Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng lao động các nước ASEAN
Hội nghị lần thứ 22 Bộ trưởng lao động các nước ASEAN (ALMM) với chủ đề “Tăng cường an sinh xã hội và kỹ năng phát triển” đã diễn ra ngày 10-5-2012 tại Phnom Penh với sự tham dự của 10 nước thành viên, dưới sự chủ trì của Campuchia với tư cách Chủ tịch ASEAN luân phiên. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền dẫn đầu.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thúc giục các nước ASEAN bảo vệ lao động đi làm việc ở nước khác trong quá trình tự do hóa thị trường lao động để tiến tới cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Ông Hun Sen nói rằng với lực lượng lao động đang phát triển nhanh chóng của các nước ASEAN nay đã lên đến 285 triệu người, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tăng thêm việc làm, phát triển chất lượng lao động, bảo trợ xã hội cho công nhân, bảo vệ và nâng cao quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo ông Hun Sen, việc dịch chuyển lao động trong ASEAN đang ngày càng phát triển, thị trường lao động đang cần những công nhân lành nghề, tự do hóa lao động và hội nhập kinh tế là một tất yếu. Vì vậy, sự hợp tác trong lĩnh vực này là cần thiết, xuất phát từ thực tế như đã được nêu trong tuyên bố chung của lãnh đạo ASEAN tại cuộc họp cấp cao tháng Tư ở Phnom Penh.
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng để đạt được mục tiêu một cộng đồng ASEAN năng động, hiệu quả thì không thể thiếu một thị trường lao động có tay nghề và sự dịch chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN.
Bộ trưởng nhấn mạnh việc chia sẻ những bài học tốt trong phát triển kỹ năng và nâng cao kỹ năng thông qua hợp tác khu vực nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của khung kỹ năng nghề như là một bước quan trọng hướng tới một bộ khung công nhận tay nghề lẫn nhau trong ASEAN.
Bộ trưởng đã đề nghị các nước thành viên cùng đặt ưu tiên trong chương trình lao động quốc gia đến 2015 sẽ hài hòa tiêu chuẩn kỹ năng nghề, tiến tới công nhận trình độ kỹ năng nghề của người lao động ở một số nghề phổ biến nhất ở các nước ASEAN.
Để triển khai việc này, Bộ trưởng đề nghị trao đổi tại Hội nghị để đưa ra giải pháp về cơ chế phối hợp giữa các quốc gia thành viên, lựa chọn chuyên gia tham gia vào lộ trình thực hiện cụ thể đến 2015 và 2020.
Sau Hội nghị lần thứ 22, các Bộ trưởng Lao động ASEAN đã cùng các Bộ trưởng Lao động các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiến hành Hội nghị Bộ trưởng lao động các nước ASEAN mở rộng lần thứ 8 (ALMM+3).
Kết thúc một ngày làm việc, Hội nghị đã ra Tuyên bố chung nhất trí về các vấn đề như tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực trong xu thế toàn cầu hóa; kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo kịp với sự phát triển của thị trường lao động; nâng cao sự quản lý đối với đối với sự dịch chuyển lao động; tăng cường an ninh xã hội và an sinh xã hội; tăng cường hợp tác đa phương và ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh HIV/AIDS ở nơi làm việc.
Nhân dịp này, chiều 9-5-2012, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền đã có các cuộc tiếp xúc song phương với các đồng cấp Campuchia, Malaysia và Singapore
Khai mạc hội nghị khoa học quốc tế Mékong Santé III  (10/05/2012)
Saudi Arabia dành hơn 37 triệu USD cho hai dự án kết cấu hạ tầng nông thôn tại Việt Nam  (10/05/2012)
FED đồng ý cho Trung Quốc mua ngân hàng của Mỹ  (10/05/2012)
Ký kết Thông tư liên tịch hướng dẫn trình tự, thủ tục, tra cứu, xác minh, trao đổi cung cấp thông tin lý lịch tư pháp  (10/05/2012)
500 thương hiệu hàng đầu sẽ dự Metalex Vietnam  (10/05/2012)
Lãnh đạo nhân quyền Guatemala nhận giải Niwano  (10/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển