Những tín hiệu Mỹ sẽ trở lại Philippin
17:05, ngày 22-02-2012
TCCSĐT- Gần đây, các quan chức quân sự, ngoại giao cấp cao Mỹ và Philippin liên tục gặp nhau để bàn thảo về các quan hệ song phương, đặc biệt là hợp tác quân sự. Quan hệ Mỹ - Philippin trong lĩnh vực quân sự ngày càng trở nên chặt chẽ hơn, kể từ khi tàu của Trung Quốc hồi năm ngoái nhiều lần tiến vào vùng biển mà Philippin tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.
Những ngày cuối tháng giêng vừa qua, tại Washington, các quan chức Mỹ và Philippin đã tiến hành cuộc đối thoại kéo dài hai ngày về một loạt vấn đề song phương, trong đó có thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ tăng cường sự hiện diện ở Philippin. Một tuần trước đó, trong khi đi thăm Philippin, các thượng nghị sĩ Mỹ John McCain và Joseph Lieberman cũng đề cập tới vấn đề hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực “An ninh biển”. Nguồn tin từ Washington tiết lộ rằng, trong chuyến thăm Philippin của Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta dự kiến vào tháng 3-2012, cũng như chuyến thăm Philippin của Tổng thống Barack Obama dự kiến vào tháng 5-2012, các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước cũng sẽ tiếp tục đề cập vấn đề hợp tác quân sự.
Chủ đề được các nhà lãnh đạo Mỹ và Philippin quan tâm nhiều nhất tại các cuộc gặp song phương là việc triển khai lực lượng quân sự Mỹ tại Philippin. Có thể sẽ không thường trực như trước đây tại các căn cứ Hải quân Subic và căn cứ Không quân Clark, nhưng các lực lượng quân sự Mỹ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn, trên cơ sở tổ chức những cuộc tập trận chung. Một số quan chức Philíppin giấu tên đã tiết lộ rằng, Manila sẵn sàng cho phép các tàu chiến và máy bay trinh sát của Mỹ có mặt trên lãnh thổ nước họ. Các cuộc đàm phán có thể sẽ không đề cập cụ thể đến một căn cứ quân sự thường trực, nhưng sẽ tìm kiếm giải pháp cho việc triển khai lực lượng Mỹ lâu dài tại một địa điểm quan trọng nào đó ở Philippin. Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ gọi chính sách này là "Duy trì dấu chân nhẹ của Mỹ”, mà thực chất là biện pháp nhằm chuyển giao phần lớn các khoản chi phí của việc triển khai lực lượng cho nước chủ nhà, để tránh được các vấn đề về hiến pháp, cũng như sự tranh cãi chính trị liên quan đến thiết lập một căn cứ quân sự thường trực.
Dư luận thế giới đều hiểu rằng, Philippin trở lại quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Mỹ sau khi tàu của Trung Quốc hồi năm ngoái nhiều lần tiến vào vùng biển mà Philíppin tuyên bố thuộc chủ quyền của họ trên Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Philippin Voltaire Gazmin cho biết, việc gia tăng quan hệ hợp tác quân sự giữa Mỹ và Philippin là phù hợp với thỏa thuận năm 1999, theo đó, tàu chiến và máy bay Mỹ có thể thường xuyên ghé thăm các căn cứ của nước này và tiến hành các cuộc tập trận chung. Tại cuộc đối thoại chiến lược cuối tháng 1-2012 giữa Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á Kurt Campbell và quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Peter Lavoy với Thứ trưởng Ngoại giao Philippin Erlinda Basilio và Thứ trưởng Quốc phòng Philippin Pio Lorenzo Batino, phía Philippin cũng đã đề nghị Mỹ cung cấp thêm tàu chiến và các máy bay chiến đấu F-16, cùng các thiết bị quân sự hiện đại khác để bảo vệ lãnh hải trên Biển Đông.
Người ta cũng thấy rõ rằng, lo ngại trước sức mạnh kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc, nên Mỹ ra sức khẳng định "lợi ích quốc gia" đối với các tuyến hàng hải quan trọng ở Biển Đông. Hai năm qua, Mỹ đã khẳng định tuyên bố này bằng nhiều ý đồ chính trị, cũng như các biện pháp ngoại giao, quân sự. Các tàu chiến của Mỹ thường xuyên đồn trú tại Xingapo để bảo vệ eo biển Malacca; thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung với các nước trong khu vực. Mới đây nhất là thỏa thuận triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ ở Darwin, cũng như sử dụng các căn cứ không quân và hải quân của Australia. Thỏa thuận sắp tới của Mỹ với Philippin cũng sẽ tương tự như hình thức này.
Trung tâm Nghiên cứu “Vì nền an ninh mới của nước Mỹ” - một viện nghiên cứu có nhiều uy tín của Mỹ, ngày 19-1 đã công bố một bản báo cáo về Biển Đông, trong đó nhấn mạnh: "Nền kinh tế thế giới có một trung tâm địa lý, đó là Biển Đông. Biển Đông là nơi mà sự phát triển quân sự của Trung Quốc đang thách thức sức mạnh vượt trội của hải quân Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp tục phát triển, có thể sẽ làm đảo lộn thế cân bằng sức mạnh đã tồn tại từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2".
“Hòn đá tảng” thể hiện sự vượt trội về quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á trong thế kỷ XX là các căn cứ Hải quân Subic và căn cứ Không quân Clark tại Philippin. Đây là những căn cứ quân sự nước ngoài lớn nhất của Mỹ, nhưng đã bị đóng cửa từ năm 1991. Năm 1999, Chính phủ Philippin ký Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ, tạo cơ sở cho quân đội Mỹ tái triển khai trên lãnh thổ Philippin dưới danh nghĩa các cuộc diễn tập. Dựa vào VFA, Washington tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chống các chiến binh Hồi giáo ở khu vực Balikatan thuộc phía Nam Philippin.
Trong thập niên đầu tiên thế kỷ 21, Tổng thống Philippin Gloria Arroyo tiếp tục duy trì liên minh quân sự với Mỹ, đồng thời tìm kiếm quan hệ kinh tế và chính trị thân thiện hơn với Trung Quốc. Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi kể từ khi Tổng thống Benigno Aquino lên nắm quyền (từ tháng 6-2010). Washington ủng hộ ông Aquino củng cố quyền lực chính trị trong nước và có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong các cuộc trả lời phỏng vấn gần đây, cả quan chức Philippin và Mỹ đều không loại trừ khả năng tàu chiến và các lực lượng quân sự Mỹ trong tương lai sẽ lại trở lại căn cứ Subic của Philippin.
Những động thái trên một lần nữa cho thấy, dường như giới chức hai nước Mỹ và Philippin đang dọn đường để đạt tới sự đồng thuận về việc sớm đưa các lực lượng quân sự Mỹ đến Philippin trong nay mai./.
Chủ tịch nước tiếp đại sứ các nước trình quốc thư  (22/02/2012)
"Việt Nam coi trọng hợp tác toàn diện với Campuchia"  (22/02/2012)
Tạo thuận lợi cho hoạt động của ILO ở Việt Nam  (22/02/2012)
Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm cho phụ nữ  (22/02/2012)
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đảng chuyên trách ở cơ sở tài chính – ngân hàng  (22/02/2012)
Đưa nước Mỹ trở lại vị thế nhà sản xuất số 1 thế giới  (22/02/2012)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên