Đưa nông nghiệp Đồng Tháp hướng tới tập trung, chuyên canh và đa dạng hóa
16:40, ngày 19-03-2012
TCCS - Sản xuất nông nghiệp như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế cao, phát huy được những lợi thế của địa phương là bài toán mà Đồng Tháp đang tìm cách giải quyết, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.
Mục tiêu của tỉnh
Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008, của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 9-12-2008, của Tỉnh ủy Đồng Tháp về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 như sau: “Xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh với thế mạnh là cây lúa và thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và là nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu”.
Về chỉ tiêu định hướng đến năm 2020 của ngành nông nghiệp cũng đã chỉ rõ: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực nông - lâm - thủy sản bình quân từ 5% - 6%/năm và chiếm tỷ trọng 19,3% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ổn định sản lượng lúa trên 2,5 triệu tấn, lúa chất lượng cao và lúa đặc sản chiếm 80% tổng diện tích; phấn đấu đưa tỷ lệ cơ cấu chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt - chăn nuôi) đạt 24% - 25% và cơ cấu nông - lâm - thủy sản là 56,72% - 1,12% - 42,16%.
Đồng thời khắc phục một cách hiệu quả những hạn chế, yếu kém của nền nông nghiệp Đồng Tháp trong những năm qua là: “…trong một thời gian dài, Đảng bộ tỉnh còn lúng túng trong việc đề ra các giải pháp đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, thiếu quyết tâm lãnh đạo đầu tư mạnh cho khu vực nông thôn, nông dân”.
Có thể thấy, nền nông nghiệp Đồng Tháp trong 10 năm tới sẽ tập trung, chuyên canh sản xuất với 2 thế mạnh là cây lúa và thủy sản (chủ lực là con cá tra, tôm càng xanh) và đa dạng hóa sản xuất các cây, con và mô hình, giải pháp kỹ thuật. Các cây, con chủ yếu sẽ là: ngô, đậu nành, nấm rơm, sen, cây ăn trái, gia súc, gia cầm, cá đồng, sinh vật cảnh và đậu, khoai, rau dưa các loại… Nhiều mô hình khác nhau sẽ được áp dụng như VAC, lúa - tôm, lúa - cá, lúa - màu, lúa - cây công nghiệp ngắn ngày. Đồng thời, khuyến khích phát triển các mô hình nông nghiệp sạch, xanh, an toàn, theo hướng nông nghiệp bền vững, các mô hình sản xuất đậu nành có chủng vi khuẩn cố định đạm, mô hình sản xuất rau an toàn, quy trình canh tác theo tiêu chuẩn GAP và theo các tiêu chuẩn quốc tế khác… Tiến hành các biện pháp kỹ thuật thông qua công tác khuyến nông như chương trình “3 giảm - 3 tăng; 1 phải - 5 giảm”.
Tập trung, chuyên canh hóa và đa dạng hóa
Tập trung, chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp là dồn sức, hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp vào một vùng sinh thái nào đó phù hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội (lợi thế tương đối của từng vùng lãnh thổ)… để chuyên nuôi, trồng một vài loại cây, con nông nghiệp nào đó với diện tích và sản lượng lớn. Đối với tỉnh Đồng Tháp hiện nay là lúa, cá, tôm và sắp tới sẽ có thêm cây ăn trái.
Đồng Tháp cũng hướng nền nông nghiệp theo phương thức đa dạng hóa, đa canh hóa. Tức là trồng nhiều loại cây thích hợp với các kiểu đất khác nhau và các mùa vụ khác nhau trong một năm. Đây là phương hướng phát triển nông nghiệp tiến bộ, nhằm khắc phục những hạn chế và nhược điểm của chế độ độc canh, sử dụng hợp lý các loại đất, các mặt nước lớn, nhỏ với những loại cây trồng, vật nuôi khác nhau và các hoạt động sản xuất khác nhau. Đồng Tháp cũng hướng tới đa dạng, đa canh, luân canh hóa sản xuất nhằm tạo điều kiện tăng năng suất đồng ruộng, cải thiện độ phì của đất trồng (nhất là khi cây họ đậu được đưa vào cơ cấu luân canh), hạn chế sâu bệnh và cỏ dại, điều hòa và sử dụng hợp lý nhân lực, tăng mức an toàn sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập của nông dân, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của nền kinh tế về nông sản tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu đa dạng về chủng loại, sử dụng tốt vốn đất nông nghiệp.
Đối với Đồng Tháp, chế độ đa dạng hóa, đa canh hóa, luân canh hóa sản xuất được xác định là hướng phát triển nông nghiệp thích hợp nhất, cho phép sử dụng tốt tài nguyên, đất đai, nguồn nước, lao động và khí hậu trên một nền canh tác nhiều vụ, nhiều tầng không gian, xen canh gối vụ trên từng đơn vị diện tích.
Ngoài ra, điểm rất yếu hiện nay của hàng hóa nông sản ở Đồng Tháp là chưa có thương hiệu, chưa chứng minh được quy trình canh tác, an toàn thực phẩm và cho phép truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Nông nghiệp Đồng Tháp cũng chưa tổ chức sản xuất và cung ứng được nông sản - thực phẩm cho các siêu thị trong và ngoài nước. Tập quán sản xuất của người nông dân đa phần vẫn còn nhỏ lẻ, cá thể, manh mún. Cách làm ăn này không còn phù hợp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế, tập trung, chuyên canh hóa, đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp càng là điều cần thiết và cấp bách để nông nghiệp Đồng Tháp phát triển được trong điều kiện hội nhập của đất nước.
Cần gì từ phía Nhà nước?
Để thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp, cần có chính sách, giải pháp, bước đi thích hợp, đúng đắn và kịp thời về: chính sách đối với thị trường và giá cả nông sản (thông qua biện pháp xuất - nhập khẩu); chính sách đối với tín dụng và đầu tư; vấn đề thủy lợi (tưới và tiêu nước), nhất là nước sạch cho mùa khô, cho vùng gò đồi, vùng thiếu nước ngọt, vùng bị xâm mặn, ngập úng và vấn đề thoát lũ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long...); thực hiện nghiên cứu và triển khai ở cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân. Đây là những vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện chủ trương tập trung, chuyên canh, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông sản, thực phẩm sạch và xanh; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư.
Các chính sách của Nhà nước cần tạo ảnh hưởng tới đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và tạo thuận lợi cho nông dân thực hiện chủ trương đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, điều kiện và tiềm năng để phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng ở Việt Nam còn rất lớn. Thông qua việc gia tăng mức độ hội nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tiềm năng này có thể được khai thác một cách hữu hiệu và năng động hơn. Vì thế, ở những nơi có điều kiện, có thể thành lập các công ty cổ phần nông nghiệp, hoặc phát triển liên doanh với các doanh nghiệp của Nhà nước, các công ty nước ngoài nhằm tranh thủ những thuận lợi về công nghệ, những bí quyết tiếp thị, quảng bá các mặt hàng xuất khẩu như lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, rau và hoa quả...
Tuy vậy, cần đặc biệt lưu ý các tác động “ngược” của quá trình hội nhập, tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế còn non yếu của nước ta, như: sự thâm nhập của hàng nhập khẩu; sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới; vấn đề cạnh tranh quyết liệt của chất lượng và giá cả sản xuất nông sản, thực phẩm do cắt giảm thuế quan hay do hàng rào bảo hộ bị hạn chế hay xóa bỏ... Vì thế, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng những vấn đề này, cộng với tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin mù mờ từ phía Chính phủ sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư từ các nguồn lực của Nhà nước và nông dân, có thể dẫn đến tình trạng mạo hiểm cao và “tâm lý chạy theo trào lưu, theo phong trào” của một bộ phận nông dân và doanh nghiệp. Từ đó sẽ làm thua thiệt, phá sản, thất nghiệp, nghèo túng cho các nông hộ, gia trại, trang trại và các doanh nghiệp thực hiện tập trung, chuyên canh hóa, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và bất ổn cho nền kinh tế, xã hội của đất nước.
Ngoài ra, những công việc mà Nhà nước cần nghiên cứu và triển khai thực hiện ngay là: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho một nền nông nghiệp bền vững; trang bị cho các nhà nông, các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi và ứng phó hữu hiệu với các rào cản kỹ thuật và thương mại của WTO để nông sản, thực phẩm của Việt Nam tham gia thuận lợi vào thị trường quốc tế; nghiên cứu và triển khai các mô hình sản xuất kinh doanh nông sản có hiệu quả, như các công ty cổ phần nông nghiệp, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các doanh nghiệp nông nghiệp khác.../.
Theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008, của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 9-12-2008, của Tỉnh ủy Đồng Tháp về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 như sau: “Xây dựng nền nông nghiệp của tỉnh với thế mạnh là cây lúa và thủy sản theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và là nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu”.
Về chỉ tiêu định hướng đến năm 2020 của ngành nông nghiệp cũng đã chỉ rõ: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực nông - lâm - thủy sản bình quân từ 5% - 6%/năm và chiếm tỷ trọng 19,3% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ổn định sản lượng lúa trên 2,5 triệu tấn, lúa chất lượng cao và lúa đặc sản chiếm 80% tổng diện tích; phấn đấu đưa tỷ lệ cơ cấu chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt - chăn nuôi) đạt 24% - 25% và cơ cấu nông - lâm - thủy sản là 56,72% - 1,12% - 42,16%.
Đồng thời khắc phục một cách hiệu quả những hạn chế, yếu kém của nền nông nghiệp Đồng Tháp trong những năm qua là: “…trong một thời gian dài, Đảng bộ tỉnh còn lúng túng trong việc đề ra các giải pháp đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, thiếu quyết tâm lãnh đạo đầu tư mạnh cho khu vực nông thôn, nông dân”.
Rất cần đẩy mạnh việc triển khai nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, từng bước đa dạng hóa, đa canh hóa nông nghiệp ở các vùng sinh thái khác nhau, trong hệ thống luân canh cây trồng và hệ thống chăn nuôi để đa dạng hóa nông sản, thực phẩm. |
Tập trung, chuyên canh hóa và đa dạng hóa
Tập trung, chuyên canh trong sản xuất nông nghiệp là dồn sức, hướng các hoạt động sản xuất nông nghiệp vào một vùng sinh thái nào đó phù hợp với các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội (lợi thế tương đối của từng vùng lãnh thổ)… để chuyên nuôi, trồng một vài loại cây, con nông nghiệp nào đó với diện tích và sản lượng lớn. Đối với tỉnh Đồng Tháp hiện nay là lúa, cá, tôm và sắp tới sẽ có thêm cây ăn trái.
Sự kịp thời điều chỉnh các chính sách của Nhà nước với một tư duy mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn sẽ đem lại lợi ích cả về trước mắt cũng như lâu dài cho nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp của đất nước nói riêng. |
Đối với Đồng Tháp, chế độ đa dạng hóa, đa canh hóa, luân canh hóa sản xuất được xác định là hướng phát triển nông nghiệp thích hợp nhất, cho phép sử dụng tốt tài nguyên, đất đai, nguồn nước, lao động và khí hậu trên một nền canh tác nhiều vụ, nhiều tầng không gian, xen canh gối vụ trên từng đơn vị diện tích.
Ngoài ra, điểm rất yếu hiện nay của hàng hóa nông sản ở Đồng Tháp là chưa có thương hiệu, chưa chứng minh được quy trình canh tác, an toàn thực phẩm và cho phép truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Nông nghiệp Đồng Tháp cũng chưa tổ chức sản xuất và cung ứng được nông sản - thực phẩm cho các siêu thị trong và ngoài nước. Tập quán sản xuất của người nông dân đa phần vẫn còn nhỏ lẻ, cá thể, manh mún. Cách làm ăn này không còn phù hợp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì thế, tập trung, chuyên canh hóa, đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp càng là điều cần thiết và cấp bách để nông nghiệp Đồng Tháp phát triển được trong điều kiện hội nhập của đất nước.
Cần gì từ phía Nhà nước?
Để thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp, cần có chính sách, giải pháp, bước đi thích hợp, đúng đắn và kịp thời về: chính sách đối với thị trường và giá cả nông sản (thông qua biện pháp xuất - nhập khẩu); chính sách đối với tín dụng và đầu tư; vấn đề thủy lợi (tưới và tiêu nước), nhất là nước sạch cho mùa khô, cho vùng gò đồi, vùng thiếu nước ngọt, vùng bị xâm mặn, ngập úng và vấn đề thoát lũ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long...); thực hiện nghiên cứu và triển khai ở cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân. Đây là những vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện chủ trương tập trung, chuyên canh, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; ứng dụng công nghệ sinh học cây trồng, vật nuôi, sản xuất nông sản, thực phẩm sạch và xanh; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư.
Các chính sách của Nhà nước cần tạo ảnh hưởng tới đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và tạo thuận lợi cho nông dân thực hiện chủ trương đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, điều kiện và tiềm năng để phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng ở Việt Nam còn rất lớn. Thông qua việc gia tăng mức độ hội nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tiềm năng này có thể được khai thác một cách hữu hiệu và năng động hơn. Vì thế, ở những nơi có điều kiện, có thể thành lập các công ty cổ phần nông nghiệp, hoặc phát triển liên doanh với các doanh nghiệp của Nhà nước, các công ty nước ngoài nhằm tranh thủ những thuận lợi về công nghệ, những bí quyết tiếp thị, quảng bá các mặt hàng xuất khẩu như lương thực, thực phẩm, thủy hải sản, rau và hoa quả...
Tuy vậy, cần đặc biệt lưu ý các tác động “ngược” của quá trình hội nhập, tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế còn non yếu của nước ta, như: sự thâm nhập của hàng nhập khẩu; sự biến động của giá cả trên thị trường thế giới; vấn đề cạnh tranh quyết liệt của chất lượng và giá cả sản xuất nông sản, thực phẩm do cắt giảm thuế quan hay do hàng rào bảo hộ bị hạn chế hay xóa bỏ... Vì thế, nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng những vấn đề này, cộng với tình trạng thiếu thông tin hoặc thông tin mù mờ từ phía Chính phủ sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư từ các nguồn lực của Nhà nước và nông dân, có thể dẫn đến tình trạng mạo hiểm cao và “tâm lý chạy theo trào lưu, theo phong trào” của một bộ phận nông dân và doanh nghiệp. Từ đó sẽ làm thua thiệt, phá sản, thất nghiệp, nghèo túng cho các nông hộ, gia trại, trang trại và các doanh nghiệp thực hiện tập trung, chuyên canh hóa, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và bất ổn cho nền kinh tế, xã hội của đất nước.
Ngoài ra, những công việc mà Nhà nước cần nghiên cứu và triển khai thực hiện ngay là: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất cho một nền nông nghiệp bền vững; trang bị cho các nhà nông, các doanh nghiệp Việt Nam thích nghi và ứng phó hữu hiệu với các rào cản kỹ thuật và thương mại của WTO để nông sản, thực phẩm của Việt Nam tham gia thuận lợi vào thị trường quốc tế; nghiên cứu và triển khai các mô hình sản xuất kinh doanh nông sản có hiệu quả, như các công ty cổ phần nông nghiệp, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các doanh nghiệp nông nghiệp khác.../.
Đẩy mạnh thu hút đầu tư với nhiều cơ chế, chính sách hiệu quả  (19/03/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm việc tại Đắk Lắk  (18/03/2012)
Phát động Tuần lễ quốc gia An toàn vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ lần thứ 14  (18/03/2012)
Việt Nam hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao 24-3  (18/03/2012)
Giao lưu giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam – Lào  (18/03/2012)
Tây Nguyên cần huy động mọi nguồn lực để phát triển  (17/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển