Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV: Đổi mới, hành động vì lợi ích nhân dân
21:19, ngày 21-06-2017
TCCSĐT - Sáng 21-6, sau một tháng làm việc với tinh thần nghiêm túc và trách nhiệm, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành tốt đẹp chương trình nghị sự, tiếp tục ghi dấu ấn đổi mới mạnh mẽ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Đổi mới từ cách thức hoạt động
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã kéo dài thời gian thảo luận tại hội trường về những nội dung quan trọng, được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước cùng theo dõi.
Việc tăng thời gian các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước đã giúp có thêm nhiều đại biểu Quốc hội được trao đổi, nêu quan điểm, đề xuất các phương án giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước.
Không khí thảo luận dân chủ, cởi mở, thẳng thắn và trách nhiệm, không chỉ trong khuôn khổ hội trường Diên Hồng mà thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, được truyền tải tới toàn dân. Có thể nhận thấy, hoạt động của Quốc hội công khai, dân chủ ngày càng được mở rộng, toàn dân cùng tham gia bàn việc nước.
Ngay tuần làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã quyết định dành ngày nghỉ (thứ Bảy) của tuần làm việc đầu tiên để thảo luận thêm về dự án Bộ luật Hình sự - nội dung đặc biệt quan trọng, động chạm tới nhiều vấn đề của cuộc sống xã hội.
Sau phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, vẫn còn 24 đại biểu Quốc hội đăng ký nhưng chưa được phát biểu và nhiều đại biểu vẫn muốn tiếp tục thảo luận để làm sáng tỏ một số vấn đề trước khi Ban Soạn thảo hoàn thiện dự thảo Bộ luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại cuối kỳ họp này.
Thể theo nguyện vọng này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức thảo luận thêm tại Hội nghị góp ý về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trực tiếp chủ trì Hội nghị quan trọng này.
Chú trọng chất lượng xây dựng luật
Công tác lập pháp luôn là một nội dung quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Việc đổi mới để nâng cao chất lượng công tác xây dựng luật pháp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn tiếp tục được đặt ra tại Kỳ họp này. Quy trình, cách thức "làm" luật được tuân thủ các quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Phát huy những kết quả tích cực tại kỳ họp trước, việc thảo luận các dự án luật tiếp tục có sự tham gia của các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan. Cuối mỗi phiên thảo luận, bộ trưởng, trưởng ngành trả lời, giải đáp các nội dung đại biểu Quốc hội còn băn khoăn, qua đó tạo sự thống nhất, đồng thuận cao giữa các đại biểu và cơ quan xây dựng pháp luật.
Không chỉ tranh luận với ban soạn thảo, các đại biểu Quốc hội khi không đồng quan điểm với nhau về một nội dung, vấn đề, có thể giơ bảng để đăng ký tranh luận trở lại. Hình thức này tuy đã được thực hiện tại kỳ họp trước nhưng vẫn được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao bởi đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề.
Đề cao chất lượng các văn bản luật được ban hành, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thống nhất chưa biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quy hoạch như dự kiến ban đầu của Chương trình nghị sự. Qua thảo luận, tranh luận của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy dự án Luật Quy hoạch vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, có nhiều vấn đề liên quan đến quy định của nhiều luật hiện hành, cần có sự tham gia của các bộ, ngành chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật này. Vì vậy, dự án Luật Quy hoạch cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao chất lượng để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Thực chất và hiệu quả
Trong ba ngày chất vấn và trả lời chất vấn, 58 lượt đại biểu Quốc hội đã tham gia tranh luận, bằng gần 30% tổng số lượt đại biểu Quốc hội chất vấn (196 lượt). Phần tranh luận đã làm cho sinh hoạt nghị trường trở nên sôi động hơn. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn kéo dài ba ngày (tăng nửa ngày so với các kỳ họp trước đây) đã giúp làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề trong công tác quản lý, điều hành, giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
Tiếp nối những đổi mới tích cực và hữu hiệu trong các phiên chất vấn lần trước, tại Kỳ họp này, quyền tranh luận của đại biểu Quốc hội tiếp tục được thực hiện và phát huy, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng. Qua phần trả lời của các thành viên Chính phủ, đại biểu nào chưa hài lòng với câu trả lời có thể chất vấn lại, phản biện hoặc tranh luận thêm, làm rõ hơn nội dung chất vấn, đề cập sâu sắc từ nhiều góc độ và đi đến tận cùng của vấn đề.
Cũng qua phần tranh luận, các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ có thể giải trình cặn kẽ hơn những việc đã làm, đang làm hoặc chưa làm được, những khó khăn đặt ra, định hướng sắp tới và giải pháp khả thi. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lời phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 3 đã đánh giá "không khí thảo luận, tranh luận tại kỳ họp sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện sự chuyển biến từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận với số lượt tranh luận tăng lên đáng kể".
Một điểm nhấn của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này là với mỗi nhóm vấn đề chất vấn, cùng với phần trả lời của các tư lệnh ngành, các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực đã trực tiếp tham gia giải trình, làm rõ những nội dung vượt quá thẩm quyền quản lý của một bộ, thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng phân định rõ trách nhiệm như vậy là để có giải pháp đúng tầm hơn.
Trong nửa ngày cuối cùng của phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã thay mặt Chính phủ, trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chính phủ, qua đó giúp cử tri, nhân dân hiểu rõ hơn các quyết sách của Chính phủ, những công việc sẽ triển khai trong thời gian tới...
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV tiếp tục ghi dấu tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước. Tâm tư, nguyện vọng của người dân đã được các đại biểu Quốc hội thẳng thắn phản ánh tại nghị trường.
Các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đã được các đại biểu trao đổi, tranh luận, gửi gắm trong một tháng làm việc của Quốc hội, thể hiện trên tất cả các mặt xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Đây chính là tiền đề cho những hoạt động hiệu quả tiếp theo của cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.
** Chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chúc mừng lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí và các phóng viên nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Thông báo kết quả kỳ họp, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho biết công tác xây dựng pháp luật được xác định là một nội dung trọng tâm với nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh và các nghị quyết của Đảng, các quy định mới của Hiến pháp năm 2013, tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Quốc hội đã dành phần lớn thời gian để thảo luận, thông qua 12 luật và một số nghị quyết với nhiều nội dung đổi mới, tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật về tư pháp, quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...
Riêng dự án Luật Quy hoạch, Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua tại Kỳ họp này do vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, cần thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến các bộ, ngành chịu sự tác động trực tiếp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4 diễn ra vào tháng 10 tới.
Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với 6 dự án luật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo, quản lý nợ công trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với ngành lâm nghiệp, thủy sản… Ngoài ra, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan, toàn diện và thống nhất tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để đẩy nhanh tốc độ triển khai của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm hai Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với ông Lê Hồng Quang và ông Nguyễn Văn Tiến.
Quốc hội đã tập trung đánh giá mặt được, chưa được và nguyên nhân yếu kém, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017… để đề xuất nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2017. Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016.”
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, đồng thời, thành lập Đoàn giám sát để triển khai thực hiện. Trong đó, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016” tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Về chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho biết, với thời gian 3 ngày, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn các vấn đề quan trọng, nổi cộm, bám sát tình hình thực tế, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân về các vấn đề nóng, nhạy cảm.
Đánh giá về những thay đổi tích cực của kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu rõ, đây là kỳ họp đầu tiên thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với khối lượng công việc khá đồ sộ.
Với tinh thần dân chủ, đổi mới, Quốc hội đã chuyển từ Quốc hội phát biểu sang Quốc hội tranh luận với không khí tranh luận sôi nổi giữa đại biểu với thành viên Chính phủ, giữa các đại biểu để làm rõ vấn đề.
Bên cạnh đó, kỳ họp cũng thể hiện sự điều hành linh hoạt của chủ tọa. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và căn cứ vào khối lượng công việc, chủ tọa đã quyết định kéo dài thời gian thảo luận, dài nhất đến 18 giờ 30, số lượng đại biểu đăng ký phát biểu kỷ lục tại một phiên họp là 93.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn cũng được tăng thời gian từ 2,5 ngày lên 3 ngày để dành thời gian cho việc hỏi và trả lời giữa các đại biểu và thành viên Chính phủ. Đây là những đổi mới cần phát huy tại kỳ họp sau, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định.
Việc dự án Luật Quy hoạch chưa được thông qua và dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) phải xin thêm ý kiến đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong quá trình làm luật, ban soạn thảo thấy những dự án luật này đã đủ điều kiện trình ra Quốc hội.
Tuy nhiên, qua thảo luận của các đại biểu, các dự án luật này đã bộc lộ nhiều vấn đề, cần nghiên cứu thêm để hoàn thiện. Tinh thần là không chạy theo số lượng mà phải đảm bảo chất lượng, bảo đảm tính khả thi của luật khi đi vào cuộc sống, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh./.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã kéo dài thời gian thảo luận tại hội trường về những nội dung quan trọng, được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước cùng theo dõi.
Việc tăng thời gian các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước đã giúp có thêm nhiều đại biểu Quốc hội được trao đổi, nêu quan điểm, đề xuất các phương án giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước.
Không khí thảo luận dân chủ, cởi mở, thẳng thắn và trách nhiệm, không chỉ trong khuôn khổ hội trường Diên Hồng mà thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, được truyền tải tới toàn dân. Có thể nhận thấy, hoạt động của Quốc hội công khai, dân chủ ngày càng được mở rộng, toàn dân cùng tham gia bàn việc nước.
Ngay tuần làm việc đầu tiên của Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV đã quyết định dành ngày nghỉ (thứ Bảy) của tuần làm việc đầu tiên để thảo luận thêm về dự án Bộ luật Hình sự - nội dung đặc biệt quan trọng, động chạm tới nhiều vấn đề của cuộc sống xã hội.
Sau phiên thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, vẫn còn 24 đại biểu Quốc hội đăng ký nhưng chưa được phát biểu và nhiều đại biểu vẫn muốn tiếp tục thảo luận để làm sáng tỏ một số vấn đề trước khi Ban Soạn thảo hoàn thiện dự thảo Bộ luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại cuối kỳ họp này.
Thể theo nguyện vọng này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức thảo luận thêm tại Hội nghị góp ý về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trực tiếp chủ trì Hội nghị quan trọng này.
Chú trọng chất lượng xây dựng luật
Công tác lập pháp luôn là một nội dung quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Việc đổi mới để nâng cao chất lượng công tác xây dựng luật pháp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn tiếp tục được đặt ra tại Kỳ họp này. Quy trình, cách thức "làm" luật được tuân thủ các quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Phát huy những kết quả tích cực tại kỳ họp trước, việc thảo luận các dự án luật tiếp tục có sự tham gia của các bộ trưởng, trưởng ngành có liên quan. Cuối mỗi phiên thảo luận, bộ trưởng, trưởng ngành trả lời, giải đáp các nội dung đại biểu Quốc hội còn băn khoăn, qua đó tạo sự thống nhất, đồng thuận cao giữa các đại biểu và cơ quan xây dựng pháp luật.
Không chỉ tranh luận với ban soạn thảo, các đại biểu Quốc hội khi không đồng quan điểm với nhau về một nội dung, vấn đề, có thể giơ bảng để đăng ký tranh luận trở lại. Hình thức này tuy đã được thực hiện tại kỳ họp trước nhưng vẫn được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao bởi đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề.
Đề cao chất lượng các văn bản luật được ban hành, tại Kỳ họp này, Quốc hội đã thống nhất chưa biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quy hoạch như dự kiến ban đầu của Chương trình nghị sự. Qua thảo luận, tranh luận của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy dự án Luật Quy hoạch vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, có nhiều vấn đề liên quan đến quy định của nhiều luật hiện hành, cần có sự tham gia của các bộ, ngành chịu sự tác động trực tiếp của dự án Luật này. Vì vậy, dự án Luật Quy hoạch cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện, nâng cao chất lượng để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Thực chất và hiệu quả
Trong ba ngày chất vấn và trả lời chất vấn, 58 lượt đại biểu Quốc hội đã tham gia tranh luận, bằng gần 30% tổng số lượt đại biểu Quốc hội chất vấn (196 lượt). Phần tranh luận đã làm cho sinh hoạt nghị trường trở nên sôi động hơn. Phiên chất vấn và trả lời chất vấn kéo dài ba ngày (tăng nửa ngày so với các kỳ họp trước đây) đã giúp làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề trong công tác quản lý, điều hành, giải đáp nhiều băn khoăn, thắc mắc, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
Tiếp nối những đổi mới tích cực và hữu hiệu trong các phiên chất vấn lần trước, tại Kỳ họp này, quyền tranh luận của đại biểu Quốc hội tiếp tục được thực hiện và phát huy, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, xây dựng. Qua phần trả lời của các thành viên Chính phủ, đại biểu nào chưa hài lòng với câu trả lời có thể chất vấn lại, phản biện hoặc tranh luận thêm, làm rõ hơn nội dung chất vấn, đề cập sâu sắc từ nhiều góc độ và đi đến tận cùng của vấn đề.
Cũng qua phần tranh luận, các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ có thể giải trình cặn kẽ hơn những việc đã làm, đang làm hoặc chưa làm được, những khó khăn đặt ra, định hướng sắp tới và giải pháp khả thi. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong lời phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 3 đã đánh giá "không khí thảo luận, tranh luận tại kỳ họp sôi nổi, thẳng thắn, thể hiện sự chuyển biến từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận với số lượt tranh luận tăng lên đáng kể".
Một điểm nhấn của hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này là với mỗi nhóm vấn đề chất vấn, cùng với phần trả lời của các tư lệnh ngành, các Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực đã trực tiếp tham gia giải trình, làm rõ những nội dung vượt quá thẩm quyền quản lý của một bộ, thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ. Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng phân định rõ trách nhiệm như vậy là để có giải pháp đúng tầm hơn.
Trong nửa ngày cuối cùng của phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã thay mặt Chính phủ, trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chính phủ, qua đó giúp cử tri, nhân dân hiểu rõ hơn các quyết sách của Chính phủ, những công việc sẽ triển khai trong thời gian tới...
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV tiếp tục ghi dấu tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước. Tâm tư, nguyện vọng của người dân đã được các đại biểu Quốc hội thẳng thắn phản ánh tại nghị trường.
Các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đã được các đại biểu trao đổi, tranh luận, gửi gắm trong một tháng làm việc của Quốc hội, thể hiện trên tất cả các mặt xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao. Đây chính là tiền đề cho những hoạt động hiệu quả tiếp theo của cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.
** Chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chủ trì buổi họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã chúc mừng lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí và các phóng viên nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.
Thông báo kết quả kỳ họp, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho biết công tác xây dựng pháp luật được xác định là một nội dung trọng tâm với nhiều dự án luật, nghị quyết quan trọng nhằm tiếp tục thể chế hóa Cương lĩnh và các nghị quyết của Đảng, các quy định mới của Hiến pháp năm 2013, tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
Quốc hội đã dành phần lớn thời gian để thảo luận, thông qua 12 luật và một số nghị quyết với nhiều nội dung đổi mới, tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật về tư pháp, quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội...
Riêng dự án Luật Quy hoạch, Quốc hội đã thống nhất chưa thông qua tại Kỳ họp này do vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, cần thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến các bộ, ngành chịu sự tác động trực tiếp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng và trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4 diễn ra vào tháng 10 tới.
Quốc hội xem xét, cho ý kiến đối với 6 dự án luật nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém; tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tố cáo, quản lý nợ công trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với ngành lâm nghiệp, thủy sản… Ngoài ra, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan, toàn diện và thống nhất tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để đẩy nhanh tốc độ triển khai của dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc bổ nhiệm hai Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đối với ông Lê Hồng Quang và ông Nguyễn Văn Tiến.
Quốc hội đã tập trung đánh giá mặt được, chưa được và nguyên nhân yếu kém, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016 và những tháng đầu năm 2017… để đề xuất nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2017. Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016.”
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, đồng thời, thành lập Đoàn giám sát để triển khai thực hiện. Trong đó, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011 - 2016” tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Về chất vấn và trả lời chất vấn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh cho biết, với thời gian 3 ngày, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ trưởng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư trả lời chất vấn các vấn đề quan trọng, nổi cộm, bám sát tình hình thực tế, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân về các vấn đề nóng, nhạy cảm.
Đánh giá về những thay đổi tích cực của kỳ họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu rõ, đây là kỳ họp đầu tiên thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với khối lượng công việc khá đồ sộ.
Với tinh thần dân chủ, đổi mới, Quốc hội đã chuyển từ Quốc hội phát biểu sang Quốc hội tranh luận với không khí tranh luận sôi nổi giữa đại biểu với thành viên Chính phủ, giữa các đại biểu để làm rõ vấn đề.
Bên cạnh đó, kỳ họp cũng thể hiện sự điều hành linh hoạt của chủ tọa. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và căn cứ vào khối lượng công việc, chủ tọa đã quyết định kéo dài thời gian thảo luận, dài nhất đến 18 giờ 30, số lượng đại biểu đăng ký phát biểu kỷ lục tại một phiên họp là 93.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn cũng được tăng thời gian từ 2,5 ngày lên 3 ngày để dành thời gian cho việc hỏi và trả lời giữa các đại biểu và thành viên Chính phủ. Đây là những đổi mới cần phát huy tại kỳ họp sau, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc khẳng định.
Việc dự án Luật Quy hoạch chưa được thông qua và dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) phải xin thêm ý kiến đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong quá trình làm luật, ban soạn thảo thấy những dự án luật này đã đủ điều kiện trình ra Quốc hội.
Tuy nhiên, qua thảo luận của các đại biểu, các dự án luật này đã bộc lộ nhiều vấn đề, cần nghiên cứu thêm để hoàn thiện. Tinh thần là không chạy theo số lượng mà phải đảm bảo chất lượng, bảo đảm tính khả thi của luật khi đi vào cuộc sống, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh./.
Toàn văn bài phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV  (21/06/2017)
Trao quyết định bổ nhiệm các chức danh Tòa án nhân dân tối cao  (21/06/2017)
Thông qua Tờ trình hiệp thương cử Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (21/06/2017)
Các Chỉ đạo, Quyết định mới của Chính phủ  (21/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay