Việt Nam ủng hộ các nỗ lực cải cách của UNESCO
Chiều 29-2-2012 tại trụ sở UNESCO ở Paris, Pháp, Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova đã tiếp ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và đại diện của Việt Nam tại Hội đồng chấp hành UNESCO, đang thăm và làm việc tại Pháp.
Trong khuôn khổ diễn ra các phiên họp của Hội đồng chấp hành Tổ chức Liên hợp quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) từ ngày 27-2-10-3, trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN về những nội dung được đề cập tại buổi tiếp, ông Nguyễn Thanh Sơn khẳng định Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ những đường lối cải cách của UNESCO và chia sẻ với bà những khó khăn chung mà UNESCO đang gặp phải do khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt những khó khăn sau khi Mỹ có quyết định cắt giảm tài chính giành cho tổ chức này.
Ông Nguyễn Thanh Sơn khẳng định sự hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO ngày càng phát triển, đạt được những kết quả thiết thực và đang đi vào chiều sâu với sự tin tưởng lẫn nhau. Ông nhấn mạnh nhờ có sự đánh giá công tâm của Tổ chức UNESCO quốc tế, nhất là vai trò quan trọng của bà Irina Bokova, mà Việt Nam đã có được số lượng di sản văn hóa, thiên nhiên, phi vật thể, các khu sinh quyển được công nhận là những di sản của thế giới ngày càng tăng, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế-văn hóa-xã hội của Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ quan điểm rằng, Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức hội nghị tham vấn các nước thành viên UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào tháng Sáu tới, nhân dịp tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ vinh danh Thành nhà Hồ là Di sản Văn hóa Thế giới và cũng là dịp mà Ủy ban UNESCO Việt Nam kỷ niệm 35 năm ngày thành lập. Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ chương trình "kế hoạch hành động hướng tới tương lai" lộ trình hướng tới tương lai do bà Irina Bokova khởi xướng và đã được nêu ra tại phiên họp đặc biệt 26-1 vừa qua.
Tổng Giám đốc UNESCO đánh giá rất cao tinh thần hợp tác của Việt Nam và bày tỏ tình cảm hết sức tốt đẹp về nhân dân và lãnh đạo Việt Nam. Bà nhắc lại những kỷ niệm "không thể quên" trong chuyến thăm Việt Nam nhân dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Bà Bokova cũng đánh giá cao những chia sẻ của Việt Nam đối với những khó khăn của UNESCO trong giai đoạn hiện nay. Theo bà, không phải cứ đóng góp tiền vào UNESCO mới là chia sẻ và giúp đỡ, mà hình thức Việt Nam sẽ nhận đăng cai tổ chức hội nghị của các nước thành viên UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương, là một "chia sẻ rất thực tế" - một việc làm "có ý nghĩa hơn rất nhiều."
Tổng Giám đốc Bokova cám ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành sự "quan tâm, sự hợp tác và chia sẻ những khó khăn đúng lúc và rất cần thiết." Bà đề nghị phía Việt Nam phối hợp cùng UNESCO đề nghị chính phủ Mỹ sự hợp tác tích cực và thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với hoạt động của UNESCO đồng thời yêu cầu Quốc hội xem xét lại vấn đề tiếp tục và bổ sung kinh phí cho hoạt động của tổ chức này. Bà đánh giá rất cao nền văn hóa và truyền thống văn hiến của nhân dân Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử.
Nhân dịp này, ông Nguyễn Thanh Sơn đưa ra đề nghị Tổng Giám đốc UNESCO xem xét hồ sơ Giỗ tổ Vua Hùng (Ngày "Quốc lễ" đáng tự hào của gần 90 triệu dân Việt Nam và gần 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể. Bà Irina Bokova hứa sẽ ủng hộ Việt Nam trong vấn đề này và sẽ cố gắng thực hiện chuyến thăm Việt Nam vào tháng Sáu tới.
Tại phiên họp toàn thể ngày 1-3 tới đây, đoàn Việt Nam sẽ tham dự và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn có bài phát biểu quan trọng./.
Việt Nam thực hiện đầy đủ các quyền của người dân  (01/03/2012)
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật  (01/03/2012)
Hội thảo Việt – Nhật về phát triển đô thị  (01/03/2012)
Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp ở Cần Thơ  (01/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển