Việt Nam ủng hộ việc củng cố cộng đồng ASEAN
22:21, ngày 21-09-2011
Tiếp tục chương trình nghị sự, ngày 21-9-2011, tại thủ đô Phnôm Pênh của Cam-pu-chia, Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 32 (AIPA-32) đã tiếp tục ngày làm việc thứ hai với những phiên họp quan trọng của các Ủy ban: Các vấn đề chính trị; Các vấn đề Kinh tế; Các vấn đề Xã hội và Các vấn đề Tổ chức.
Trong các phiên họp, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã có những phát biểu đóng góp quan trọng vào các dự thảo Nghị quyết của AIPA-32 về Củng cố cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN thông qua tăng cường hợp tác và hội nhập nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực. Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Nghị viện các nước thành viên AIPA phát huy vai trò của AIPA hỗ trợ các Chính phủ ASEAN trong nỗ lực xây dựng thành công Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) vào năm 2015.
Trong phiên họp của Ủy ban kinh tế, đoàn Việt Nam đã tham gia thảo luận tích cực về các chủ đề: đẩy mạnh phát triển kinh tế vì sự phát triển bền vững hướng tới thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN; các thách thức và việc thích nghi nhằm phát triển kinh tế; tăng cường giám sát nhằm bảo đảm việc thực thi hiệu quả các thỏa thuận kinh tế trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
Tại phiên họp của Ủy ban các vấn đề tổ chức, đoàn Việt Nam đã có nhiều kiến nghị mang tính xây dựng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có về vật chất và con người, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thư ký. Việt Nam ủng hộ việc tăng cường cơ chế giám sát của các nghị viện thành viên AIPA (AIPA Caucus) nhằm hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu chung của khu vực. Việt Nam ủng hộ việc triển khai dự án “Tăng cường năng lực cho Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA)” nhằm cải thiện các kỹ năng Nghị viện AIPA và đánh giá cao những đóng góp của Chủ tịch Quốc hội Cam-pu-chia Hêng Xom-rin (Heng Samrin), Chủ tịch AIPA trong nhiệm kỳ 2010-2011.
Tại phiên họp của Ủy ban các vấn đề xã hội, các đại biểu đã trao đổi xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc tăng cường thực thi pháp luật nhằm đấu tranh chống lại việc mua bán người.
Theo đó, Đại hội đồng AIPA lần thứ 32 hoan nghênh “Tuyên bố chung về thúc đẩy hợp tác trong đấu tranh chống lại nạn mua bán người trong khu vực Đông Nam Á” của các nhà lãnh đạo ASEAN và những tiến triển trong việc đấu tranh chống lại nạn mua bán người tại các quốc gia thành viên ASEAN.
Các đại biểu cũng kêu gọi những quốc gia thành viên ASEAN và AIPA sớm phê duyệt Hiệp định Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, cụ thể là Nghị định thư phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bổ sung Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Chiều cùng ngày, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cùng các nước thành viên AIPA đã tham gia đối thoại với các đoàn quan sát viên Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Trung Quốc, Nghị viện châu Âu, Ấn Độ và Nga. Tại các cuộc thảo luận, các bên trao đổi về các chủ đề: Hợp tác giữa các nước ASEAN và các nước quan sát viên; thống nhất việc quản lý nguồn nước vì sự phát triển bền vững của khu vực; sự cần thiết phải có cam kết của cộng đồng quốc tế và hướng đến một ASEAN không có bom mìn./.
Trong phiên họp của Ủy ban kinh tế, đoàn Việt Nam đã tham gia thảo luận tích cực về các chủ đề: đẩy mạnh phát triển kinh tế vì sự phát triển bền vững hướng tới thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN; các thách thức và việc thích nghi nhằm phát triển kinh tế; tăng cường giám sát nhằm bảo đảm việc thực thi hiệu quả các thỏa thuận kinh tế trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác.
Tại phiên họp của Ủy ban các vấn đề tổ chức, đoàn Việt Nam đã có nhiều kiến nghị mang tính xây dựng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có về vật chất và con người, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thư ký. Việt Nam ủng hộ việc tăng cường cơ chế giám sát của các nghị viện thành viên AIPA (AIPA Caucus) nhằm hỗ trợ việc đạt được các mục tiêu chung của khu vực. Việt Nam ủng hộ việc triển khai dự án “Tăng cường năng lực cho Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA)” nhằm cải thiện các kỹ năng Nghị viện AIPA và đánh giá cao những đóng góp của Chủ tịch Quốc hội Cam-pu-chia Hêng Xom-rin (Heng Samrin), Chủ tịch AIPA trong nhiệm kỳ 2010-2011.
Tại phiên họp của Ủy ban các vấn đề xã hội, các đại biểu đã trao đổi xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc tăng cường thực thi pháp luật nhằm đấu tranh chống lại việc mua bán người.
Theo đó, Đại hội đồng AIPA lần thứ 32 hoan nghênh “Tuyên bố chung về thúc đẩy hợp tác trong đấu tranh chống lại nạn mua bán người trong khu vực Đông Nam Á” của các nhà lãnh đạo ASEAN và những tiến triển trong việc đấu tranh chống lại nạn mua bán người tại các quốc gia thành viên ASEAN.
Các đại biểu cũng kêu gọi những quốc gia thành viên ASEAN và AIPA sớm phê duyệt Hiệp định Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, cụ thể là Nghị định thư phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bổ sung Công ước của Liên Hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
Chiều cùng ngày, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam cùng các nước thành viên AIPA đã tham gia đối thoại với các đoàn quan sát viên Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Trung Quốc, Nghị viện châu Âu, Ấn Độ và Nga. Tại các cuộc thảo luận, các bên trao đổi về các chủ đề: Hợp tác giữa các nước ASEAN và các nước quan sát viên; thống nhất việc quản lý nguồn nước vì sự phát triển bền vững của khu vực; sự cần thiết phải có cam kết của cộng đồng quốc tế và hướng đến một ASEAN không có bom mìn./.
Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới"  (21/09/2011)
Hội thảo quốc tế "Hợp tác vì hòa bình, an ninh và phát triển khu vực trong bối cảnh mới"  (21/09/2011)
IMF hạ dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu  (21/09/2011)
Toàn cầu hóa cần được thúc đẩy để ngày càng bền vững hơn về xã hội  (21/09/2011)
Bán đảo Triều Tiên - triển vọng nối lại đàm phán 6 bên  (21/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên