Dứt khoát phải làm được
Thời đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí thư đã có Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Với tư cách “người trong cuộc”, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Ngày 29-12-2011, trả lời Báo Tuổi Trẻ, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nói:
- Tôi cho rằng Hội nghị Trung ương lần này bàn về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng là rất đúng. Trước khi khai mạc hội nghị, Bộ Chính trị có thành lập ban chỉ đạo xây dựng đề án về vấn đề xây dựng Đảng. Đề án nói phải làm ngay, làm nhanh và làm có hiệu quả, rồi tổ chức đi lấy ý kiến các nơi, các thế hệ lãnh đạo... Tôi được biết đã có nhiều ý kiến phát biểu rất tâm huyết và sâu sắc, đề cập những vấn đề bức bách nhất hiện nay của Đảng ta, kể cả những thành tựu vĩ đại cũng như cái đang hư hỏng, cần phải sửa, cần khắc phục.
Bệnh nặng nhất là chủ nghĩa cá nhân
* Thưa đồng chí, tại sao “cấp bách” lặp lại như thế?
- Cấp bách ở đây không nên hiểu là chỉ có mỗi vấn đề bên trong, vấn đề nội tại mà phải đặt trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước. Đồng thời phải thấy được chính bản thân mình đang có bệnh. Xây dựng Đảng là việc thường xuyên, chúng ta có uống thuốc, có chữa bệnh, có tiến lên nhưng chưa giải quyết triệt nọc. Bệnh nặng nhất là chủ nghĩa cá nhân, nếu không diệt được thì đừng hòng đẩy lùi được.
* Bối cảnh cấp bách của nghị quyết lần này có gì khác với Nghị quyết Trung ương 6 lần 2?
- Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) bàn về văn hóa đã nói về tiêu cực, rồi về bắt đầu tiến hành phê bình và tự phê bình nhưng thấy nó không “ăn”. Cũng mới là phê bình hình thức, ông này nóng tính, ông kia thế này thế khác... không đi thẳng vào vấn đề, không dám đi vào những vấn đề như anh hư hỏng, lộng quyền, xa dân. Cho nên, đến Hội nghị Trung ương 6 lần 2 bàn trực tiếp, mở ra vấn đề thấy không khí ủng hộ trong toàn Đảng, toàn dân rất phấn khởi, ta làm một bước có kết quả chứ không phải không.
* Tức là kết quả chưa đạt như mong muốn?
- Chúng ta làm chưa triệt để do chủ nghĩa cá nhân chi phối khá nặng nề trong mỗi người, kể cả cấp cao. Chúng ta chưa đặt được vấn đề là mỗi cán bộ, đảng viên phải tự soi mình, xem có luôn giữ được trong sạch không, đặc biệt là các ông ở trên.
* Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói là “vũng bùn của chủ nghĩa cá nhân ích kỷ tệ hại”. Làm sao để tránh được vũng bùn đó, thưa đồng chí?
- Khi có chức vụ, khi đã là người đảng viên cộng sản thì anh phải tự mình và đồng thời giúp đồng chí mình sửa chữa khuyết điểm, giúp tổ chức xây dựng cho tốt, đặc biệt là cấp cao ở trung ương và Bộ Chính trị. Bản thân anh phải xem lại có vướng vào cái (vũng bùn) đó không, nhưng nếu chỉ có thế không cũng không đủ mà phải có cơ chế giám sát, ở đây là chức năng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
* Trong đó phải nâng địa vị pháp lý của Ủy ban Kiểm tra với quyền và trách nhiệm cao hơn?
- Tôi đã đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương phải do đại hội bầu. Như vậy mới được.
Ai giám sát hoạt động của Trung ương? Ta nói quần chúng giám sát cũng là một phần thôi, nhưng Đảng giám sát như thế nào phải cụ thể hóa ra. Rồi vai trò của ủy ban kiểm tra các cấp, thực hiện chức năng giám sát như thế nào cả về mặt thực hiện đường lối và thực hiện hành vi của từng người. Ủy ban kiểm tra các cấp phải thật sự công minh, vô tư, trong sáng, có dũng khí và phải giữ nguyên tắc.
* Như vậy theo ông, chủ nghĩa cá nhân chính là vấn đề cấp bách nhất phải giải quyết bằng được?
- Phải giải quyết cho bằng được. Tất nhiên là giải quyết bằng các biện pháp sao cho có tình có lý với nhau để người ta hồi tỉnh và lấy lợi ích của cách mạng lên trên hết. Đảng ta đủ sức để phục vụ nhân dân, để đạt được lợi ích cao nhất của nhân dân.
Tình trạng chạy chức chạy quyền, kém mà vẫn vào được các vị trí, người giỏi bị gạt ra, đó là cá nhân chủ nghĩa. Thời gian chuẩn bị Đại hội XI, có hôm 11g30 đêm một số anh còn đến nhà tôi, bấm máy lên để nghe thấy đang chạy như thế, nghĩa là hỏng chứ còn gì nữa, cái đó là nguy hiểm lắm.
* Hồi đó ông chứng kiến trực tiếp việc chạy đó?
- Có ông bí thư tỉnh ủy họp Trung ương xong, gần nửa đêm trời lạnh vẫn mang máy đến bật lên cho tôi nghe ai nói thế nào. Tất nhiên không phải trực tiếp các ông ấy mà bộ phận khác chạy, các doanh nghiệp chạy cho.
Chất vấn và lấy phiếu tín nhiệm
* Thưa ông, cách đặt vấn đề tại Hội nghị lần này gợi lại không khí và tinh thần của thời kỳ đầu đổi mới, đó là nhìn thẳng vào sự thật, là những việc cần làm ngay?
- Chính là phải có tinh thần ấy, đã cấp bách phải có biện pháp cấp bách. Để giải quyết vấn đề cấp bách phải có không khí ấy mới được. Nó cũng như không khí chuẩn bị ra trận, tổ chức một chiến dịch như là tổng tiến công.
* Theo đồng chí, vấn đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng bây giờ phải làm từ đâu?
- Phải làm từ trên chứ không phải làm đồng loạt. Bộ Chính trị và Trung ương làm trước, chia thành hai giai đoạn, một là Trung ương làm nhưng trước hết là Bộ Chính trị tức là bộ tư lệnh tối cao, anh phải kiểm điểm các nội dung cho rõ. Ở đây là nói không phải để “đánh nhau” mà lấy lợi ích của dân tộc trên hết, và mục tiêu ta phải xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Làm tốt ở Bộ Chính trị rồi thì báo cáo Trung ương, và Trung ương cũng trên cơ sở như vậy, từng người trong Trung ương phải tự phê bình, rồi thông báo làm đến cấp tỉnh cũng thế, làm xong rồi tổng hợp lại thông báo toàn Đảng và hạ quyết tâm sửa chữa.
* Việc này cũng giống như chống tham nhũng, thường được ví như quét nhà: phải quét từ tầng thượng xuống và từ trong ra thì nhà mới sạch?
- Hồi trước Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói là nhà dột từ nóc, bây giờ cái nhà không phải chỉ từ nóc mà dột nhiều chỗ khác nữa. Cho nên phải dành thời gian, nếu hiện nay chuẩn bị chưa kỹ hoặc chưa được nên lui lại sang năm làm. Tiếp đó chuẩn bị quy hoạch Trung ương, đến khoảng năm 2013 thì trình nhân sự ra, Bộ Chính trị như thế nào, Tổng Bí thư là ai... Chuẩn bị một vài phương án. Thực hiện các công việc liên quan xong rồi đưa ra trong toàn Đảng và trong nội bộ thảo luận và chuẩn bị. Như vậy mới có kết quả, chứ nếu không như chuẩn bị nhân sự hồi Đại hội XI rất căng thẳng.
* Cách làm như đồng chí vừa đề cập tương tự hồi Trung ương 6 lần 2, khi trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 lần 2 đồng chí có nói một ý là “tự phê bình từ trên xuống, phê bình từ dưới lên”?
- Đúng vậy, anh phải tự phê bình, còn ở dưới đưa cho họ phê bình anh và biết lắng nghe.
* Lúc đó Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đã tự phê bình như thế nào?
- Có làm chứ, bọn mình tự phê bình và các anh có ý kiến rồi lấy ý kiến các cơ quan ở dưới nữa với tinh thần nói thẳng, mặt tốt biểu dương, mặt không tốt cũng phải nói ra để bọn mình hoàn thành nhiệm vụ, chứ không phải bọn mình ngại việc đó hay là trù dập gì đâu.
* Nhưng nếu chỉ phê và tự phê thì không đủ, thưa đồng chí?
- Các kỳ đại hội Đảng toàn quốc gần đây đã đề ra rất nhiều biện pháp, tôi nghĩ không phải biện pháp sai đâu nhưng làm không đến nơi đến chốn, hoặc là không chịu làm, nói một đường làm một nẻo. Trong hội nghị không nói gì, nhưng ra ngoài lại nói, nghĩa là có vấn đề nội bộ. Rồi thấy cái sai lờ đi, thấy cái đúng không bảo vệ. Nếu kéo dài tình trạng đó thì nguy hiểm.
Tôi cho rằng họp Trung ương phải chất vấn cao hơn Quốc hội chất vấn. Lâu nay các đại biểu Quốc hội chất vấn ở hội trường thì Trung ương đã làm được chưa? Tại sao không làm được? Nói phát huy dân chủ trong Đảng, tại sao không để Trung ương chất vấn từ Tổng Bí thư trở xuống. Bên cạnh đó, hằng năm có thể lấy phiếu tín nhiệm lại từ Tổng Bí thư đến ủy viên trung ương. Làm tốt thì nói tốt, làm không tốt thì để người khác thay. Như vậy mới đạt được nói và làm. Dân chủ phải thể hiện ra được bằng cơ chế mà không có sợ ai cả. Sợ ở đây chẳng qua là sợ cái ghế, muốn giữ cái ghế đó, chứ nếu muốn vì đất nước thì anh có mất đầu cũng không sợ.
Tôi đề nghị Trung ương phải có kế hoạch cụ thể, trước hết Bộ Chính trị phải làm gương và bản thân mỗi đảng viên cũng vậy. Mới đây tôi gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nói rằng chúng tôi có trách nhiệm trong vấn đề xây dựng Đảng, trước đây làm chưa triệt để, lần này dứt khoát phải làm bằng được, làm đến nơi đến chốn và kế hoạch phải thật cụ thể./.
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng  (02/01/2012)
Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng  (02/01/2012)
Thêm một biểu tượng đặc biệt của tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam - Cam-pu-chia (*)  (02/01/2012)
Khánh thành Khu di tích lịch sử địa điểm thành lập Đoàn 125 - Tiền thân Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia  (02/01/2012)
Triết lý giáo dục thời kỳ đổi mới  (02/01/2012)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay