Nhật Bản và châu Phi nhất trí hợp tác chống hải tặc
23:18, ngày 06-05-2012
Nhật Bản và 50 nước châu Phi ngày 6-5 đã thông qua tuyên bố chung tại hội nghị quốc tế kéo dài hai ngày tại Marrakesh, Maroc, nhất trí thúc đẩy hợp tác phát triển châu Phi và tăng cường khả năng chống hải tặc, đảm bảo an ninh hàng hải.
Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và ngoại trưởng các nước châu Phi đã khẳng định rằng sự phát triển của châu Phi xoay quanh việc thiết lập hòa bình và khả năng điều hành chính phủ, đồng thời cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ những nỗ lực của châu Phi để đạt được các mục tiêu này.
Để chống hải tặc, các ngoại trưởng tham gia hội nghị chỉ rõ tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng bảo đảm an ninh hàng hải của các nước châu Phi ở ven biển.
Nhật Bản gần đây đã quyết định sử dụng ODA để cung cấp tàu tuần tra biển cho các nước đang phát triển nhằm bảo đảm an ninh các tuyến hàng hải quan trọng đối với nước này.
Các đại biểu đã hoan nghênh sáng kiến của Nhật Bản chủ trì hội nghị quốc tế cấp bộ trưởng để thảo luận biện pháp đối phó với thảm họa thiên nhiên trên diện rộng tại ba tỉnh đông bắc Nhật Bản vừa chịu thiệt hại nặng nề bởi trận động đất và sóng thần hồi tháng 3-2011.
Các ngoại trưởng châu Phi cũng bày tỏ cảm ơn về viện trợ phát triển chính thức (ODA) mà Nhật Bản dành cho châu Phi.
Tại hội nghị quốc tế Tokyo về phát triển châu Phi (TICAD) ở Yokohama năm 2008, Nhật Bản đã cam kết tăng gấp đôi ODA cho châu Phi, lên 1,8 tỷ USD/năm cho đến năm 2012.
Tuyên bố chung cho biết kế hoạch hành động 2008 nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư ở châu Phi đã được thực hiện một cách vững chắc và kế hoạch mới dự kiến được thông qua tại TICAD thứ 5 tại Yokohama vào năm tới sẽ tiếp tục hợp tác với các nước châu Phi để thúc đẩy đầu tư và thương mại và tập trung vào những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Phi.
Tuyên bố chung cũng thừa nhận sự cần thiết phải sớm cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
TICAD được tổ chức 5 năm một lần, bắt đầu từ hội nghị đầu tiên ở Nhật Bản năm 1993./.
V.Putin - Con người thay đổi nước Nga (phần III)  (06/05/2012)
Liên hợp quốc thúc đẩy nghị trình đô thị tại Hội nghị Rio+20  (05/05/2012)
Nga - Nhật Bản tăng hợp tác hợp tác trên 4 lĩnh vực  (05/05/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về chính sách người có công  (05/05/2012)
Tổng Bí thư tiếp xúc với các cử tri quận Tây Hồ  (05/05/2012)
Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo vụ Tiên Lãng  (05/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển