Những sự kiện trong nước đáng chú ý tuần từ 10-10 đến 16-10-2011
1. Thông báo Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI)
Ngày 10-10, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã bế mạc sau hơn 4 ngày làm việc. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Thông báo Hội nghị.
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, từ ngày 06 đến ngày 10-10-2011, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) đã họp Hội nghị lần thứ ba, thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2006 - 2010 và năm 2011; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước 5 năm 2011 - 2015 và năm 2012; xem xét, quyết định ban hành Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Quy định những điều đảng viên không được làm và một số vấn đề quan trọng khác.
2. Phiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Phải dựa vào dân mới bảo vệ được rừng
“Phải đánh giá đúng thực trạng để tìm giải pháp khả thi cao trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”. Đó là đề nghị của nhiều Ủy viên tại Phiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến vào báo cáo tổng kết Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, sáng 11-10.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến nghiêng về quan điểm nên kết thúc Dự án theo tiến độ Quốc hội cho phép để chuyển sang giai đoạn bảo vệ, phát triển vốn rừng theo tiến độ chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
Đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp với nhiều quy trình và cách thức, biện pháp đặc biệt. Lĩnh vực này vẫn được coi là còn khá mới với các khái niệm, thuật ngữ chưa được phổ biến trong đại bộ phận dân chúng. Việc ban hành Luật phòng, chống rửa tiền nhằm khắc phục những bất cập của các quy định pháp luật hiện hành vì Nghị định 74/2005/NĐ-CP chưa phải là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất nên chưa giải quyết được một số quy định không đồng bộ với các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) thảo luận về xây dựng Trung tâm học tập suốt đời tại Hà Nội
Ngày 11-10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo trung tâm khu vực về học tập suốt đời của SEAMEO.
Hội nghị nhằm lấy ý kiến đóng góp của các nước thành viên, chia sẻ kinh nghiệm để thúc đẩy học tập suốt đời cũng như định hướng hoạt động sắp tới của Trung tâm khu vực của SEAMEO về học tập suốt đời đặt tại Hà Nội. Trung tâm này sẽ đóng góp tích cực đối với việc thực hiện cam kết của SEAMEO nhằm thực hiện chương trình Châu Á - Thái Bình Dương về Giáo dục cho mọi người (APPEAL), Tuyên bố toàn cầu Jomtien về Giáo dục cho mọi người, Cương lĩnh hành động Dakar, Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc và Hội nghị quốc tế lần thứ 6 của UNESCO về giáo dục cho người lớn.
4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII cho ý kiến vào dự án Luật Tố cáo, Luật Khiếu nại
Tiếp tục phiên họp thứ ba, sáng 12-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Tố cáo và Luật Khiếu nại. Đối với dự án Luật Tố cáo, Chủ nhiệm Ủy Pháp luật của Quốc hội, Phan Trung Lý đã nên lên 2 vấn đề còn có ý kiến khác nhau đó là: chủ thể tố cáo (khoản 4 Điều 2) và về các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại (khoản 1, Điều 19). Qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu tán thành với quan điểm của Thường trực Ủy ban Pháp luật đề nghị cho phép thể hiện các quy định của dự thảo Luật theo hướng chỉ công dân có quyền tố cáo như đề nghị của Chính phủ mà không mở rộng quyền tố cáo cho cơ quan, tổ chức.
Chiều 12-10, cho ý kiến về Dự án Luật xử lý vi phạm hành chính, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tán thành với đề xuất giao cho Toà án thẩm quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng băn khoăn rằng liệu với điều kiện, thẩm quyền của hệ thống tòa án các cấp như hiện nay, liệu ngành Tòa án có đủ khả năng đảm đương được công việc này?
5. Hội thảo lấy ý kiến về xây dựng tổ chức Công đoàn khối cơ quan Trung ương
Ngày 12-10, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Viên chức Việt Nam, các nhà khoa học, quản lý, đại diện Công đoàn các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các Ban Đảng vào Đề án xây dựng tổ chức Công đoàn Khối cơ quan Trung ương
Tại Hội thảo, các đại biểu đã nêu và phân tích nhiều ý kiến sâu sắc, thể hiện sự tâm huyết với tổ chức công đoàn. Việc chuẩn bị đề án của Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nghiêm túc, công phu song việc thành lập Công đoàn Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương như nêu trong Đề án là chưa phù hợp với Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam và thực tiễn hoạt động công đoàn. Ban soạn thảo Đề án chưa thực sự hiểu sâu về tổ chức công đoàn; chưa làm rõ được sự cần thiết và những giải pháp của việc thành lập tổ chức công đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Những đề xuất trong đề án chưa có cơ sở lý luận và thực tiễn để có sức thuyết phục; trái với lý luận về tổ chức công đoàn.
6. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12-10 về việc phê duyệt đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 nhằm xây dựng đời sống văn hóa của công nhân ở các khu công nghiệp gắn với xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao hoạt động thường xuyên, chất lượng, hiệu quả; xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; xây dựng đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, có tác phong làm việc công nghiệp, năng suất, chất lượng, hiệu quả; từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần công nhân, góp phần xây dựng các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp cũng quy định chi tiết các nội dung thực hiện, các giải pháp cũng như cách thức tổ chức thực hiện… phấn đấu đến năm 2015 có 70% công nhân và người sử dụng lao động ở các khu công nghiệp được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa, 100% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành phê duyệt quy hoạch phát triển thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ công nhân, 50% công nhân khu công nghiệp tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và 50% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa tiến…
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12-10-2011.
7. Hội nghị lần thứ năm, Ban chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
Sáng 13-10, dưới sự chủ trì của đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ năm, nhiệm kỳ 2010-2015.
Cơ bản tán thành với những đánh giá trong dự thảo Báo cáo kết quả công tác quý III và nhiệm vụ công tác trọng tâm quý IV/2011, các đại biểu đề nghị, bên cạnh những tác động khác quan của tình hình thế giới và trong nước, cần thể hiện rõ thêm những tác động chủ quan đối với kết quả công tác của Đảng bộ, với những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Đề cập nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, nhiều đại biểu đồng tình với chủ trương nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ với các hình thức sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt chuyên đề; tập trung thực hiện Nghị quyết Trung ương 3; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng; coi trọng tuyên truyền; tăng cường kiểm tra, giám sát, phê và tự phê... Các đại biểu cũng lưu ý cách thức tổ chức, thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhất là việc đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhân rộng gương điển hình sao cho thiết thực, cụ thể.
Tại hội nghị, Ban chấp hành Đảng bộ Khối cũng đã thảo luận dự thảo Đề án "Xây dựng tổ chức Công đoàn, Hội Cựu chiến binh và củng cố hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan Trung ương".
8. Cải tiến nội dung, cách thức làm việc tại Kỳ họp thứ 2 của Quốc hội Khóa XIII
Chiều 13-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tiếp tục Phiên họp thứ 3, bàn thảo các nội dung, chương trình, cách thức tổ chức cũng như một số vấn đề trình QH quyết định nhằm cải tiến, nâng cao nội dung, chất lượng tại Kỳ họp thứ 2, QH Khóa XIII sẽ khai mạc vào cuối tháng 10.
Để chuẩn bị cho Kỳ họp tới, dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 20-10, Ủy ban thường vụ QH đã thống nhất một số vấn đề đổi mới cách thức tổ chức áp dụng tại kỳ họp để QH xem xét, quyết định (rút ngắn thời gian trình bày cáo cáo, tờ trình; đổi mới cách thức thảo luận tại tổ, hội trường và chất vấn - trả lời chất vấn…). Một số ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo thêm về: Tình hình và các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tai nạn, ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn và các tệ nạn xã hội (như ma túy, bạo lực học đường, tham nhũng…); Tình hình kinh tế thế giới năm 2011 và những dự báo về kinh tế thế giới năm 2012 ; Kết quả điều tra, xử lý đối với những sai phạm của Vinashin...
9. Xây dựng chiến lược truyền thông về phòng, chống tham nhũng
Với mục tiêu định hướng thông tin, tuyên truyền ở các cấp, các ngành, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng (PCTN), ngày 14-10, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội thảo “Xây dựng chiến lược truyền thông về PCTN” với sự tham dự của nhiều cơ quan báo chí trong nước.
Thời gian qua, công tác thông tin, tuyên truyền về PCTN vẫn còn nhiều hạn chế như thiếu tính hệ thống, thiếu sự gắn kết, phối hợp giữa các cấp, các ngành; nội dung chưa đồng đều; hình thức chưa thực sự phong phú, hấp dẫn. Nhiều nơi còn thiếu sự quan tâm, thực hiện chưa thường xuyên, liên tục, thiếu chiều sâu. Các phương tiện truyền thông vẫn nặng về đưa tin các vụ việc, vụ án tham nhũng mà chưa chú trọng tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về PCTN. Trên cơ sở đó, cơ quan PCTN Thanh tra Chính phủ cho rằng, để khắc phục tình trạng này, việc xây dựng chiến lược truyền thông về PCTN với mục tiêu, quan điểm, giải pháp, lộ trình và kế hoạch hành động cụ thể là hết sức cần thiết. Việc xây dựng chiến lược truyền thông về PCTN cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương, giải pháp PCTN của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.
10. Cải cách thể chế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Với các chỉ số quan trọng xếp hạng năng lực cạnh tranh năm 2010-2011 của Việt Nam theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới đã bị tụt từ 10-20 bậc so với năm 2009, môi trường thể chế đất nước đang đối mặt với đòi hỏi bức bách phải cải cách một cách toàn diện, hệ thống nhằm thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, đủ sức chống chọi với các cú sốc của nền kinh tế. Tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng thể chế: Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho Việt Nam” tổ chức ngày 14-10, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa khẳng định: Hệ thống thể chế tốt, nhất là trong lĩnh vực tài chính và các lĩnh vực khác của nền kinh tế là yếu tố quan trọng đối với các nước thu nhập trung bình như Việt Nam để chuyển sang mô hình kinh tế có mức tăng trưởng cao và thu nhập được cải thiện. Việc có một thể chế tốt sẽ giúp giám sát hiệu quả việc phân bổ các nguồn lực, trên cơ sở đó giúp Chính phủ có khả năng ứng phó được với cú sốc của nền kinh tế. Trong ba năm qua, Việt Nam đã có được những bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC) thông qua Đề án 30, cũng như đã có những đánh giá tác động của các văn bản pháp luật tới đời sống xã hội và môi trường kinh doanh. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần có kế hoạch hành động mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa để việc cải cách mang lại những lợi ích thực sự cho đất nước.
11. Phiên họp thứ ba của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Quốc hội sẽ giám sát đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Sáng 14-10, tại phiên họp thứ ba, Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ về lương của ngành Bảo hiểm Xã hội (BHXH) và cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2012.
Về lương của ngành Bảo hiểm Xã hội, báo cáo của Chính phủ cho thấy giai đoạn trước khi thực hiện Luật BHXH, nguồn kinh phí hoạt động của toàn hệ thống hàng năm được trích từ tiền sinh lời do thực hiện biện pháp bảo toàn các quỹ, theo tỷ lệ phần trăm trên số thực thu BHXH và BHYT hằng năm.
Chiều 14-10, phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết thúc sau khi thảo luận, cho ý kiến về hai Báo cáo của Chính phủ về: Công tác phòng chống tham nhũng và Kết quả thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2011 nêu rõ: Công tác truyền thông, giáo dục về PCTN tiếp tục được quan tâm thực hiện. Nhiều văn bản cần thiết, quan trọng đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng từng bước phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả nhất định, củng cố niềm tin trong nhân dân và dư luận quốc tế. Các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng tiếp tục được kiện toàn, tăng cường lực lượng, dần đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, Tổng Thanh tra cũng thừa nhận rằng, nhìn chung, tình trạng tham nhũng vẫn còn phức tạp, chưa thực hiện được mục tiêu đề ra là ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. Chính phủ kiến nghị Quốc hội xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý nhà nước và PCTN, đặc biệt là việc thực hiện nghị quyết về đơn giản hóa thủ tục hành chính, quyết tâm ban hành kịp thời các luật, pháp lệnh thực thi nghị quyết này; tăng cường giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN.
12. Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội họp phiên thứ nhất
Thực hiện chương trình công tác năm 2011 của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, ngày 14-10, tại thành phố Đà Nẵng, Thường trực Uỷ ban đã tổ chức Phiên họp thứ nhất tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến và thông qua các Báo cáo thẩm tra của Ủy ban về các Dự án Luật Giáo dục đại học (GDĐH), Luật Quảng cáo và dự thảo Quy chế hoạt động của Ủy ban sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIII, dự kiến khai mạc vào ngày 20-10.
Đa số ý kiến của đại biểu đều thống nhất cao các báo cáo thẩm tra về các Dự án Luật nói trên. Về Dự thảo Luật Giáo dục đại học tập trung một số nội dung cơ bản về mô hình tổ chức và việc phân tầng cơ sở GDĐH; đại học đa lĩnh vực tổ chức theo hai cấp; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDĐH và Hội đồng trường; xã hội hoá và công bằng xã hội trong GDĐH; hoạt động khoa học và công nghệ; hoạt động hợp tác quốc tế; kiểm định chất lượng đào tạo; giảng viên, cán bộ quản lý GDĐH và người học; quản lý nhà nước trong GDĐH. Một số quy định cụ thể trong Dự thảo luật tập trung ở điều 4, 10, 13, 29, 30, 32, 45, 60 và 61 về mục tiêu của GDĐH; cơ sở GDĐH trọng điểm, chất lượng cao; cơ cấu tổ chức của đại học, đại học quốc gia; mở ngành, chuyên ngành đào tạo; tuyển sinh; chương trình, giáo trình GDĐH; tổ chức kiểm định chất lượng GDĐH; quản lý và sử dụng tài chính của cơ sở GDĐH; quản lý và sử dụng tài sản của cơ sở GDĐH.
13. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 1785/QĐ-TTg ngày 14-10-2011 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thi hành pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nhằm xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Pháp lệnh cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng Bộ, ngành trong việc triển khai thực hiện Pháp lệnh. Các cơ quan được phân công chủ trì thực hiện nội dung, nhiệm vụ phải lập dự toán kinh phí bảo đảm việc triển khai thực hiện pháp lệnh và nguồn kinh phí thực hiện quyết định này được bố trí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của các bộ, ngành.
Riêng kinh phí triển khai thực hiện pháp lệnh trong năm 2011 của các Bộ, ngành cần thống nhất với Bộ Tài chính để xem xét, cấp bổ sung theo quy định của pháp luật.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 14-10-2011.
Quân và dân đồng bằng sông Cửu Long tiếp nhận, sử dụng nguồn chi viện của hậu phương bằng đường biển giai đoạn 1961 - 1975  (17/10/2011)
Ðảng, Nhà nước và nhân dân luôn ghi nhớ và biết ơn sự hy sinh của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày (*)  (17/10/2011)
Góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam - Nam Á  (17/10/2011)
Việt Nam - Ấn Độ: Hữu nghị hợp tác và phát triển toàn diện  (16/10/2011)
Biểu dương các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày  (16/10/2011)
Việt Nam - Cuba tăng cường các hoạt động hữu nghị  (16/10/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên