98 doanh nghiệp nhận giải chất lượng quốc gia
21:55, ngày 26-02-2012
Sáng 26-2, tại Hà Nội, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ, đã tổ chức Lễ trao giải thưởng Chất lượng quốc gia và giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2011 cho 98 doanh nghiệp.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã tới dự và trao giải cho các doanh nghiệp.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Nhà nước và Chính phủ Việt Nam chúc mừng 98 doanh nghiệp xuất sắc đạt giải lần này và khẳng định: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia rất có ý nghĩa trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu. Giải thưởng giúp doanh nghiệp có điều kiện học hỏi, đánh giá và cải tiến một cách toàn diện các hoạt động quản lý, chất lượng sản phẩm… Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp đạt giải thưởng quảng bá thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cần phải đổi mới phương thức để khuyến khích ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia và trở thành phong trào rộng khắp cả nước, góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là một hình thức tôn vinh, khen thưởng hàng năm ở cấp quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ, tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh và hội nhập trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ năm 1996 đến 2011 đã có 1.399 lượt doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, trong đó có 73 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 26 doanh nghiệp được trao giải GPEA.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được đánh giá theo 7 tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Baldrige (MBA) - Hoa Kỳ gồm: vai trò lãnh đạo; hoạch định chiến lược; định hướng khách hàng và thị trường; đo lường, phân tích và quản lý tri thức; quản lý phát triển nguồn nhân lực; quản lý quá trình hoạt động và kết quả hoạt động.
Trong các doanh nghiệp đạt giải vàng chất lượng năm 2011 có 5 doanh nghiệp sản xuất lớn gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long, Công ty Cổ phần càphê Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hóa chất 21, Công ty Cổ phần Thép Pomina. Đặc biệt hai doanh nghiệp Việt Nam được Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) năm 2011 là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Long I (tỉnh Bình Dương) và Công ty Cổ Phần Đầu tư Robot (Thành phố Hồ Chí Minh)./.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thay mặt Nhà nước và Chính phủ Việt Nam chúc mừng 98 doanh nghiệp xuất sắc đạt giải lần này và khẳng định: Giải thưởng Chất lượng Quốc gia rất có ý nghĩa trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu. Giải thưởng giúp doanh nghiệp có điều kiện học hỏi, đánh giá và cải tiến một cách toàn diện các hoạt động quản lý, chất lượng sản phẩm… Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp đạt giải thưởng quảng bá thương hiệu sản phẩm, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, Giải thưởng Chất lượng Quốc gia cần phải đổi mới phương thức để khuyến khích ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia và trở thành phong trào rộng khắp cả nước, góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia là một hình thức tôn vinh, khen thưởng hàng năm ở cấp quốc gia của Thủ tướng Chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Đây là cơ hội giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao vị thế các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ, tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh và hội nhập trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ năm 1996 đến 2011 đã có 1.399 lượt doanh nghiệp được trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, trong đó có 73 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 26 doanh nghiệp được trao giải GPEA.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được đánh giá theo 7 tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Baldrige (MBA) - Hoa Kỳ gồm: vai trò lãnh đạo; hoạch định chiến lược; định hướng khách hàng và thị trường; đo lường, phân tích và quản lý tri thức; quản lý phát triển nguồn nhân lực; quản lý quá trình hoạt động và kết quả hoạt động.
Trong các doanh nghiệp đạt giải vàng chất lượng năm 2011 có 5 doanh nghiệp sản xuất lớn gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long, Công ty Cổ phần càphê Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hóa chất 21, Công ty Cổ phần Thép Pomina. Đặc biệt hai doanh nghiệp Việt Nam được Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương trao tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA) năm 2011 là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Minh Long I (tỉnh Bình Dương) và Công ty Cổ Phần Đầu tư Robot (Thành phố Hồ Chí Minh)./.
Giao lưu nghệ thuật tôn vinh 26 thành tựu y học  (26/02/2012)
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 3,6 tỉ USD  (26/02/2012)
G20 có thể không đạt thỏa thuận bơm tiền hỗ trợ EU  (26/02/2012)
Các nền kinh tế mới nổi đặt điều kiện giúp châu Âu  (26/02/2012)
JICA hỗ trợ Việt Nam tăng kiểm soát an toàn thực phẩm  (25/02/2012)
Các nước châu Á- Thái Bình Dương cam kết tăng trưởng bền vững  (25/02/2012)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay