Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng của các đảng bộ cấp xã ở tỉnh Hà Nam
TCCSĐT - Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta luôn coi trọng công tác tư tưởng. Đảng xác định đây là mặt trận hàng đầu, góp phần quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng cấp xã ở Hà Nam thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định, đặc biệt đã tham mưu tốt cho các cấp uỷ triển khai quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bồi dưỡng và nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn.
Trong sự nghiệp cách mạng, công tác tư tưởng có vai trò hết sức to lớn trong việc truyền bá, phổ biến hệ tư tưởng cách mạng trong xã hội, trước hết là trong các lực lượng xã hội tiên tiến, khơi dậy tinh thần yêu nước, tính sáng tạo của quần chúng, động viên lực lượng quần chúng tham gia. Trong thời kỳ đổi mới, công tác tư tưởng của Đảng tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi của đổi mới, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Khẳng định tầm quan trọng của công tác tư tưởng, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: Công tác tư tưởng được coi trọng và tăng cường, góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội, chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán, ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Từ những quan điểm, chủ trương trên của Đảng ta, những năm qua, Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã lãnh đạo đổi mới công tác tư tưởng đạt hiệu quả thiết thực, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng. Công tác tư tưởng trên địa bàn tỉnh Hà Nam được chú trọng đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đã tạo được sự phấn khởi, tin tưởng của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; tăng cường, củng cố sự đoàn kết, thống nhất nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đổi mới và phát triển.
Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh Hà Nam, được sự quan tâm của các cấp ủy, hệ thống tuyên giáo cấp cơ sở đã được thành lập và đi vào hoạt động có nền nếp (đến năm 2006, 100% số ban tuyên giáo xã, phường, thị trấn của tỉnh Hà Nam được thành lập), góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận, nhận thức chính trị cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, góp phần quan trọng vào công tác xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững và ổn định chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và cơ sở.
Kết quả khảo sát hiện nay, ở 70/97 số đảng bộ xã trong tỉnh, đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng, bao gồm: cấp ủy: 1.050 đồng chí; báo cáo viên: 79 đồng chí; tuyên giáo: 187 đồng chí; văn hóa: 70 đồng chí. Qua khảo sát cho thấy, cấp ủy cơ sở đã lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đảng bộ huyện; các hướng dẫn, kế hoạch của cấp ủy cấp trên cơ sở. Khảo sát ở 70/97 đảng bộ xã cho thấy, có 97,1% quần chúng nhân dân được tiếp nhận chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng do cấp ủy tuyên truyền, phổ biến. Các cấp ủy chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Trong 5 năm, các đảng bộ xã đã kết nạp được 3.104 quần chúng ưu tú vào Đảng, cử hàng nghìn lượt cán bộ tham gia học Trung cấp lý luận chính trị, lớp bồi dưỡng các chức danh chủ chốt. Có 94,3% hoạt động báo cáo viên được duy trì hằng tháng ở các đảng bộ xã. Cấp ủy cơ sở chỉ đạo duy trì tốt hoạt động này, nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng, tâm tư, dư luận trong nhân dân.
Nhìn chung, cấp ủy cơ sở ở Hà Nam, nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong đảng bộ. Đánh giá về công tác này theo kết quả khảo sát có 97,1% cho rằng tình hình chính trị tư tưởng của Đảng bộ ổn định; 91,4% đánh giá công tác tư tưởng ở địa phương đã tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tư tưởng ở cơ sở của tỉnh Hà Nam cũng còn hạn chế, thiếu sót. Trước hết, nhận thức về vai trò của công tác này trong xây dựng Đảng ở một số cấp ủy viên, tổ chức đoàn thể, một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế, thiếu sắc bén. Qua khảo sát, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ở các đảng bộ xã còn mang tính hình thức, chiếm 41,4% trong tổng số được hỏi.
Hình thức, phương pháp tiến hành công tác tư tưởng còn đơn điệu, thiếu thuyết phục, chưa tạo sự nhận thức đồng bộ trong quá trình tổ chức nghiên cứu học tập nghị quyết của Đảng. Trong 70 đảng bộ được khảo sát, có 58,6% đảng bộ tiến hành công tác tư tưởng thông qua các cuộc sinh hoạt đảng, sinh hoạt các đoàn thể, sinh hoạt cộng đồng; có 64,3% đảng bộ phát huy vai trò tiên phong của đảng viên trong thực hiện tuyên truyền, giáo dục và cổ động; có 48,6% đảng bộ tiến hành công tác cổ động nêu gương tốt, điển hình, tiên tiến; có 50% đảng bộ tiến hành công tác tư tưởng thông qua các cuộc tiếp dân, đối thoại giữa cán bộ lãnh đạo với nhân dân.
Một số cấp ủy tổ chức việc quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng có lúc chưa kịp thời. Ý thức học tập nghị quyết, chỉ thị của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa tốt. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo ở cơ sở còn hạn chế. Đội ngũ báo cáo viên ở một số xã còn yếu cả về lý luận và phương pháp tuyên truyền.
Những hạn chế nêu trên là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, một số cấp ủy do chưa xác định đúng đắn trách nhiệm nên chưa thực sự quan tâm đến công tác tư tưởng. Nhiều đảng bộ xã chưa thường xuyên xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng ở đảng bộ.
Thứ hai, đội ngũ cán bộ tuyên giáo đều làm công tác kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn còn hạn chế. Kinh phí hoạt động, phụ cấp cho cán bộ tuyên giáo ở cơ sở và các trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động vừa thiếu, vừa lạc hậu.
Thứ ba, nội dung công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân còn thiếu tính thuyết phục; phương pháp truyền đạt còn đơn điệu, chưa thu hút được quần chúng.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém và nâng cao chất lượng công tác tư tưởng những năm tiếp theo, các đảng bộ xã cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, đẩy mạnh công tác tư tưởng trong tình hình mới. Tiếp tục quán triệt những quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước tình hình mới”; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên”. Lãnh đạo xây dựng kế hoạch công tác tư tưởng trong toàn đảng bộ, nhằm bảo đảm tính chủ động công tác hằng năm cũng như cả nhiệm kỳ. Có sự phân công, phối hợp khoa học, thống nhất giữa các ngành, đoàn thể cả trong nội dung và cách thức tiến hành. Cán bộ, đảng viên cần xác định việc học tập lý luận chính trị, quán triệt nghiêm túc nghị quyết của đảng, nêu cao tinh thần trách nhiệm học tập, tiếp thu nghị quyết với tính tự giác cao.
Hai là, cấp ủy cần xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác tư tưởng. Lắng nghe ý kiến của nhân dân, đối thoại, tiếp xúc với nhân dân. Đồng thời cấp ủy, bí thư cấp ủy phải nêu cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập, nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn; gương mẫu trong mọi việc. Bên cạnh đó, cấp ủy xã phối hợp chặt chẽ hoạt động của tất cả các lực lượng làm công tác tư tưởng, có cơ chế đánh giá, khen thưởng phù hợp.
Ba là, chính quyền cơ sở có trách nhiệm phối kết hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả để tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên, viên chức đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, tạo điều kiện về tài chính để các đoàn thể tổ chức tốt các hoạt động. Ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành động vi phạm pháp luật. Mở rộng dân chủ, phát huy tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm công dân của cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, đồng thời giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật phát ngôn theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Bốn là, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII về việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XI, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4, khóa XII của Đảng. Nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, thực hiện nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, chính sách, pháp luật, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Năm là, đổi mới công tác bồi dưỡng giáo dục lý luận, nâng cao bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, kiến thức và năng lực thực tiễn của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Xác định đây là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác tư tưởng. Đảng bộ tỉnh Hà Nam nói chung và đảng bộ các xã nói riêng hằng năm rà soát cử cán bộ đi đào tạo, học tập nâng cao trình độ để đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng có đủ trình độ, hiểu biết tuyên truyền cho quần chúng nhân dân về tình hình chính trị, thời sự trong nước và quốc tế một cách đúng đắn, chính xác, kịp thời. Cần nắm vững đặc điểm đối tượng để làm công tác tư tưởng.
Sáu là, đổi mới nội dung, phương pháp công tác tư tưởng ở cơ sở. Thực tế cho thấy, hiệu quả công tác tư tưởng thấp có nguyên nhân không chỉ nội dung nghèo nàn, thiếu tính khoa học mà còn do hình thức, phương pháp đơn điệu, nhàm chán, dẫn đến một bộ phận không nhỏ công chúng, trong đó có cả cán bộ, đảng viên thờ ơ với sinh hoạt, học tập chính trị. Củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng ở cơ sở và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho lực lượng làm công tác tư tưởng./.
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 17 đến ngày 23-7-2017)  (25/07/2017)
Chủ tịch Quốc hội thăm và tặng quà gia đình chính sách tỉnh Hải Dương  (24/07/2017)
Phó Chủ tịch nước thăm các gia đình chính sách tại Long An  (24/07/2017)
Hơn 197 tỷ đồng ủng hộ, đóng góp cho Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”  (24/07/2017)
Tuần lễ Văn hóa Việt Nam tại Ecuador  (24/07/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay