Sự trỗi dậy của E7 làm thay đổi kinh tế toàn cầu
22:04, ngày 05-02-2012
Theo báo Thư tín địa cầu, cuộc Đại suy thoái đã kết thúc được ba năm và những thay đổi sâu rộng đang diễn ra trên thế giới.
Trục kinh tế toàn cầu đang thay đổi một cách cơ bản và việc so sánh giữa bảy nền kinh tế phát triển chủ chốt (G7) và bảy nền kinh tế đang nổi lớn nhất (E7) có thể cho thấy sự thay đổi đáng chú ý này.
Tính chung, hiện khối E7, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico chiếm gần 31% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, so với mức 19% của hai thập kỷ trước đây. Trong khi đó phần của G7 trong GDP toàn cầu cùng kỳ đã giảm từ 51% xuống 38%.
Chính những xu hướng khác nhau trong tăng trưởng này đang làm thay đổi đáng kể bức tranh kinh tế toàn cầu. Ví dụ, trong bốn năm từ cuối năm 2007 đến hết năm 2011, chỉ có 4/7 nền kinh tế G7 phục hồi lại được mức sản lượng trước suy thoái.
Canada là quốc gia có thành tích tốt nhất trong nhóm này, bất chấp thực tế rằng quy mô kinh tế của "đất nước lá phong" hiện mới chỉ tăng 3,1% so với năm 2007. Quy mô của nền kinh tế Đức, nước có thành tích cao thứ hai trong G7, chỉ tăng thêm 1,8%, trong khi Mỹ và Pháp mới chỉ trở lại được quy mô kinh tế hồi năm 2007.
Anh, Nhật Bản và Italy không thể phục hồi được sản lượng mà họ đã mất trong cuộc suy thoái năm 2008-2009. Kinh tế Anh hiện giảm 2,6% so với mức đỉnh điểm năm 2007 trước khủng hoảng, trong khi quy mô kinh tế của Nhật Bản giảm 4,2% và của Italia giảm 4,7%.
Ngược với các nước G7, sản lượng hàng hóa và dịch vụ tại toàn bộ bảy thành viên nhóm E7 đều tăng so với năm 2007. Quy mô kinh tế Trung Quốc tăng 44,6% so với trước khủng hoảng và bất chấp sự suy giảm tăng trưởng, GDP của nước này dường như vẫn đạt mức tăng 8-9% trong năm nay.
Tương tự, quy mô kinh tế của Ấn Độ tăng 34,6%; Indonesia 25,2%; Brazil 16,5%. Ngay cả Mexico, nền kinh tế có thành tích kém nhất E7, quy mô tăng trưởng 3,9% vẫn cao hơn so với tất cả các thành viên của G7.
Thực tế hiện nay cho thấy sự phục hồi bền vững còn xa vời đối với các nền kinh tế G7. Bất chấp các khoản tiền lớn và các gói kích thích tài chính, tỷ lệ tăng trưởng tại tất cả các nền kinh tế phát triển đều thấp hơn nhiều so với mức trung bình lâu dài của họ. Hơn nữa, bị hạn chế do các khoản nợ và thâm hụt lớn, không một nước G7 nào có khả năng đạt được mức tăng trưởng cao hơn, hoặc thậm chí là bằng mức tăng trưởng trung bình lâu dài trong vài năm tới.
Từ năm 2007, tăng trưởng tại các nền kinh tế E7 tăng vọt so với mức trung bình lâu dài của họ. Nếu những xu hướng hiện nay tiếp tục, đến năm 2020, E7 sẽ vượt G7 và chiếm phần lớn hơn trong sản lượng kinh tế thế giới. Và chắc chắn điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc quyền lực địa - chính trị hiện nay./.
Tính chung, hiện khối E7, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico chiếm gần 31% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, so với mức 19% của hai thập kỷ trước đây. Trong khi đó phần của G7 trong GDP toàn cầu cùng kỳ đã giảm từ 51% xuống 38%.
Chính những xu hướng khác nhau trong tăng trưởng này đang làm thay đổi đáng kể bức tranh kinh tế toàn cầu. Ví dụ, trong bốn năm từ cuối năm 2007 đến hết năm 2011, chỉ có 4/7 nền kinh tế G7 phục hồi lại được mức sản lượng trước suy thoái.
Canada là quốc gia có thành tích tốt nhất trong nhóm này, bất chấp thực tế rằng quy mô kinh tế của "đất nước lá phong" hiện mới chỉ tăng 3,1% so với năm 2007. Quy mô của nền kinh tế Đức, nước có thành tích cao thứ hai trong G7, chỉ tăng thêm 1,8%, trong khi Mỹ và Pháp mới chỉ trở lại được quy mô kinh tế hồi năm 2007.
Anh, Nhật Bản và Italy không thể phục hồi được sản lượng mà họ đã mất trong cuộc suy thoái năm 2008-2009. Kinh tế Anh hiện giảm 2,6% so với mức đỉnh điểm năm 2007 trước khủng hoảng, trong khi quy mô kinh tế của Nhật Bản giảm 4,2% và của Italia giảm 4,7%.
Ngược với các nước G7, sản lượng hàng hóa và dịch vụ tại toàn bộ bảy thành viên nhóm E7 đều tăng so với năm 2007. Quy mô kinh tế Trung Quốc tăng 44,6% so với trước khủng hoảng và bất chấp sự suy giảm tăng trưởng, GDP của nước này dường như vẫn đạt mức tăng 8-9% trong năm nay.
Tương tự, quy mô kinh tế của Ấn Độ tăng 34,6%; Indonesia 25,2%; Brazil 16,5%. Ngay cả Mexico, nền kinh tế có thành tích kém nhất E7, quy mô tăng trưởng 3,9% vẫn cao hơn so với tất cả các thành viên của G7.
Thực tế hiện nay cho thấy sự phục hồi bền vững còn xa vời đối với các nền kinh tế G7. Bất chấp các khoản tiền lớn và các gói kích thích tài chính, tỷ lệ tăng trưởng tại tất cả các nền kinh tế phát triển đều thấp hơn nhiều so với mức trung bình lâu dài của họ. Hơn nữa, bị hạn chế do các khoản nợ và thâm hụt lớn, không một nước G7 nào có khả năng đạt được mức tăng trưởng cao hơn, hoặc thậm chí là bằng mức tăng trưởng trung bình lâu dài trong vài năm tới.
Từ năm 2007, tăng trưởng tại các nền kinh tế E7 tăng vọt so với mức trung bình lâu dài của họ. Nếu những xu hướng hiện nay tiếp tục, đến năm 2020, E7 sẽ vượt G7 và chiếm phần lớn hơn trong sản lượng kinh tế thế giới. Và chắc chắn điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc quyền lực địa - chính trị hiện nay./.
Khủng hoảng nợ công Eurozone có dấu hiệu dịu bớt  (05/02/2012)
Hội nghị Munich họp thảo luận về an ninh châu Âu  (05/02/2012)
Chủ tịch nước dâng hương tại đền Trần Thái Bình  (04/02/2012)
Tổng Bí thư nói chuyện với hội viên Câu lạc bộ Thăng Long  (04/02/2012)
Chủ tịch nước: Chăm lo gìn giữ văn hóa các dân tộc  (04/02/2012)
Hà Tĩnh nâng cao hơn chất lượng xây dựng Đảng  (04/02/2012)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam