Kiên định mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Trong xu thế vận động chung đó của thế giới, việc Việt Nam “đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trong hơn 25 năm đổi mới đã khẳng định: con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường đúng đắn và duy nhất để bảo đảm độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. Vì thế, tại Hội thảo này, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề: vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định đối với cách mạng Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng trong tình hình hiện nay; độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở khoa học và thực tiễn; về dân chủ xã hội chủ nghĩa qua các Văn kiện Đại hội XI của Đảng; nền tảng giá trị cho sự lựa chọn và kiên trì mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phản bác các luận điệu công kích Việt Nam về dân chủ, nhân quyền; về phòng và chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến” trong giai đoạn hiện nay; các giải pháp đấu tranh, bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn công cuộc đổi mới…
Đa số các nhà khoa học đều khẳng định, nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc, vừa tạo thời cơ phát triển, vừa tạo ra những thách thức gay gắt. Cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng chắc chắn có những bước phát triển mới. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân đang xây dựng là một xã hội hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân lao động làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau cùng phát triển. Mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không chỉ là quy luật của lịch sử, không chỉ là sự kiên định của Đảng ta và nhân dân ta về con đường mà Bác Hồ đã lựa chọn trong suốt cuộc đời vì nước, vì dân của Người, mà đó còn là khát vọng của nhân dân.
Hiện thực hóa những nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để. Cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới rất phức tạp, nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; làm cho các giá trị của chủ nghĩa xã hội hiện hình vững chắc và phát triển ngày càng hoàn thiện trên đất nước ta. Kiên định con đường xã hội chủ nghĩa thực sự là một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Trước mắt, chúng ta phải khắc phục, vượt qua những nguy cơ như tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, xa rời mục tiêu chủ nghĩa xã hội; các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, sử dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta ... Vì thế, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phòng ngừa có hiệu quả nguy cơ chệch định hướng xã hội chủ nghĩa./.
Một tín hiệu tốt cho hai nền kinh tế  (30/09/2011)
Đồng chí Tô Huy Rứa: Công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ vừa cần thiết trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài  (30/09/2011)
Nghị viện châu Âu ủng hộ Pa-le-xtin gia nhập Liên hợp quốc  (30/09/2011)
Hội thảo về lịch sử nghìn năm Thăng Long - Hà Nội tại Pháp  (30/09/2011)
Việt Nam - Lào tăng cường trao đổi thông tin, tuyên truyền  (30/09/2011)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên