Bế mạc Hội thảo quốc tế về an toàn hàng hải và môi trường biển tại Đông Nam Á
Qua 8 phiên thảo luận sôi nổi, 35 đại biểu là các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý cho an ninh và an toàn môi trường biển, tìm kiếm, cứu nạn, quản lý cảng biển, các tiêu chuẩn về vận tải, tài nguyên phi sinh vật biển, nghề cá, bảo vệ môi trường biển, an toàn hàng hải nhằm tìm ra mô hình hợp tác thành công để áp dụng cho khu vực Đông Nam Á.
Tại Hội thảo, các học giả cho rằng hiện nay khu vực biển Đông Nam Á, bao gồm nhiều vùng biển quan trọng và nhiều hệ sinh thái biển lớn như Eo Malacca, biển Đông, vịnh Thái Lan, biển Sulu và biển Sulawesi, không chỉ đóng vai trò là các đầu mối giao thông quan trọng, mà còn là môi trường phong phú về các loài sinh vật, thực vật biển, có tiềm năng về đa dạng sinh học, kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, các học giả cũng cho rằng an toàn hàng hải, môi trường biển trong khu vực đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ như ô nhiễm môi trường do các sự cố đâm va, xả thải, tràn dầu từ các tàu thuyền; trữ lượng và chất lượng cá bị suy giảm; thiên tai xảy ra liên tục. Ngoài ra, sự tồn tại của các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và vùng biển càng tạo thêm khó khăn trong việc quản lý và thực thi an toàn hàng hải, quản lý môi trường biển. Tất cả những vấn đề này đặt ra nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, qua đó góp phần tạo ra môi trường hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á.
Các học giả nhấn mạnh, một trong những yếu tố quan trọng để tạo ra môi trường biển và hàng hải an toàn là ý chí chính trị của các quốc gia trong việc phối hợp chính sách và hành động. Các thách thức về an toàn hàng hải cũng như các mối đe dọa đối với môi trường biển hiện nay là các vấn đề cần sự chung tay của nhiều tổ chức và quốc gia chứ không thể giải quyết đơn phương, riêng lẻ. Các chuyên gia đề xuất việc ưu tiên đẩy mạnh thực thi các khuôn khổ, cơ chế hợp tác hiện đang hoặc có triển vọng phát huy hiệu quả tích cực. Những biện pháp hợp tác lâu dài về các lĩnh vực như bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật biển, bảo vệ môi trường biển, xây dựng năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển… cũng cần được đẩy mạnh.
Về khuôn khổ pháp lý cho an ninh và an toàn môi trường biển, các đại biểu cho rằng Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982, các công ước của Tổ chức hàng hải quốc tế IMO là những khuôn khổ pháp lý quan trọng, trong đó có các quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển, quốc gia mà tàu mang cờ và các quốc gia cảng biển.
Tuyên phạt 9 bị cáo trong vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashin  (31/03/2012)
Tuyên phạt 9 bị cáo trong vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashin  (31/03/2012)
Đồng chí Đinh Thế Huynh làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh  (31/03/2012)
Diễn đàn việc làm cho thanh niên  (31/03/2012)
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm