Việt Nam ủng hộ Lộ trình tương lai của UNESCO
21:56, ngày 10-03-2012
Sau khi tham dự kỳ họp Đại hội đồng chấp hành 189 của Tổ chức Liên hợp quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO), diễn ra trong vòng 2 tuần vừa qua tại Paris, Pháp - từ ngày 27-2 đến ngày 10-3-2012, Đại sứ Dương Văn Quảng, Trưởng phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO, cho biết đây là kỳ họp bất thường diễn ra sớm hơn dự kiến.
Kỳ họp được tổ chức sớm vì những khó khăn về tài chính do Mỹ quyết định ngừng tài trợ và ngừng đóng góp tài chính cho UNESCO (chiếm khoảng từ 20-22% ngân sách của UNESCO), sau khi tổ chức này thông qua nghị quyết kết nạp Palestine là thành viên chính thức.
Nội dung chính của kỳ họp là triển khai những quyết định của Đại hội đồng lần thứ 36 liên quan đến tài chính và ngân sách của UNESCO và bà Tổng giám đốc Irina Bokova đã trình lên Hội đồng chấp hành "Lộ trình cho tương lai," bao gồm những biện pháp nhằm đối phó với tình hình khó khăn này. Việt Nam ủng hộ "Lộ trình cho tương lai" do bà Tổng giám đốc đưa ra.
Lộ trình này dựa trên ba ba nguyên tắc chủ yếu. Thứ nhất, là tiếp tục duy trì uy tín và vị thế lãnh đạo của UNESCO; Thứ hai, tiết kiệm chi phí trên cơ sở tinh giảm biên chế bộ máy bằng việc thực hiện chủ trương ngừng tuyển dụng 75% các vị trí cần bổ sung thay thế, đồng thời sẽ sáp nhập một số bộ phận và điều động một số cán bộ từ trụ sở chính đến các khu vực, các nước để làm việc ; và thứ ba, thay đổi lề lối làm việc. Lộ trình cũng xác định lại hướng ưu tiên trong các chương trình hoạt động của UNESCO. Đó là giáo dục cho tất cả mọi người, bảo tồn di sản và các chương trình chống biến đổi khí hậu.
Đại sứ cho biết, hiện nay ngân sách của UNESCO khoảng hơn 465 triệu, bị cắt giảm hơn 200 triệu so với dự kiến ban đầu. Nên chi phí cho cán bộ đi họp và các hoạt động của ngay Hội đồng Chấp hành cũng bị cắt giảm.
Đại sứ cho biết Hội đồng Chấp hành cũng thảo luận và bỏ phiếu về Giải thưởng mang tên Tổng thống Guinea Xích đạo. Các thành viên Hội đồng đã không đạt được đồng thuận về vấn đề này. Một số nước muốn trì hoãn thực hiện và tiến tới hủy bỏ giải thưởng với lý do là nó mang tên Tổng thống Guinea Xích đạo; các nước châu Phi nhượng bộ chấp nhận đổi tên giải thưởng thành "giải thưởng UNESCO-Guinea Xích đạo" và đưa ra một dự thảo nghị quyết mới.
Dự thảo nghị quyết mang tính thỏa hiệp với nội dung yêu cầu thực hiện giải thưởng với sự hỗ trợ tài chính của Guinea Xích đạo và tên gọi mới của giải thưởng "Giải thưởng UNESCO-Guinea Xích đạo" và đã được thông qua với 33 phiếu thuận, 18 phiếu chống và 6 phiếu trắng. Vấn đề này tiếp tục chia rẽ UNESCO trong khi tổ chức này cần sự đồng thuận của mọi quốc gia thành viên.
Việt Nam bỏ phiếu tán thành việc thực hiện giải thưởng này vì Việt Nam ủng hộ mọi cố gắng về tài chính, vật chất nhằm khuyến khích nghiên cứu khoa học phục vụ sự phát triển của con người. Hơn nữa đây là một giải thưởng đến từ lục địa châu Phi.
Được hỏi về quan điểm của Việt Nam đối với vấn đề Syria, Đại sứ Dương văn Quảng cho biết tại phiên thảo luận, đoàn Việt Nam đã phát biểu bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về tình hình bạo lực xảy ra hiện nay ở Syria, ủng hộ mọi cố gắng của cộng đồng quốc tế, Liên đoàn Ảrập nhằm khuyến khích các bên ở Syria ngồi lại với nhau và đối thoại xây dựng nhằm tìm ra một giải pháp chính trị cho tình hình bạo lực hiện nay.
Việt Nam chia sẻ quan điểm của nhiều quốc gia thành viên là yêu cầu tất cả các nước phải tuân thủ mục tiêu và những nguyên tắc cơ bản được ghi trong hiến chương Liên hợp quốc, luật quốc tế và công ước thành lập UNESCO, nhất là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia, không can thiệp vào công việc của nhau, giải quyết hòa bình mọi cuộc xung đột. Theo Đại sứ, các nước phải tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân Syria và tất cả quá trình đó phải do nhân dân của nước này tự quyết định./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ tưởng niệm một năm động đất sóng thần Nhật Bản  (10/03/2012)
Tổng thống Syria ủng hộ nỗ lực hòa bình "thành thực"  (10/03/2012)
Việt Nam - Philippines thúc đẩy quan hệ hợp tác hai Đảng  (10/03/2012)
Các nền kinh tế mới nổi trước nguy cơ bị mất đà  (10/03/2012)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay