Hội thảo khoa học: “Văn kiện Đại hội XI của Đảng: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”
Thực hiện Chỉ thị số 01-CT/TW ngày 17-3-2011, của Bộ Chính trị về việc học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Hội thảo tập trung thảo luận về những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng đặt ra từ Văn kiện Đại hội XI của Đảng, trên mọi lĩnh vực: văn hóa, chính trị, kinh tế...
Tại Hội thảo, nhiều vấn đề của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã được thảo luận hết sức sôi nổi, như: quan điểm của Đại hội XI về xu thế phát triển của lịch sử và sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; những bài học lớn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011); đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh, mục tiêu phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân ta trong thời kỳ quá độ; giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng; đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng...
Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 60 bản tham luận với những nội dung sâu sắc, xoay quanh những vấn đề lý luận, thực tiễn đề ra trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI và tập trung thảo luận sâu một số chủ đề chính sau:
- Đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010, 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và những bài học kinh nghiệm lớn cần rút ra.
- Bối cảnh quốc tế và tình hình đất nước, những nhận định, đánh giá về thời đại ngày nay trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng; đặc điểm, xu thế và những biểu hiện mới của các mâu thuẫn cơ bản của thời đại mới.
- Tính tất yếu của thời kỳ quá độ, mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ quá độ, các phương hướng cơ bản và các mối quan hệ lớn cần quan tâm giải quyết trong thời kỳ quá độ, đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
- Quan điểm phát triển, mục tiêu và các khâu đột phá trong Chiến lược 10 năm tới.
- Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, như: hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề sở hữu trong thời kỳ quá độ; vấn đề Nhà nước và thị trường; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; phát triển nhanh và bền vững; vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường; vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn...
- Về vấn đề phát triển văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, Hội thảo đã phân tích, làm rõ các nội dung: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; kết hợp chặt chẽ và hợp lý giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển toàn diện con người, con người là trung tâm đồng thời là chủ thể của chiến lược phát triển. Các đại biểu trao đổi về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững; bình đẳng và đoàn kết dân tộc, tôn giáo và tầng lớp xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Trao đổi về hệ thống chính trị và xây dựng Đảng, hội thảo đã làm rõ: vấn đề dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; vấn đề Đảng cầm quyền; xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; kiện toàn tổ chức, bộ máy đảng và hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận, dân vận, kiểm tra, giám sát của Đảng; phòng chống tham nhũng và lãng phí trong đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay...
Với tinh thần cởi mở, dân chủ, nghiêm túc, thẳng thắn, đầy trách nhiệm, các đại biểu đã đi sâu phân tích, trao đổi, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn, nhận thức rõ quan điểm cơ bản, những điểm mới của các văn kiện Đại hội XI. Hội thảo không chỉ góp phần nghiên cứu, quán triệt sâu sắc hơn các văn kiện mà còn là diễn đàn khoa học để các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn những vấn đề cốt yếu và những vấn đề mới trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng./.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nghiêm túc rà soát danh sách đề nghị đặc xá, đảm bảo đúng người, đúng luật  (23/08/2011)
Những khó khăn của nền kinh tế Mỹ  (23/08/2011)
Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác về tài nguyên môi trường  (23/08/2011)
Hy Lạp sẽ nhận được khoản giải ngân tiếp theo trong tháng 9  (23/08/2011)
Từ hiện tượng đến bản chất  (23/08/2011)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên