Tăng cường công tác cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số
Tham dự Hội thảo có đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội một số tỉnh, thành phố, cán bộ lãnh đạo nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số ở nhiều cơ quan Đảng, Nhà nước…
Chủ trì Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Phạm Minh Chính cho biết, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xác định nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa…, phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội à Hội đồng nhân dân các cấp từ 35 - 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới. Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có phẩm chất chính trị, năng lực công tác và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; có cơ cấu, số lượng cán bộ phù hợp trong hệ thống chính trị…
Từ thực trạng hiện nay cho thấy, để đạt mục tiêu đề ra cần phải tìm những giải pháp thiết thực, mang tính đột phá, có tính khả thi cao để tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ nữ, cán bộ đồng bào dân tộc thiểu số, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác này. Ban Tổ chức Hội thảo mong muốn các đại biểu tập trung thảo luận, tích cực tham gia đóng góp ý kiến, tìm ra những giải pháp đột phá, khả thi để thực hiện các nhiệm vụ mà Nghị quyết của Đảng đề ra…
Tham luận tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Ban Tổ chức Trung ương cho biết, trong các nhiệm kỳ Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, bầu cử HĐND các cấp, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số từng bước được tăng cường, nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, số lượng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số là Ủy viên Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội liên tục tăng qua các khóa gần đây. Nhiều cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số được tín nhiệm bầu, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, tỉ lệ cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số còn thấp, chưa tương xứng với tỷ lệ dân số nữ, người dân tộc thiểu số. Số lượng cán bộ nữ giữ chức vụ chủ chốt chưa cao, cơ cấu không đồng đều, nhiều nơi mất cân đối. Chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tuy đã được nâng lên nhưng một số cán bộ chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.
Quang cảnh Hội thảo.
Phát biểu tham luận tại Hội thảo, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến,… bày tỏ nhất trí với báo cáo của Ban Tổ chức Trung ương, đồng thời phân tích những hạn chế, bất cập của công tác cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số và đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để hoàn thành mục tiêu về công tác cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số mà Đảng đề ra.
Phát biểu kết luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ đây là lần đầu tiên Đảng Đoàn Quốc hội và Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội thảo chuyên đề về công tác cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số. Các ý kiến phát biểu đã phân tích rõ thêm thực trạng công tác cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số; đi sâu phân tích những hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân của các hạn chế trong thực tiễn thực hiện công tác này. Trên cơ sở đó, các đại biểu đã nêu lên nhiều kiến nghị, quan điểm, định hướng, giải pháp tăng cường công tác cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số trong tình hình mới.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong bình đẳng giới, tăng cường công tác cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, kết quả đạt được chưa đáp ứng được các yêu cầu, mục tiêu đề ra trong các văn kiện của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng trong công tác này. Trong đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về công tác cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, về bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, cấp ủy các cấp, các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ công chức các ngành, về vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ công tác cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội. Cấp ủy và lãnh đạo các đơn vị cần quán triệt sâu sắc quan điểm, mục tiêu bình đẳng giới, đoàn kết dân tộc, tăng cường chỉ đạo, lãnh đạo công tác này; cần có chương trình, kế hoạch cụ thể, thiết thực và hiệu quả để xây dựng, quy hoạch đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi và có tư duy sáng tạo, nhiệt tình, tâm huyết với công việc. Qua đó, lựa chọn, giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn tham gia cấp ủy, tham gia lãnh đạo quản lý, tạo điều kiện cho họ đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước.
Bên cạnh đó, bản thân cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số cần thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình, không ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện. Mỗi bước trưởng thành của người cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số đều có sự cổ vũ, lan tỏa lớn đối với phong trào chung. Vì vậy, các cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số phải có trách nhiệm động viên, có tinh thần tích cực học tập, phấn đấu, rèn luyện tham gia vào đời sống chính trị, xã hội của đất nước.
Về những đề xuất, kiến nghị, giải pháp đột phá để nâng cao hiệu quả công tác cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ủng hộ chủ trương nếu ở nơi nào chưa đảm bảo được tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo yêu cầu sẽ cho bầu khuyết (tại Đại hội) và sẽ bầu bổ sung để bảo đảm số lượng, tỷ lệ theo đúng quy định; tăng chức danh cấp phó là nữ, là cán bộ dân tộc thiểu số ở những nơi còn thiếu; tuổi bổ nhiệm nữ giới giống như nam giới. Ban Tổ chức Trung ương cần phối hợp với các ngành, các cấp tiếp tục đánh giá tình hình công tác cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, rà soát lại các chính sách, pháp luật để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu về công tác này trong tình hình mới; tiếp tục nghiên cứu vấn đề này để hoàn thiện chính sách đối với cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số trình Bộ Chính trị để thống nhất quán triệt và tổ chức thực hiện./.
"Chuyển từng bước từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận"  (21/06/2017)
Tiếp tục các hoạt động của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Việt Nam  (21/06/2017)
Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV: Đổi mới, hành động vì lợi ích nhân dân  (21/06/2017)
Toàn văn bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV  (21/06/2017)
Trao quyết định bổ nhiệm các chức danh Tòa án nhân dân tối cao  (21/06/2017)
Thông qua Tờ trình hiệp thương cử Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (21/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay