Việt Nam thực hiện đầy đủ các quyền của người dân
Chiều 29-2-2012, phát biểu tại phiên họp cấp cao Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva (Thụy Sĩ), Thứ trưởng Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, Lê Lương Minh, đã khẳng định Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quyền của người dân.
Thứ trưởng Lê Lương Minh cho biết, Việt Nam thực hiện cam kết này thông qua việc thực hiện các chính sách lấy con người làm trọng tâm và vì người nghèo, đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhất cho người dân. Ông cho biết các chính sách này đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc y tế và tạo việc làm, nâng cao đời sống và phúc lợi cho người dân.
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, Việt Nam đã nỗ lực duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm khoảng 6%, tạo cơ sở vững chắc để đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản của người dân. Chính phủ Việt Nam dành ưu tiên cao cho cải cách luật pháp, hành chính và tư pháp nhằm bảo đảm tăng cường hơn nữa quyền của người dân cả trong luật pháp và thực tiễn, bao gồm cả quyền giám sát việc thực hiện pháp luật, tiếp cận thông tin. Phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền là ba trụ cột trong chiến lược phát triển của Việt Nam.
Thực hiện chính sách hội nhập toàn diện, trong đó có việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, Việt Nam đã và đang tiến hành đối thoại và hợp tác với các đối tác quốc tế. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam tích cực tham gia cùng các nước ASEAN thúc đẩy các hoạt động của Cơ quan liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR).
Thứ trưởng Lê Lương Minh cho rằng các mối quan hệ tương tác đó cùng với các đối thoại định kỳ với một số nước tiếp tục đóng góp tích cực nâng cao hiểu biết lẫn nhau là điều kiện cần thiết cho mọi giải pháp thích hợp đối với các vấn đề nhân quyền cùng quan tâm.
Thứ trưởng Lê Lương Minh khẳng định với tư cách là ứng cử viên của ASEAN vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, và là thành viên của tất cả các công ước chính về nhân quyền, Việt Nam sẽ hợp tác tích cực với cộng đồng quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn cho mọi người.
Về tình hình thế giới, Thứ trưởng Lê Lương Minh cho biết khóa họp lần thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền diễn ra trong bối cảnh có nhiều thay đổi ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt ở Trung Đông và Bắc Phi, tạo ra nhiều thách thức cho việc duy trì hòa bình, phát triển và bảo vệ quyền con người. Cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với đời sống của nhân dân ở hầu hết các nước. Sự bất ổn về chính trị và xã hội không những không giảm đi mà có xu hướng tăng lên ở một số khu vực, dẫn đến các cuộc khủng hoảng và xung đột nội bộ. Những nhân tố này ảnh hưởng tiêu cực đến các nỗ lực nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền con người, đặc biệt là quyền sống, quyền có lương thực, nhà ở, việc làm và quyền phát triển. Tình hình không ổn định ở các nước cho thấy việc tăng cường và bảo vệ quyền con người chỉ có thể được bảo đảm dựa trên nền tảng hòa bình, ổn định và phát triển.
Thứ trưởng hài lòng nhận thấy hòa bình và ổn định đã được khôi phục ở một số nước bị ảnh hưởng, nhưng tỏ quan ngại sâu sắc với tình hình bất ổn và bạo động gia tăng tại Syria, cướp đi sinh mạng nhiều thường dân. Ông kêu gọi các bên liên quan thể hiện thiện chí, kiềm chế và đối thoại xây dựng để nhanh chóng tìm ra giải pháp chính trị phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Syria.
Ông khẳng định, Việt Nam ủng hộ mọi nỗ lực quốc tế nhằm đóng góp cho hòa hợp dân tộc, khôi phục hòa bình và ổn định ở Syria dựa trên các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, đặc biệt là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không có sự áp đặt và can thiệp từ bên ngoài.
Về hoạt động của Hội đồng Nhân quyền, Thứ trưởng Lê Lương Minh nhấn mạnh Hội đồng Nhân quyền là cơ quan tối cao của Liên hợp quốc nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người phải thực sự là diễn đàn thúc đẩy hợp tác và đối thoại dựa trên các nguyên tắc minh bạch, khách quan, không thiên vị, không chính trị hóa, không chọn lọc, không áp dụng “tiêu chuẩn kép” trong việc giải quyết các vấn đề về quyền con người.
Hội đồng cần phải tránh vết xe đổ của cơ quan tiền thân là Ủy ban nhân quyền đã mất đi tính chính danh do việc chính trị hóa các vấn đề nhân quyền. Nguyên nhân gốc rễ của tình hình bất ổn vừa qua và hiện đang diễn ra ở các nước đang phát triển cho thấy Hội đồng cần đảm bảo thực hiện cân bằng các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và các quyền chính trị.
Bên lề phiên họp cấp cao, Thứ trưởng Lê Lương Minh đã tiếp xúc với trưởng đoàn nhiều nước để trao đổi về quan hệ song phương, về phối hợp tại các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Khóa họp lần thứ 19 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ tiếp tục kéo dài đến ngày 23-3./.
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật  (01/03/2012)
Hội thảo Việt – Nhật về phát triển đô thị  (01/03/2012)
Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp ở Cần Thơ  (01/03/2012)
Đẩy mạnh cải cách hành chính, giải quyết kịp thời nhu cầu chính đáng của người dân, doanh nghiệp ở Cần Thơ  (01/03/2012)
Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị quán triệt Quyết định số 46-QĐ/TW và Quy định số 47-QĐ/TW  (01/03/2012)
Thành phố Ninh Bình, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2012  (01/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển