính thức của Đảng, Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương được coi là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ, nhưng việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng đối với Liên hiệp Hội Việt Nam chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Nhà nước vẫn chưa tạo điều kiện để các hội nghề nghiệp thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao phù hợp với năng lực của các hội.
Việc từng bước chuyển giao dịch vụ công từ Nhà nước sang các tổ chức nghề nghiệp còn chậm được triển khai. Nội dung và phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương cũng như của các hội ngành toàn quốc còn chậm được đổi mới. Các hội thành viên còn lúng túng trong việc tạo ra nguồn lực cho các hoạt động. Liên hiệp Hội Việt Nam chưa thực sự chú trọng quảng bá, giới thiệu về tổ chức, chưa chú trọng tuyên truyền rộng rãi về thế mạnh và những kết quả hoạt động phục vụ nhu cầu xã hội, vì thế mà trong xã hội chưa có nhiều thông tin về Liên hiệp Hội Việt Nam. Năng lực cán bộ của Liên hiệp Hội ở trung ương và địa phương còn nhiều bất cập, công tác tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức hoạt động hội còn hạn chế; phong cách làm việc còn thiếu sự chuyên nghiệp, khả năng hội nhập quốc tế còn yếu.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW và Chỉ thị số 42-CT/TW, đề nghị Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo việc nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức về vị trí, vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam như một tổ chức chính trị-xã hội trong việc tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam. Định kỳ hàng năm, những người đứng đầu cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp bố trí gặp gỡ để thông báo tình hình và trao đổi ý kiến với các tổ chức đại diện của trí thức về những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng và những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ có liên quan ban hành và đôn đốc thực hiện những cơ chế, chính sách cụ thể liên quan đến tổ chức bộ máy, tài chính và các điều kiện vật chất để bảo đảm cho Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương hoạt động hiệu quả, thực sự trở thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; chỉ đạo các tỉnh, thành ủy xác định rõ các nhiệm vụ giao cho Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố thực hiện trên cơ sở quán triệt đầy đủ mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ và giải pháp được đề ra trong Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị; chỉ đạo các bộ, ban, ngành có liên quan phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án theo Thông báo số 353-TB/TW của Ban Bí thư. Bộ Nội vụ cần thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 45/2010/NĐ-CP theo hướng đưa Liên hiệp Hội Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định như tinh thần của Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị.
Đảng ủy Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Đảng đoàn và Đoàn Chủ tịch làm tốt công tác lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, tập trung vào nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các tổ chức thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam.
Mặc dù phần lớn đảng viên trong Đảng bộ là các đồng chí đã qua công tác lãnh đạo, quản lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, một số đồng chí đã từng là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, nhưng Đảng ủy rất quan tâm tới việc phát triển đảng viên trẻ và thành lập các chi bộ trong các hội thành viên, nhằm làm tốt công tác lãnh đạo chính trị đối với hoạt động của các hội thành viên. Hiện nay, Đảng bộ có 51 chi bộ với hơn 450 đảng viên và đã thực sự thể hiện được vai trò gương mẫu, có tác dụng thu hút và lôi cuốn trí thức trong các tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam. Các tổ chức quần chúng như Công đoàn và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thuộc cơ quan Liên hiệp Hội Việt Nam đã từng bước được kiện toàn và phát triển.
Về công tác tổ chức, Liên hiệp Hội Việt Nam rất quan tâm đến việc củng cố và phát triển các tổ chức trong hệ thống. Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức thực hiện nhiều hoạt động nhằm kiện toàn và phát triển các tổ chức thành viên. Đoàn Chủ tịch đã phối hợp với các tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh thúc đẩy việc thành lập Liên hiệp Hội ở những nơi chưa có Liên hiệp Hội; chỉ đạo tổ chức đại hội nhiệm kỳ của các hội thành viên; ra quyết định thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc. Tính đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam có 58 Liên hiệp Hội ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trong đó Liên hiệp Hội ở 37 tỉnh, thành phố đã thành lập Đảng đoàn), 72 hội ngành toàn quốc và 314 tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc.
Trong năm 2012, Liên hiệp Hội sẽ được thành lập thêm ở 3 tỉnh. Có thể khẳng định Đề án về bộ máy tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam do Ban Bí thư chỉ đạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn đã có tác động rất tích cực tới việc phát triển tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam, nhất là ở các địa phương. Đề án về Quy chế hoạt động của Đảng đoàn và Quy chế phối hợp giữa Đảng đoàn và các tổ chức đảng ở Trung ương và địa phương đã tạo thuận lợi cho công tác lãnh đạo chính trị trong các hoạt động của Liên hiệp Hội ở Trung ương và các địa phương.
Trong công tác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghề nghiệp, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh Hoạt động thông tin và phổ biến kiến thức. Thông qua 197 tờ báo, tạp chí, bản tin, trang tin điện tử và nhà xuất bản, Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong nhân dân, góp phần đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đời sống và nâng cao dân trí. Các đài truyền hình, đài phát thanh, thông tấn xã, các báo in và báo điện tử của Trung ương và địa phương đã thường xuyên đưa tin về các hoạt động của các đơn vị thuộc hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam.
Các hội thành viên, các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và phổ biến kiến thức thông qua xuất bản sách, tài liệu, tổ chức các hội thảo, hội nghị, triển lãm... Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp được nhiều nhà khoa học có trình độ cao về khoa học và công nghệ, có kinh nghiệm quản lý để tham gia tư vấn, phản biện các chính sách, đề án, dự án lớn trước khi cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong năm 2011, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tham gia tư vấn, phản biện dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bô xit tại Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm 2030”; đề án “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”; việc Xây đập Xayabury trên sông Mê Kông; đề án “Đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông sau năm 2015”; dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi.
Nhiều ý kiến đóng góp của Liên hiệp Hội Việt Nam đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư đánh giá cao, được Chính phủ và các bộ có liên quan tiếp thu. Các hội ngành toàn quốc và Liên hiệp Hội địa phương cũng đã chủ động tiến hành nhiều hoạt động tư vấn, phản biện, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng của các đề án, dự án của các ngành và các địa phương. Liên hiệp Hội Việt Nam đã cử đại diện lãnh đạo tham gia các ủy ban, hội đồng quốc gia do Ban Bí thư và Chính phủ thành lập bao gồm: Tổ giúp việc Ban Bí thư thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Hội đồng phát triển bền vững quốc gia; Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính; Ban Chỉ đạo quốc gia về chống biến đổi khí hậu; Ủy ban quốc gia phòng chống HIV/AIDS, phòng chống ma tuý, mại dâm; ký kết thỏa thuận phối hợp làm việc với Ủy bản Pháp luật, Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội; kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Liên hiệp Hội Việt Nam được tham gia vào công tác sửa đổi Hiến pháp, xây dựng pháp luật và hoạt động giám sát của Quốc hội.
Liên hiệp Hội Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế, phát triển cộng đồng và xoá đói giảm nghèo, tạo được uy tín nhất định đối với các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa và miền núi; tạo được sự tín nhiệm của các nhà tài trợ nước ngoài; tổ chức tốt việc gặp mặt các trí thức tiêu biểu có nhiều đóng góp cho đất nước ở trung ương cũng như ở các địa phương; đã kiến nghị với Đảng, Nhà nước đổi mới, nâng cao chất lượng Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và các giải thưởng, cuộc thi khác do Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên chủ trì.
Bên cạnh đó, Liên hiệp Hội Việt Nam đã coi trọng công tác thi đua, khen thưởng trong toàn Liên hiệp Hội Việt Nam và thông qua hoạt động này đã tôn vinh các nhà khoa học có nhiều đóng góp cho đất nước. Thời gian tới, Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác và là đối tác tin cậy đối với các tổ chức khoa học và công nghệ và các nhà tài trợ nước ngoài; cử đại diện tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế; kịp thời lên tiếng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế; tham gia triển khai thực hiện dự án phòng chống HIV/AIDS do Quỹ toàn cầu tài trợ. Trong 2 năm, 2010 và 2011, Liên hiệp Hội Việt Nam đã phê duyệt và tiếp nhận các dự án viện trợ quốc tế cho các tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc với tổng kinh phí gần 15 triệu USD. Nhiều hội ngành toàn quốc tiếp tục phát triển mối quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài trên những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc thực hiện chỉ thị 42 CT/TW của Liên hiệp Hội Việt Nam cũng còn một số tồn tại hạn chế. Hai đề án theo Thông báo số 353-TB/TW là Đề án về cơ chế tài chính và Đề án về cơ chế tham mưu và tư vấn, phản biện, giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam tuy đã được chuẩn bị song vẫn chưa được trình Ban Bí thư để xin ý kiến. Gần hai năm sau khi tổ chức Đại hội, Điều lệ Đại hội VI của Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn chưa được phê chuẩn, gây khó khăn cho hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam, các hội thành viên, nhất là các Liên hiệp Hội địa phương; Tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam tuy có phát triển về số lượng nhưng chất lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế; tỷ lệ trí thức tập hợp trong các tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam còn thấp, đặc biệt là trí thức trẻ, trí thức trong các doanh nghiệp và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.
Điều kiện hoạt động của Liên hiệp Hội ở Trung ương và các địa phương tuy đã được cải thiện hơn so với trước song vẫn còn nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, bộ máy tổ chức và cơ sở vật chất. Sự phối hợp hoạt động giữa Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương còn yếu. Liên hiệp Hội Việt Nam chưa được Nhà nước giao kinh phí thực hiện các chương trình, dự án quy mô lớn để tập hợp trí thức tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường cũng như trong chính sách đối với trí thức. Một số vấn đề quan trọng cần có ý kiến tư vấn, phản biện của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên song vẫn chưa được các bộ, các ngành và chính quyền địa phương chủ động đặt vấn đề. Cơ chế thực hiện tư vấn, phản biện còn nhiều bất cập, có khi yêu cầu về ý kiến tư vấn, phản biện khá cao nhưng thời gian chuẩn bị lại quá ngắn.
Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại trên là do một số cơ quan Đảng, Nhà nước còn chưa nhận thức thật đầy đủ về quan điểm, đường lối của Đảng đối với vị trí, vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam ở Trung ương và các địa phương trong việc tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ của trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam ở trong và ngoài nước. Mặc dầu trên các văn bản chính thức của Đảng, Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương được coi là tổ chức chính trị - xã hội của trí thức khoa học và công nghệ, nhưng việc thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng đối với Liên hiệp Hội Việt Nam chưa đầy đủ, chưa kịp thời. Nhà nước vẫn chưa tạo điều kiện để các hội nghề nghiệp thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao phù hợp với năng lực của các hội.
Việc từng bước chuyển giao dịch vụ công từ Nhà nước sang các tổ chức nghề nghiệp còn chậm được triển khai. Nội dung và phương thức hoạt động của Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương cũng như của các hội ngành toàn quốc còn chậm được đổi mới. Các hội thành viên còn lúng túng trong việc tạo ra nguồn lực cho các hoạt động. Liên hiệp Hội Việt Nam chưa thực sự chú trọng quảng bá, giới thiệu về tổ chức, chưa chú trọng tuyên truyền rộng rãi về thế mạnh và những kết quả hoạt động phục vụ nhu cầu xã hội, vì thế mà trong xã hội chưa có nhiều thông tin về Liên hiệp Hội Việt Nam. Năng lực cán bộ của Liên hiệp Hội ở trung ương và địa phương còn nhiều bất cập, công tác tham mưu cho lãnh đạo về tổ chức hoạt động hội còn hạn chế; phong cách làm việc còn thiếu sự chuyên nghiệp, khả năng hội nhập quốc tế còn yếu.
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW và Chỉ thị số 42-CT/TW, đề nghị Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo việc nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương, tạo chuyển biến căn bản về nhận thức về vị trí, vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam như một tổ chức chính trị-xã hội trong việc tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam. Định kỳ hàng năm, những người đứng đầu cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp bố trí gặp gỡ để thông báo tình hình và trao đổi ý kiến với các tổ chức đại diện của trí thức về những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng và những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm.
Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ có liên quan ban hành và đôn đốc thực hiện những cơ chế, chính sách cụ thể liên quan đến tổ chức bộ máy, tài chính và các điều kiện vật chất để bảo đảm cho Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương hoạt động hiệu quả, thực sự trở thành một tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; chỉ đạo các tỉnh, thành ủy xác định rõ các nhiệm vụ giao cho Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố thực hiện trên cơ sở quán triệt đầy đủ mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ và giải pháp được đề ra trong Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị; chỉ đạo các bộ, ban, ngành có liên quan phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức thực hiện có hiệu quả các đề án theo Thông báo số 353-TB/TW của Ban Bí thư. Bộ Nội vụ cần thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 45/2010/NĐ-CP theo hướng đưa Liên hiệp Hội Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định như tinh thần của Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị.
NATO giữa tham vọng và giới hạn  (23/05/2012)
Thủ tướng tiếp Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung Ương Lào  (22/05/2012)
Chủ tịch nước tiếp đại biểu UB Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam  (22/05/2012)
Thư chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga  (22/05/2012)
Cuộc họp Đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ lần 25 ở Manila  (22/05/2012)
Hội thảo Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị  (22/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển