Hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
TCCS - Ngày 5-4-2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành để tiếp tục đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.

Cùng dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; các Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn, Nguyễn Chí Dũng, Mai Văn Chính; các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan trung ương.
Các đại biểu dự họp đều thống nhất đánh giá, khi sự việc xảy ra, Việt Nam đã thể hiện tinh thần bình tĩnh, nỗ lực vượt khó, phản ứng chủ động, kịp thời, linh hoạt, phù hợp, hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện, quan hệ kinh tế, thương mại được thúc đẩy trên cơ sở hai nền kinh tế có tính bổ trợ, hỗ trợ, không cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau. Hoa Kỳ duy trì là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; trong khi Việt Nam nằm trong nhóm các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ, đồng thời là đối tác thương mại lớn nhất ở khu vực ASEAN; xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ lớn, nhưng có lợi cho cả hai bên. Nếu Hoa Kỳ áp thuế đối ứng như đã công bố sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, các thị trường gián tiếp của Việt Nam và ảnh hưởng đến người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Thủ tướng nhấn mạnh, khó khăn lúc nào cũng có, riêng trong nhiệm kỳ này, năm nào đất nước cũng gặp những cú sốc khách quan từ bên ngoài, năm đầu tiên chịu tác động của đại dịch COVID-19, năm 2022 là cuộc xung đột ngay tại châu Âu, năm 2023 là tình hình đứt gãy chuỗi cung ứng, năm 2024 là siêu bão Yagi. Trong khi Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, một tác động nhỏ bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới bên trong, do đó, phải nắm chắc tình hình, giữ vững bản lĩnh, sáng suốt, sáng tạo, khôn khéo, linh hoạt trong điều hành, quản lý nhưng kiên định, kiên trì về những nguyên tắc cơ bản để bảo vệ độc lập, chủ quyền, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Thủ tướng nhấn mạnh, cách tiếp cận, xử lý vấn đề phải mang tính tổng thể, toàn diện, vừa có trước mắt, vừa có lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, có tổng thể và cụ thể, cả diện rộng và có trọng điểm, cả phi thuế quan và thuế quan…; tính đến tổng thể chung quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam; sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, ngoại giao, kinh tế, đầu tư, thương mại, tranh thủ doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp Hoa Kỳ, danh nghiệp FDI tại Việt Nam; có giải pháp đàm phán phù hợp. Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng chính sách của Hoa Kỳ.
Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu tổng thể, chiến lược là vẫn phải ổn định đất nước, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển; ổn định để phát triển, phát triển để ổn định; nhân dân phải được ấm no, hạnh phúc, được tự do kinh doanh, được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng. Mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tới là không thay đổi, để đạt hai mục tiêu 100 năm thành lập Đảng và thành lập nước đã đề ra.
Chỉ đạo một số giải pháp cụ thể, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục triển khai mạnh mẽ, hiệu quả Nghị quyết số 59-NQ/TW, ngày 24-1-2025, của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế trong tình hình mới; các kết luận của Bộ Chính trị liên quan tình hình thế giới và bài viết "Vươn mình trong hội nhập quốc tế" của Tổng Bí thư Tô Lâm. Cùng với đó, tiếp tục có các sáng kiến để phát triển quan hệ thương mại cân bằng, bền vững giữa hai nước, vì lợi ích hai nước và nhân dân hai nước; tiếp tục giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ trên tinh thần hai bên cùng có lợi, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ. Bộ Tài chính tiếp tục rà soát ngay các sắc thuế, mở rộng chính sách tại Nghị định số 73/2025/NĐ-CP, ngày 30-6-2024, của Chính phủ theo hướng tiệm cận thỏa thuận cấp cao giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump tại cuộc điện đàm ngày 4-4-2025. Bộ Công Thương chủ trì, rà soát để tăng cường nhập khẩu từ Hoa Kỳ các mặt hàng Việt Nam có nhu cầu, có lợi khi nhập khẩu. Xúc tiến đàm phán nâng cấp Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Ngoại giao tích cực thu xếp để đoàn đàm phán của Việt Nam gặp các đầu mối quan trọng của phía Hoa Kỳ; Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tiếp tục giao thiệp để phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế trong lúc chờ đàm phán. Thủ tướng lưu ý, trong đàm phán với Hoa Kỳ, cần chú ý tránh ảnh hưởng tới quan hệ với các đối tác khác. Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các giải pháp về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong nước, khẳng định quan điểm luôn đồng hành, hỗ trợ, sát cánh cùng người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trong những lúc khó khăn. Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Bộ Tài chính chú trọng số hoá trong thu thuế, tích cực thu thuế bằng hoá đơn khởi tạo bằng máy tính tiền. Kiểm soát tốt xuất xứ hàng hóa, thương hiệu và bản quyền, sở hữu trí tuệ.
Về lâu dài, Thủ tướng nêu rõ, phải đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, kinh tế sáng tạo, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn; tái cơ cấu thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng theo hướng đa dạng hóa hơn, không phụ thuộc vào một thị trường, khai thác các thị trường mới tiềm năng, như Trung Đông, Trung Á… Thủ tướng một lần nữa khẳng định, đây cũng là sức ép để đổi mới, là cơ hội để doanh nghiệp và đất nước ta vươn mình, bứt phá và vươn lên; vấn đề rất quan trọng là phải có giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính phải có phương án chuẩn bị hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp khó khăn./.
Đỗ Bình (tổng hợp)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Dành chính sách đột phá, tạo điểm tựa để phát triển giáo dục và y tế (26/03/2025)
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng