V.Putin - Con người thay đổi nước Nga (phần III)
23:14, ngày 06-05-2012
TCCSĐT - Trong chương trình tranh cử Tổng thống Nga hồi tháng 3 vừa qua, Thủ tướng V.Putin đã cho công bố 7 bài viết trình bày những nội dung cơ bản trong chiến lược xây dựng nước Nga trong nhiệm kỳ tới của ông. Nhân sự kiện ông V.Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga, Tạp chí Cộng sản lần lượt giới thiệu những nội dung cơ bản trong 7 bài viết trên để bạn đọc tham khảo.
***
Bai 3: Về nhiệm vụ kinh tế của chúng ta
Chúng ta đang sống trong thời kỳ của những biến chuyển căn bản trong đời sống kinh tế của toàn thế giới. Chưa bao giờ công nghệ đổi mới nhanh như hiện nay. Rất nhiều điều mà chúng ta đang chứng kiến trong cuộc sống xung quanh ngày hôm nay thì cách đây 10-20 năm là chuyện viễn tưởng.
Chưa bao giờ cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo trong sự cạnh tranh toàn cầu lại khốc liệt như hiện nay, trong đó chúng ta đang chứng kiến những quốc gia mà vị thế của họ ngày hôm qua dường như không gì lay chuyển được lại đang bắt đầu nhường chỗ cho những nước mới gần đây không ai để ý tới.
Chưa bao giờ con người phải đối mặt với những rủi ro quá lớn từ các thảm họa sinh thái và công nghệ. Chưa bao giờ môi trường thiên nhiên phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng đến như vậy nhưng khả năng của loài người lại cũng chưa bao giờ to lớn như hiện nay. Thắng lợi sẽ thuộc về ai sử dụng những khả năng mới đầy đủ hơn hoặc tốt hơn những người khác.
Trong điều kiện như vậy, điều quan trọng là phải bảo đảm sự phát triển ổn định và sự tịnh tiến của nền kinh tế Nga, bảo đảm tối đa cho các công dân Nga tránh được tác động của các cuộc khủng hoảng, đồng thời không ngừng và nhanh chóng đổi mới tất cả các viên gạch xây nên đời sống kinh tế, từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến cách tiếp cận đối với chính sách kinh tế của nhà nước.
Vị trí của nước Nga trong sự phân công lao động quốc tế
Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga cần tham gia vào quá trình phân công lao động trên phạm vi toàn cầu. Thị trường của các nước phát triển được ngăn cản bởi nhiều hàng rào khác nhau để bảo vệ các lợi ích của riêng họ, trong khi sự liên kết giữa các nền kinh tế của các nước lại bị hạn chế bởi sự khác nhau về các tiêu chuẩn công nghệ.
Trong điều kiện đó, chúng ta đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới với hơn 1/4 tổng thu nhập quốc nội của nước Nga nhờ xuất khẩu khí đốt, dầu mỏ, kim loại, rừng, tài nguyên rừng và nhiều sản phẩm chế biến ra thị trường thế giới. Nước Nga hiện đang phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới và liên kết vào nền kinh tế đó một cách rất mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn, so với đa số các nước khác. Chúng ta đã quá phụ thuộc vào việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, công nghệ và sản phẩm phức tạp; phụ thuộc vào sự dao động về giá đối với những hàng xuất khẩu chủ yếu, nghĩa là phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà chúng ta không thể kiểm soát được.
Do đó chúng ta cần phải có một nền kinh tế mới, một nền công nghiệp và hạ tầng cơ sở có khả năng cạnh tranh với lĩnh vực dịch vụ phát triển, một nền nông nghiệp có hiệu quả, một nền kinh tế hoạt động trên cơ sở công nghệ hiện đại. Chúng ta cần phải xây dựng một cơ chế đổi mới kinh tế có hiệu quả, tìm được và thu hút được tài nguyên con người và vật chất to lớn để phát triển kinh tế.
Vượt qua sự lạc hậu về công nghệ
Cần tìm ra các giải pháp cho phép chúng ta vượt qua sự phụ thuộc công nghệ một chiều như hiện nay. Dĩ nhiên, không ai lặp lại kinh nghiệm “khép kín” của Liên Xô trong điều kiện đối đầu với phương Tây đã xây dựng nên một cơ sở công nghệ hoàn toàn độc lập bởi một phần lớn các công nghệ được cho là “độc đáo” trong điều kiện cô lập đã bị lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh mà chúng ta chỉ phát hiện ra điều này sau khi Liên Xô tan rã.
Chúng ta phải nỗ lực giành một vị trí xứng đáng trong sự phân công lao động quốc tế. Chúng ta không chỉ phấn đấu trở thành một quốc gia cung cấp tài nguyên và năng lượng mà còn như một quốc gia sở hữu những công nghệ tiên tiến luôn đổi mới, ít nhất là trong một số lĩnh vực. Nếu không chúng ta sẽ mất đi tài nguyên, và phải trả giá để mua những công nghệ mới ngày càng phức tạp và đắt tiền. Ở đây tỉ phần lớn trong tổng sản phẩm thế giới thuộc về công nghệ cao đó, còn tỉ phần của hàng hóa nguyên liệu và các dịch vụ truyền thống ngày một giảm.
Để giành lại vị thế dẫn đầu về công nghệ, nước Nga cần phải lựa chọn một số ưu tiên như công nghệ dược, công nghệ hóa học có trình độ cao, vật liệu tổng hợp, vật liệu phi kim loại, công nghiệp hàng không, công nghệ nano, công nghệ vũ trụ và nguyên tử. Tất nhiên, danh mục những lĩnh vực ưu tiên này không chỉ dừng lại ở đó.
Kinh nghiệm của quá trình hiện đại hóa nền kinh tế thắng lợi ở các nước như Hàn Quốc và Trung Quốc chứng tỏ rằng, cần phải có động lực từ phía nhà nước trong phát triển công nghệ cao. Nếu không nỗ lực có tác dụng định hướng từ phía nhà nước, sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện quá trình đa dạng hóa nền kinh tế. Nhưng chúng ta cần phải làm cho chính sách lựa chọn cũng như ưu tiên cho sự hỗ trợ của nhà nước được minh bạch và công khai một cách tối đa.
Cạnh tranh là cơ sở của nền kinh tế hiện đại, xuất phát từ chỗ các công ty nghiên cứu thiết kế chế tạo và chủ nhân của các công nghệ tiên tiến không muốn để người sử dụng những công nghệ đó tiếp cận đến cái gọi là "hạt nhân công nghệ", nghĩa là những bí quyết công nghệ. Điều này không chỉ liên quan đến những cơ sở nghiên cứu và phát triển có kinh nghiệm mà là toàn bộ chu trình dịch vụ công nghệ. Nếu một nước nào đó chấp nhận đứng ngoài các giải pháp công nghệ tiên tiến thì nước đó sẽ luôn bị thiệt hại về mặt kinh tế.
Chu trình đổi mới nền kinh tế Nga
Điều kiện chủ yếu để nền kinh tế có nhu cầu đổi mới là tạo ra khả năng cạnh tranh. Chỉ có cạnh tranh mới buộc xí nghiệp tư nhân tìm ra các giải pháp công nghệ tốt nhất và đổi mới sản phẩm. Tôi nhìn thấy tất cả các thách thức đối với nhiều ngành của chúng ta khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Tôi bảo đảm sẽ làm tất cả để giảm bớt đến mức tối đa những khó khăn trong thời kỳ chuyển đổi, nhưng các nhà sản xuất hàng công nghiệp cần phải hiểu rõ một điều là thời gian của các thị trường trong nước không còn nữa và lúc này họ phải tiếp cận thị trường thế giới. Còn trong ngành sản xuất công nghệ cao chỉ có một thị trường toàn cầu. Chúng ta cần phải khai thác sử dụng tất cả những yếu tố như trình độ học vấn cao của dân chúng; di sản lớn của các ngành khoa học cơ bản; sự tồn tại của các trường phái kỹ thuật; cơ sở sản xuất thử nghiệm đang hoạt động trong rất nhiều ngành khác nhau.
Cần bắt đầu đổi mới nền kinh tế của chúng ta từ các trường đại học cũng như từ các trung tâm khoa học cơ bản và tiềm năng con người. Khả năng cạnh tranh quốc tế của các trường đại học Nga cần phải là một nhiệm vụ có tầm quốc gia. Chúng ta cần xây dựng nhiều trường đại học tầm cỡ thế giới trong tất cả các lĩnh vực công nghệ vật chất và xã hội hiện đại vào năm 2020. Điều đó có nghĩa là cần phải bảo đảm cung cấp tài chính ổn định cho các tập thể khoa học của các trường đại học và nâng tầm của các tập thể đó ngang với trình độ quốc tế. Chúng ta cần tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học, đồng thời tiến hành quá trình tái cấu trúc toàn bộ lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp một cách có cân nhắc trên cơ sở phối hợp với cộng đồng chuyên gia cũng như dư luận xã hội.
Cần giao cho Viện Hàn lâm khoa học Nga, các trường đại học nghiên cứu và các trung tâm khoa học hàng đầu của nhà nước các chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu thăm dò trong 10 năm. Nhưng những cơ sở đó phải bảo vệ luận chứng khi xây dựng và phải thường xuyên báo cáo kết quả không chỉ trước các quan chức của Bộ Khoa học, mà còn phải báo cáo trước những người đóng thuế và cộng đồng khoa học với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế có uy tín. Còn các cơ sở thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học quốc phòng và các công trình khác mà trong đó nhà nước có lợi ích trực tiếp, cần phải báo cáo trước lãnh đạo của Chính phủ.
Đến năm 2018, Nga sẽ tăng 25 tỉ rúp, đầu tư cho các quỹ khoa học của nhà nước ủng hộ các sáng kiến nghiên cứu của các tập thể khoa học. Tỉ lệ của các khoản đầu tư đó phải tương đương với khoản đầu tư cho các nhà khoa học ở phương Tây. Vì vậy, cần nhanh chóng khai thác đến mức tối đa các công nghệ nhập khẩu, xây dựng tại Nga các trung tâm phát triển công nghệ. Các cơ sở dẫn đầu thị trường công nghệ trên thế giới đã trải qua giai đoạn 1 coi Nga như là một thị trường hấp dẫn và lớn, cũng như giai đoạn 2 là đầu tư để phát triển sản xuất tại Nga và hiện nay đang chuyển sang giai đoạn 3 là tạo ra những công nghệ mới và sản phẩm mới ngay trên lãnh thổ Nga. Nhưng họ chỉ đến Nga trong trường hợp nhìn thấy được các trường đại học kỹ thuật và các trung tâm khoa học có khả năng cạnh tranh ở cấp độ thế giới ngay tại Nga.
Nhà nước sẽ ủng hộ các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, trước hết là những đề án bảo đảm sự liên kết giao thông vận tải của nước Nga, bảo đảm mối liên hệ tin cậy với các khu vực ở Siberia và Viễn Đông; tập trung phát triển mạng lưới đường giao thông ở các địa phương. Hiện nay chúng ta đang đứng trước một tình huống nghịch cảnh thực sự là nước Nga, với một lãnh thổ rộng lớn, lại đang thiếu các khu vực để xây dựng, do thiếu vắng cơ sở hạ tầng như đướng sá, điện, nước. Kinh doanh, trước hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ nhanh chóng thực hiện những khả năng mới xuất hiện cùng với sự phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là mạng lưới giao thông. Nhưng chỉ có nhà nước có khả năng xây dựng mạng lưới đường sá trong điều kiện hiện đại, trong đó có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân. Để làm điều đó chúng ta sẽ phải nâng cao vượt bậc hiệu quả chi phí.
Lĩnh vực nông nghiệp trong nền kinh tế của chúng ta đang thể hiện nhịp độ tăng trưởng tốt trong những năm gần đây. Trên thực tế, tất cả các nước phát triển ở hình thức này hay hình thức khác đều hỗ trợ hoặc tài trợ cho các nhà sản xuất nông nghiệp và do đó Nga không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong điều kiện bất định của thị trường thế giới, giá cả dao động lớn đối với việc sản xuất, thì an ninh nông nghiệp và khả năng của đất nước tự nuôi sống mình là một điều kiện không kém phần quan trọng nhằm tạo ra sự ổn định về kinh tế và xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp là một yếu tố quan trọng để duy trì môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế.
Chúng ta lấy vốn từ đâu?
Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần làm gì để giải quyết vấn đề vốn?
Một là, tăng quy mô và phạm vi thị trường nội địa, làm cho nó hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời, Nga sẽ không ngừng nỗ lực tạo ra một thị trường thống nhất với các nước láng giềng, một thị trường mà ở đó sự thâm nhập của hàng hóa và dịch vụ không gặp phải bất kỳ cản trở nào, trong đó không gian năng lượng thống nhất sẽ nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nước.
Hai là, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn trong nước đối với các khoản vốn đầu tư dài hạn. Trong những năm gần đây, theo sáng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, chúng ta đã bắt đầu tiến hành hàng loạt cải cách theo hướng này. Hạn chế hiện nay ở Nga là do còn thiếu hệ thống pháp lý đáp ứng được các yêu cầu hiện đại, sự thiếu tính minh bạch và thiếu tính kiểm soát từ phía xã hội đối với hoạt động của đại diện từ phía nhà nước, từ các dịch vụ hải quan và thuế đến hệ thống lập pháp và bảo vệ pháp luật. Đáng lo ngại là ở Nga hiện tượng tham nhũng ở các cơ quan công quyền còn mang tính hệ thống. Do đó, việc “dọn dẹp” môi trường kinh doanh để các doanh nghiệp sẵn sàng giành thắng lợi trong cạnh tranh trung thực là nhiệm vụ căn bản và mang tính hệ thống.
Ba là, cần thu hút tiền tiết kiệm của dân cư phục vụ cho thị trường vốn. Cần tạo điều kiện cho dân cư có được thu nhập từ sự tăng trưởng kinh tế bằng cách góp vốn đầu tư cho nền kinh tế. Chúng ta cần phải có các chương trình thu hút đầu tư vốn của nhân dân thông qua các quỹ hưu trí, quỹ tín nhiệm, quỹ đầu tư tập thể. Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đây là một phần đáng kể trong khoản vốn của nhà nước..
Giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế
Cuộc khủng hoảng thế giới đã chứng tỏ vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế. Nhưng nước Nga khác với nhiều nước khác trên thế giới là nhà nước vẫn đóng vai trò còn lớn trong kinh tế và vẫn can thiệp một cách đáng kể hơn vào hoạt động quản lý. Tuy nhiên, các phương pháp quản lý của Nga đang lạc hậu so với các phương pháp tương tự của các nước khác. Do đó, một mặt chúng ta phải cải tiến phương pháp quản lý, mặt khác phải giảm phạm vi và quy mô quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế.
Điều kiện kinh tế vĩ mô của sự tăng trưởng
Điều kiện nhất thiết phải có hiện nay ở nước Nga là duy trì và củng cố sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Đây là thành tựu lớn nhất của nước Nga trong những năm gần đây. Chúng ta đã học được cách đánh giá sự ổn định kinh tế vĩ mô và sử dụng các công cụ để duy trì nó trong những điều kiện phức tạp nhất. Nhờ có các quỹ dự trữ được xây dựng từ trước, chúng ta đã chịu được áp lực của làn sóng thứ nhất từ cuộc khủng hoảng của thế giới.
Chúng ta sẽ tiếp tục đảm đương trách nhiệm bảo đảm ngân sách dài hạn khá lớn trong lĩnh vực xã hội, sẽ đầu tư đáng kể để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga, cần tăng đầu tư để phát triển y tế, giáo dục, xây dựng và sửa chữa đường giao thông.
Sẽ kiên quyết loại bỏ tất cả các dự án không hiệu quả, sẽ kiểm soát ngặt nghèo chi phí, chất lượng xây dựng và giá cả cho các hoạt động mua sắm công. Thực chất là nâng cao hiệu quả sử dụng tiền của nhà nước ở cấp độ liên bang cũng như cấp độ khu vực. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ cho phép tạo ra được ít nhất là 5%, hoặc cũng có thể là 10% ngân sách, nghĩa là từ 1-2% GDP hằng năm.
Thế nào là nền kinh tế mới của nước Nga?
Nền kinh tế mới của nước Nga là nền kinh tế đa dạng hóa mà ở đó ngoài tổ hợp nhiên liệu năng lượng hiện đại sẽ phát triển những lĩnh vực khác có khả năng cạnh tranh. Tỉ phần của các lĩnh vực công nghệ cao và có trí tuệ cao trong GDP cần phải tăng lên 1,5 lần đến năm 2020. Hiện nay, xuất khẩu công nghệ cao của Nga đã tăng lên gấp 2 lần.
Nền kinh tế mới của nước Nga là một nền kinh tế có hiệu quả, với năng suất lao động cao và chi phí năng lượng thấp. Chúng ta cần phải giảm đáng kể sự tụt hậu giữa Nga với các nước dẫn đầu thế giới. Điều đó có nghĩa là cần phải tăng năng suất lao động trong nền kinh tế lên 2 lần, còn trong các lĩnh vực then chốt phải đạt được năng suất lao động tương đương hoặc cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp ngược lại, chúng ta sẽ không có hi vọng giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh toàn cầu.
Nền kinh tế mới của nước Nga sẽ hình thành dựa trên việc tạo ra việc làm năng suất cao và có thu nhập cao. Thu nhập trung bình của nền kinh tế cần phải tăng lên theo giá trị thực tế 1,6 - 1,7 lần, ước tính 40 ngàn rup theo thời giá của năm 2011. Định mức sẽ còn cao hơn nữa. Bên cạnh đó, nền kinh tế mới của nước Nga còn phải là nền kinh tế với những công nghệ không ngừng đổi mới. Tỉ phần của các xí nghiệp áp dụng những công nghệ đổi mới cần phải tăng lên 2,5 lần, từ 10,5% hiện nay lên 25% vào cuối thập niên sắp tới, nghĩa là đạt được mức trung bình hiện nay của các nước châu Âu.
Nền kinh tế mới của nước Nga sẽ là nền kinh tế mà ở đó xí nghiệp nhỏ chiếm không dưới một nửa việc làm trong nền kinh tế. Ngoài ra, phần đáng kể doanh nghiệp nhỏ vào năm 2020 phải là một lĩnh vực lao động có trí tuệ và tính sáng tạo cao, hoạt động trên thị trường toàn cầu thông qua việc xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ. Và đằng sau mỗi chỉ số vĩ mô, đằng sau mỗi một đề án cụ thể, chúng ta cần phải nhìn thấy có bao nhiêu việc làm mới sẽ đem lại cho nước Nga và sẽ thay đổi chất lượng việc làm như thế nào, cũng có nghĩa là thay đổi chất lượng cuộc sống của con người./.
Bai 3: Về nhiệm vụ kinh tế của chúng ta
Chúng ta đang sống trong thời kỳ của những biến chuyển căn bản trong đời sống kinh tế của toàn thế giới. Chưa bao giờ công nghệ đổi mới nhanh như hiện nay. Rất nhiều điều mà chúng ta đang chứng kiến trong cuộc sống xung quanh ngày hôm nay thì cách đây 10-20 năm là chuyện viễn tưởng.
Chưa bao giờ cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo trong sự cạnh tranh toàn cầu lại khốc liệt như hiện nay, trong đó chúng ta đang chứng kiến những quốc gia mà vị thế của họ ngày hôm qua dường như không gì lay chuyển được lại đang bắt đầu nhường chỗ cho những nước mới gần đây không ai để ý tới.
Chưa bao giờ con người phải đối mặt với những rủi ro quá lớn từ các thảm họa sinh thái và công nghệ. Chưa bao giờ môi trường thiên nhiên phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng đến như vậy nhưng khả năng của loài người lại cũng chưa bao giờ to lớn như hiện nay. Thắng lợi sẽ thuộc về ai sử dụng những khả năng mới đầy đủ hơn hoặc tốt hơn những người khác.
Một khu công nghệ cao ở Thủ đô Moscow của Nga |
Trong điều kiện như vậy, điều quan trọng là phải bảo đảm sự phát triển ổn định và sự tịnh tiến của nền kinh tế Nga, bảo đảm tối đa cho các công dân Nga tránh được tác động của các cuộc khủng hoảng, đồng thời không ngừng và nhanh chóng đổi mới tất cả các viên gạch xây nên đời sống kinh tế, từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến cách tiếp cận đối với chính sách kinh tế của nhà nước.
Vị trí của nước Nga trong sự phân công lao động quốc tế
Sau khi Liên Xô tan rã, nước Nga cần tham gia vào quá trình phân công lao động trên phạm vi toàn cầu. Thị trường của các nước phát triển được ngăn cản bởi nhiều hàng rào khác nhau để bảo vệ các lợi ích của riêng họ, trong khi sự liên kết giữa các nền kinh tế của các nước lại bị hạn chế bởi sự khác nhau về các tiêu chuẩn công nghệ.
Trong điều kiện đó, chúng ta đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thế giới với hơn 1/4 tổng thu nhập quốc nội của nước Nga nhờ xuất khẩu khí đốt, dầu mỏ, kim loại, rừng, tài nguyên rừng và nhiều sản phẩm chế biến ra thị trường thế giới. Nước Nga hiện đang phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới và liên kết vào nền kinh tế đó một cách rất mạnh mẽ, thậm chí mạnh mẽ hơn, so với đa số các nước khác. Chúng ta đã quá phụ thuộc vào việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, công nghệ và sản phẩm phức tạp; phụ thuộc vào sự dao động về giá đối với những hàng xuất khẩu chủ yếu, nghĩa là phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà chúng ta không thể kiểm soát được.
Do đó chúng ta cần phải có một nền kinh tế mới, một nền công nghiệp và hạ tầng cơ sở có khả năng cạnh tranh với lĩnh vực dịch vụ phát triển, một nền nông nghiệp có hiệu quả, một nền kinh tế hoạt động trên cơ sở công nghệ hiện đại. Chúng ta cần phải xây dựng một cơ chế đổi mới kinh tế có hiệu quả, tìm được và thu hút được tài nguyên con người và vật chất to lớn để phát triển kinh tế.
Vượt qua sự lạc hậu về công nghệ
Cần tìm ra các giải pháp cho phép chúng ta vượt qua sự phụ thuộc công nghệ một chiều như hiện nay. Dĩ nhiên, không ai lặp lại kinh nghiệm “khép kín” của Liên Xô trong điều kiện đối đầu với phương Tây đã xây dựng nên một cơ sở công nghệ hoàn toàn độc lập bởi một phần lớn các công nghệ được cho là “độc đáo” trong điều kiện cô lập đã bị lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh mà chúng ta chỉ phát hiện ra điều này sau khi Liên Xô tan rã.
Chúng ta phải nỗ lực giành một vị trí xứng đáng trong sự phân công lao động quốc tế. Chúng ta không chỉ phấn đấu trở thành một quốc gia cung cấp tài nguyên và năng lượng mà còn như một quốc gia sở hữu những công nghệ tiên tiến luôn đổi mới, ít nhất là trong một số lĩnh vực. Nếu không chúng ta sẽ mất đi tài nguyên, và phải trả giá để mua những công nghệ mới ngày càng phức tạp và đắt tiền. Ở đây tỉ phần lớn trong tổng sản phẩm thế giới thuộc về công nghệ cao đó, còn tỉ phần của hàng hóa nguyên liệu và các dịch vụ truyền thống ngày một giảm.
Để giành lại vị thế dẫn đầu về công nghệ, nước Nga cần phải lựa chọn một số ưu tiên như công nghệ dược, công nghệ hóa học có trình độ cao, vật liệu tổng hợp, vật liệu phi kim loại, công nghiệp hàng không, công nghệ nano, công nghệ vũ trụ và nguyên tử. Tất nhiên, danh mục những lĩnh vực ưu tiên này không chỉ dừng lại ở đó.
Kinh nghiệm của quá trình hiện đại hóa nền kinh tế thắng lợi ở các nước như Hàn Quốc và Trung Quốc chứng tỏ rằng, cần phải có động lực từ phía nhà nước trong phát triển công nghệ cao. Nếu không nỗ lực có tác dụng định hướng từ phía nhà nước, sẽ rất khó khăn trong việc thực hiện quá trình đa dạng hóa nền kinh tế. Nhưng chúng ta cần phải làm cho chính sách lựa chọn cũng như ưu tiên cho sự hỗ trợ của nhà nước được minh bạch và công khai một cách tối đa.
Cạnh tranh là cơ sở của nền kinh tế hiện đại, xuất phát từ chỗ các công ty nghiên cứu thiết kế chế tạo và chủ nhân của các công nghệ tiên tiến không muốn để người sử dụng những công nghệ đó tiếp cận đến cái gọi là "hạt nhân công nghệ", nghĩa là những bí quyết công nghệ. Điều này không chỉ liên quan đến những cơ sở nghiên cứu và phát triển có kinh nghiệm mà là toàn bộ chu trình dịch vụ công nghệ. Nếu một nước nào đó chấp nhận đứng ngoài các giải pháp công nghệ tiên tiến thì nước đó sẽ luôn bị thiệt hại về mặt kinh tế.
Chu trình đổi mới nền kinh tế Nga
Điều kiện chủ yếu để nền kinh tế có nhu cầu đổi mới là tạo ra khả năng cạnh tranh. Chỉ có cạnh tranh mới buộc xí nghiệp tư nhân tìm ra các giải pháp công nghệ tốt nhất và đổi mới sản phẩm. Tôi nhìn thấy tất cả các thách thức đối với nhiều ngành của chúng ta khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới. Tôi bảo đảm sẽ làm tất cả để giảm bớt đến mức tối đa những khó khăn trong thời kỳ chuyển đổi, nhưng các nhà sản xuất hàng công nghiệp cần phải hiểu rõ một điều là thời gian của các thị trường trong nước không còn nữa và lúc này họ phải tiếp cận thị trường thế giới. Còn trong ngành sản xuất công nghệ cao chỉ có một thị trường toàn cầu. Chúng ta cần phải khai thác sử dụng tất cả những yếu tố như trình độ học vấn cao của dân chúng; di sản lớn của các ngành khoa học cơ bản; sự tồn tại của các trường phái kỹ thuật; cơ sở sản xuất thử nghiệm đang hoạt động trong rất nhiều ngành khác nhau.
Cần bắt đầu đổi mới nền kinh tế của chúng ta từ các trường đại học cũng như từ các trung tâm khoa học cơ bản và tiềm năng con người. Khả năng cạnh tranh quốc tế của các trường đại học Nga cần phải là một nhiệm vụ có tầm quốc gia. Chúng ta cần xây dựng nhiều trường đại học tầm cỡ thế giới trong tất cả các lĩnh vực công nghệ vật chất và xã hội hiện đại vào năm 2020. Điều đó có nghĩa là cần phải bảo đảm cung cấp tài chính ổn định cho các tập thể khoa học của các trường đại học và nâng tầm của các tập thể đó ngang với trình độ quốc tế. Chúng ta cần tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học của các trường đại học, đồng thời tiến hành quá trình tái cấu trúc toàn bộ lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp một cách có cân nhắc trên cơ sở phối hợp với cộng đồng chuyên gia cũng như dư luận xã hội.
Cần giao cho Viện Hàn lâm khoa học Nga, các trường đại học nghiên cứu và các trung tâm khoa học hàng đầu của nhà nước các chương trình nghiên cứu khoa học cơ bản và nghiên cứu thăm dò trong 10 năm. Nhưng những cơ sở đó phải bảo vệ luận chứng khi xây dựng và phải thường xuyên báo cáo kết quả không chỉ trước các quan chức của Bộ Khoa học, mà còn phải báo cáo trước những người đóng thuế và cộng đồng khoa học với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế có uy tín. Còn các cơ sở thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học quốc phòng và các công trình khác mà trong đó nhà nước có lợi ích trực tiếp, cần phải báo cáo trước lãnh đạo của Chính phủ.
Đến năm 2018, Nga sẽ tăng 25 tỉ rúp, đầu tư cho các quỹ khoa học của nhà nước ủng hộ các sáng kiến nghiên cứu của các tập thể khoa học. Tỉ lệ của các khoản đầu tư đó phải tương đương với khoản đầu tư cho các nhà khoa học ở phương Tây. Vì vậy, cần nhanh chóng khai thác đến mức tối đa các công nghệ nhập khẩu, xây dựng tại Nga các trung tâm phát triển công nghệ. Các cơ sở dẫn đầu thị trường công nghệ trên thế giới đã trải qua giai đoạn 1 coi Nga như là một thị trường hấp dẫn và lớn, cũng như giai đoạn 2 là đầu tư để phát triển sản xuất tại Nga và hiện nay đang chuyển sang giai đoạn 3 là tạo ra những công nghệ mới và sản phẩm mới ngay trên lãnh thổ Nga. Nhưng họ chỉ đến Nga trong trường hợp nhìn thấy được các trường đại học kỹ thuật và các trung tâm khoa học có khả năng cạnh tranh ở cấp độ thế giới ngay tại Nga.
Nhà nước sẽ ủng hộ các đề án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, trước hết là những đề án bảo đảm sự liên kết giao thông vận tải của nước Nga, bảo đảm mối liên hệ tin cậy với các khu vực ở Siberia và Viễn Đông; tập trung phát triển mạng lưới đường giao thông ở các địa phương. Hiện nay chúng ta đang đứng trước một tình huống nghịch cảnh thực sự là nước Nga, với một lãnh thổ rộng lớn, lại đang thiếu các khu vực để xây dựng, do thiếu vắng cơ sở hạ tầng như đướng sá, điện, nước. Kinh doanh, trước hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ nhanh chóng thực hiện những khả năng mới xuất hiện cùng với sự phát triển kết cấu hạ tầng, trước hết là mạng lưới giao thông. Nhưng chỉ có nhà nước có khả năng xây dựng mạng lưới đường sá trong điều kiện hiện đại, trong đó có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân. Để làm điều đó chúng ta sẽ phải nâng cao vượt bậc hiệu quả chi phí.
Lĩnh vực nông nghiệp trong nền kinh tế của chúng ta đang thể hiện nhịp độ tăng trưởng tốt trong những năm gần đây. Trên thực tế, tất cả các nước phát triển ở hình thức này hay hình thức khác đều hỗ trợ hoặc tài trợ cho các nhà sản xuất nông nghiệp và do đó Nga không phải là trường hợp ngoại lệ. Trong điều kiện bất định của thị trường thế giới, giá cả dao động lớn đối với việc sản xuất, thì an ninh nông nghiệp và khả năng của đất nước tự nuôi sống mình là một điều kiện không kém phần quan trọng nhằm tạo ra sự ổn định về kinh tế và xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp là một yếu tố quan trọng để duy trì môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế.
Chúng ta lấy vốn từ đâu?
Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần làm gì để giải quyết vấn đề vốn?
Một là, tăng quy mô và phạm vi thị trường nội địa, làm cho nó hấp dẫn hơn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời, Nga sẽ không ngừng nỗ lực tạo ra một thị trường thống nhất với các nước láng giềng, một thị trường mà ở đó sự thâm nhập của hàng hóa và dịch vụ không gặp phải bất kỳ cản trở nào, trong đó không gian năng lượng thống nhất sẽ nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nước.
Hai là, cải thiện môi trường kinh doanh, tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn trong nước đối với các khoản vốn đầu tư dài hạn. Trong những năm gần đây, theo sáng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, chúng ta đã bắt đầu tiến hành hàng loạt cải cách theo hướng này. Hạn chế hiện nay ở Nga là do còn thiếu hệ thống pháp lý đáp ứng được các yêu cầu hiện đại, sự thiếu tính minh bạch và thiếu tính kiểm soát từ phía xã hội đối với hoạt động của đại diện từ phía nhà nước, từ các dịch vụ hải quan và thuế đến hệ thống lập pháp và bảo vệ pháp luật. Đáng lo ngại là ở Nga hiện tượng tham nhũng ở các cơ quan công quyền còn mang tính hệ thống. Do đó, việc “dọn dẹp” môi trường kinh doanh để các doanh nghiệp sẵn sàng giành thắng lợi trong cạnh tranh trung thực là nhiệm vụ căn bản và mang tính hệ thống.
Ba là, cần thu hút tiền tiết kiệm của dân cư phục vụ cho thị trường vốn. Cần tạo điều kiện cho dân cư có được thu nhập từ sự tăng trưởng kinh tế bằng cách góp vốn đầu tư cho nền kinh tế. Chúng ta cần phải có các chương trình thu hút đầu tư vốn của nhân dân thông qua các quỹ hưu trí, quỹ tín nhiệm, quỹ đầu tư tập thể. Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đây là một phần đáng kể trong khoản vốn của nhà nước..
Giảm vai trò của nhà nước trong nền kinh tế
Cuộc khủng hoảng thế giới đã chứng tỏ vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế. Nhưng nước Nga khác với nhiều nước khác trên thế giới là nhà nước vẫn đóng vai trò còn lớn trong kinh tế và vẫn can thiệp một cách đáng kể hơn vào hoạt động quản lý. Tuy nhiên, các phương pháp quản lý của Nga đang lạc hậu so với các phương pháp tương tự của các nước khác. Do đó, một mặt chúng ta phải cải tiến phương pháp quản lý, mặt khác phải giảm phạm vi và quy mô quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế.
Điều kiện kinh tế vĩ mô của sự tăng trưởng
Điều kiện nhất thiết phải có hiện nay ở nước Nga là duy trì và củng cố sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô. Đây là thành tựu lớn nhất của nước Nga trong những năm gần đây. Chúng ta đã học được cách đánh giá sự ổn định kinh tế vĩ mô và sử dụng các công cụ để duy trì nó trong những điều kiện phức tạp nhất. Nhờ có các quỹ dự trữ được xây dựng từ trước, chúng ta đã chịu được áp lực của làn sóng thứ nhất từ cuộc khủng hoảng của thế giới.
Chúng ta sẽ tiếp tục đảm đương trách nhiệm bảo đảm ngân sách dài hạn khá lớn trong lĩnh vực xã hội, sẽ đầu tư đáng kể để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Nga, cần tăng đầu tư để phát triển y tế, giáo dục, xây dựng và sửa chữa đường giao thông.
Sẽ kiên quyết loại bỏ tất cả các dự án không hiệu quả, sẽ kiểm soát ngặt nghèo chi phí, chất lượng xây dựng và giá cả cho các hoạt động mua sắm công. Thực chất là nâng cao hiệu quả sử dụng tiền của nhà nước ở cấp độ liên bang cũng như cấp độ khu vực. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ cho phép tạo ra được ít nhất là 5%, hoặc cũng có thể là 10% ngân sách, nghĩa là từ 1-2% GDP hằng năm.
Thế nào là nền kinh tế mới của nước Nga?
Nền kinh tế mới của nước Nga là nền kinh tế đa dạng hóa mà ở đó ngoài tổ hợp nhiên liệu năng lượng hiện đại sẽ phát triển những lĩnh vực khác có khả năng cạnh tranh. Tỉ phần của các lĩnh vực công nghệ cao và có trí tuệ cao trong GDP cần phải tăng lên 1,5 lần đến năm 2020. Hiện nay, xuất khẩu công nghệ cao của Nga đã tăng lên gấp 2 lần.
Nền kinh tế mới của nước Nga là một nền kinh tế có hiệu quả, với năng suất lao động cao và chi phí năng lượng thấp. Chúng ta cần phải giảm đáng kể sự tụt hậu giữa Nga với các nước dẫn đầu thế giới. Điều đó có nghĩa là cần phải tăng năng suất lao động trong nền kinh tế lên 2 lần, còn trong các lĩnh vực then chốt phải đạt được năng suất lao động tương đương hoặc cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Trong trường hợp ngược lại, chúng ta sẽ không có hi vọng giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh toàn cầu.
Nền kinh tế mới của nước Nga sẽ hình thành dựa trên việc tạo ra việc làm năng suất cao và có thu nhập cao. Thu nhập trung bình của nền kinh tế cần phải tăng lên theo giá trị thực tế 1,6 - 1,7 lần, ước tính 40 ngàn rup theo thời giá của năm 2011. Định mức sẽ còn cao hơn nữa. Bên cạnh đó, nền kinh tế mới của nước Nga còn phải là nền kinh tế với những công nghệ không ngừng đổi mới. Tỉ phần của các xí nghiệp áp dụng những công nghệ đổi mới cần phải tăng lên 2,5 lần, từ 10,5% hiện nay lên 25% vào cuối thập niên sắp tới, nghĩa là đạt được mức trung bình hiện nay của các nước châu Âu.
Nền kinh tế mới của nước Nga sẽ là nền kinh tế mà ở đó xí nghiệp nhỏ chiếm không dưới một nửa việc làm trong nền kinh tế. Ngoài ra, phần đáng kể doanh nghiệp nhỏ vào năm 2020 phải là một lĩnh vực lao động có trí tuệ và tính sáng tạo cao, hoạt động trên thị trường toàn cầu thông qua việc xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ. Và đằng sau mỗi chỉ số vĩ mô, đằng sau mỗi một đề án cụ thể, chúng ta cần phải nhìn thấy có bao nhiêu việc làm mới sẽ đem lại cho nước Nga và sẽ thay đổi chất lượng việc làm như thế nào, cũng có nghĩa là thay đổi chất lượng cuộc sống của con người./.
Liên hợp quốc thúc đẩy nghị trình đô thị tại Hội nghị Rio+20  (05/05/2012)
Nga - Nhật Bản tăng hợp tác hợp tác trên 4 lĩnh vực  (05/05/2012)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về chính sách người có công  (05/05/2012)
Tổng Bí thư tiếp xúc với các cử tri quận Tây Hồ  (05/05/2012)
Quốc hội đề nghị Chính phủ báo cáo vụ Tiên Lãng  (05/05/2012)
Nhà nước hỗ trợ các sáng tạo khoa học công nghệ  (05/05/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển