Nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất
Thực trạng nhà ở của người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
Theo số liệu điều tra, tỷ lệ lao động nhập cư hiện nay ở các KCN khoảng trên 50%. Một số địa phương có tỷ lệ lao động nhập cư cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70% tổng số lao động trong các KCN. Vì vậy, vấn đề xây dựng và đáp ứng nhu cầu về nhà ở, nhà trẻ, trường học ở khu vực này càng trở nên bức xúc. Hầu hết các KCN tập trung đều thiếu hoặc không có nhà ở cho NLĐ. Số lượng công nhân tăng nhanh nhưng trong quy hoạch phát triển các KCN chưa tính tới nhu cầu về chỗ ở cho họ và các chính sách hiện có chưa khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia xây nhà ở cho NLĐ, nhất là vấn đề vốn và đất đai.
Theo báo cáo của các cơ quan hữu quan, sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, ngày 24-4-2009, của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho NLĐ trong các KCN, các tỉnh, thành phố đã đăng ký 110 dự án nhà ở cho NLĐ tại các KCN trong giai đoạn 2010 - 2015, với tổng vốn đầu tư là 25.554 tỉ đồng (trong đó vốn doanh nghiệp 24.425 tỉ đồng, vốn địa phương 1.129 tỉ đồng); quy mô xây dựng 6.000.000 m2 sàn, bảo đảm chỗ ở cho 960.000 lao động. Tuy nhiên, đến nay mới có 25 dự án xây nhà ở cho NLĐ được khởi công với tổng số vốn xây dựng 28.000 tỉ đồng, với tổng diện tích sàn theo thiết kế 787.500 m2, chỉ đáp ứng được chỗ ở cho 129.000 người. Trong số 25 dự án trên, chỉ có 9 dự án đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng, trong đó Hà Nội có một dự án, Thành phố Hồ Chí Minh có 8 dự án với tổng diện tích 200.000 m2, giải quyết chỗ ở cho 27.000 công nhân.
Trong tổng số 1,5 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, trung bình có 60% là người ngoại tỉnh và hầu hết trong số họ đều có nhu cầu nhà ở. Hà Nội có 16 KCN, dự kiến đến năm 2015 sẽ thu hút 460.000 công nhân vào làm việc, trong đó 230.000 NLĐ có nhu cầu về nhà ở. Theo dự báo, đến năm 2015, Bình Dương có 422.000 lao động ngoại tỉnh có nhu cầu nhà ở và con số đó ở Đồng Nai là 320.000 lao động. Nhu cầu nhà ở của NLĐ tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là 445.000 người nhưng chỉ có 14.000 người được ở nhà của doanh nghiệp hoặc địa phương xây.
Còn theo báo cáo của các địa phương, hiện nay, tại các KCN mới chỉ có khoảng 5% số công nhân được ở trong các nhà trọ do các doanh nghiệp sử dụng lao động, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đầu tư xây dựng, số còn lại chưa có chỗ ở hoặc đang phải thuê nhà ở tạm bợ. Gần 95% số công nhân ngoại tỉnh làm việc tại các KCN tập trung trên cả nước phải thuê nhà trọ của tư nhân. Các phòng trọ do tư nhân xây dựng cho thuê hầu hết đều rất chật hẹp, diện tích sử dụng bình quân từ 3 - 4m2/người, không bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước, nên họ ăn ở chật chội, nhếch nhác, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động, gây ra các tệ nạn xã hội, nguy cơ một bộ phận công nhân lao động bị tha hóa là khó tránh khỏi.
Bất cập lớn nhất hiện nay là, việc xây nhà ở cho NLĐ tại các KCN, KCX thiếu đồng bộ với việc xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, bưu điện, chợ, siêu thị...). Tình trạng này dẫn đến hiện tượng, một số khu nhà đã được xây dựng hoàn chỉnh nhưng NLĐ không muốn vào ở, vì quy hoạch, thiết kế và quản lý không phù hợp với đặc thù sinh hoạt, làm việc. Theo kết quả điều tra, khảo sát, hiện nay, trong tổng số 220 KCN, KCX hầu như chưa có KCN nào xây dựng được nhà trẻ, mẫu giáo, trường học phổ thông và trạm y tế để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của NLĐ.
Giải pháp về nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất
a - Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề nhà ở cho NLĐ.
Nhà ở là điều kiện đầu tiên để phát triển nguồn lực con người, một yếu tố hết sức quan trọng để phát triển sản xuất. Bảo đảm tốt vấn đề này sẽ giúp NLĐ ổn định sức khỏe, tái sản xuất sức lao động, góp phần tạo nguồn lực lao động có chất lượng cho xã hội. Xóa bao cấp về nhà ở nghĩa là không phân phối nhà theo cách thức cũ, với giá thuê quá thấp như trước đây, nhưng với đối tượng cụ thể (cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ hưởng lương theo ngạch, bậc nhà nước), phải được hỗ trợ tạo điều kiện phù hợp với tiền lương, thu nhập. Việc cải thiện chỗ ở cho NLĐ, nhất là NLĐ trong các KCN cần được sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước, chủ doanh nghiệp, NLĐ và toàn xã hội. Từ đó, cần xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc lo nhà ở cho NLĐ.
Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế phải gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, khi phê duyệt các dự án KCN, KCX, phải dành quỹ đất tương xứng để xây dựng nhà ở và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cho công nhân. Cần có chính sách ưu đãi thích đáng cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở tại các KCN. Các doanh nghiệp muốn đầu tư, làm ăn tại các KCN, KCX phải có trách nhiệm dành một khoản tương ứng để đóng góp xây dựng nhà ở cho công nhân.
b - Xã hội hóa việc bảo đảm nhà ở cho NLĐ.
Thực hiện nhất quán và xuyên suốt chủ trương chuyển từ cơ chế bao cấp nhà ở sang cơ chế tạo điều kiện để huy động tiềm năng của nhân dân, xác định việc bảo đảm nhà ở là sự nghiệp của toàn dân. Đây là quan điểm cơ bản để tạo động lực thu hút nguồn vốn đầu tư của nhân dân cũng như người có nhu cầu về nhà ở. Từng bước thực hiện phương châm xã hội hóa công tác này. Nhà nước có cơ chế tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên và NLĐ cải thiện chỗ ở thông qua các chính sách về đất ở, chính sách tài chính, chính sách đầu tư xây dựng.
c - Rà soát, bổ sung sửa đổi cơ chế, chính sách cho phù hợp.
Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhà ở, nhất là chính sách khuyến khích phát triển nhà ở cho NLĐ tại các KCN. Tuy nhiên những chính sách này vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, khiến vấn đề nhà ở của NLĐ ngày càng trở nên bức xúc. Vì vậy, cần rà soát lại các chính sách đã ban hành, làm rõ nguyên nhân của những ách tắc, từ đó có các giải pháp, điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Thực tế cho thấy, những khó khăn, cản trở lớn nhất hiện nay là vấn đề đất đai, vốn, quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, các thủ tục hành chính... Vì vậy, cần tập trung khắc phục những khó khăn về đất đai, quy hoạch, vốn, thủ tục, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh tham gia thực hiện các dự án phát triển nhà ở. Đồng thời, hỗ trợ để có giá thuê, giá mua hợp lý với các đối tượng NLĐ hưởng lương ở khu vực đô thị, đặc biệt NLĐ ở các KCN tập trung, khắc phục thực trạng hiện nay là giá thuê và giá mua quá cao.
d - Quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp.
Về phía Nhà nước, cần tạo điều kiện về quỹ đất, có quy định ưu đãi về tiền sử dụng đất, miễn giảm thuế, vay vốn ưu đãi, hỗ trợ hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng. Đối với doanh nghiệp, cần có chính sách, quy định bắt buộc các chủ doanh nghiệp sử dụng lao động phải có trách nhiệm dành một tỷ lệ vốn tham gia giải quyết nhà ở cho NLĐ thông qua việc đóng góp tài chính hoặc tự xây nhà ở cho NLĐ thuê, mua; nghiên cứu đa dạng hóa các kiểu dáng kiến trúc phù hợp với điều kiện sống của NLĐ.
đ - Nhà ở trong khu đô thị và KCN tập trung nhất thiết phải gắn với kế hoạch phát triển khu đô thị, khu công nghiệp .
Quy hoạch phát triển KCN, KCX phải bao gồm quy hoạch trong và ngoài KCN, phải gắn kết KCN với khu đô thị có đầy đủ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở cho NLĐ. Những dự án mới phát triển KCN nhất thiết phải có quỹ đất để xây dựng nhà ở cho công nhân. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để có đất xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phúc lợi phục vụ nhu cầu thiết yếu cho NLĐ./.
Ngày hội thơ diễn ra sôi nổi tại các địa phương  (06/02/2012)
Quảng Nam triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội chào mừng kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh  (06/02/2012)
Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị các nhà đầu tư tại Nghệ An  (05/02/2012)
Huế tiếp nhận hơn 100 hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh  (05/02/2012)
"Thơ là riêng tư của đời sống, sức mạnh tinh thần"  (05/02/2012)
Sự trỗi dậy của E7 làm thay đổi kinh tế toàn cầu  (05/02/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên