Trao quyết định bổ nhiệm các chức danh Tòa án nhân dân tối cao
21:17, ngày 21-06-2017
Chiều 21-6, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước cho các cá nhân được Chủ tịch nước bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, đã trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trí Tuệ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm ông Lê Hồng Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tiền Giang, vào chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tiến, Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, vào chức danh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ cho các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới được bổ nhiệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh tòa án là cơ quan duy nhất được nhân danh Nhà nước để đưa ra những quyết định, phán xét về hành vi của một người bị truy tố trước tòa án là có tội hay không có tội và được quyền áp dụng hình phạt theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi phạm tội.
Trong các lĩnh vực xét xử khác như dân sự, kinh tế, hành chính, lao động,... phán quyết của tòa án có ảnh hưởng trực tiếp đối với quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và những người tham gia tố tụng.
Để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, mang lại niềm tin trong nhân dân, đòi hỏi tòa án nhân dân, mà hình ảnh thể hiện tập trung nhất là người Thẩm phán, phải được nhân dân tôn trọng, là chỗ dựa vững chắc khi có việc yêu cầu tòa án giải quyết. Bất kỳ sai sót nào của Thẩm phán trong công tác xét xử cũng làm tổn hại đến uy danh của tòa án và suy rộng ra đó là uy danh của Nhà nước. Do vậy, Thẩm phán phải luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, trong cuộc sống trước nhân dân.
Đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cùng với chức năng nhiệm vụ, các Thẩm phán còn phải thể hiện cho được vị trí, vai trò, bản lĩnh với tư cách là thành viên của cơ quan xét xử cao nhất.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý tòa án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất tốt đẹp của chế độ, là biểu tượng của nền công lý nước nhà, có chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, là tòa án của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Vì vậy, yêu cầu hàng đầu là phải thực hiện đúng pháp luật.
Công tác xét xử không cho phép chủ quan dẫn đến những quyết định, phán quyết không đúng pháp luật, không hợp lòng dân. Muốn vậy, phải thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không thiên lệch, hết mực công tâm, không vì lợi ích riêng tư để có những phán quyết thấu tình đạt lý.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các Thẩm phán phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp; phải nhìn nhận, đánh giá lại mình, nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, vượt qua cám dỗ của mặt trái kinh tế thị trường, không để phần tử xấu mua chuộc, trong mọi hoàn cảnh luôn xứng đáng với vị thế cao cả của người Thẩm phán. Cùng với đó phải thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và kiến thức xã hội, đề cao tinh thần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân, kiên định bản lĩnh chính trị vững vàng, góp phần xây dựng hình ảnh cao đẹp của người thẩm phán trong lòng nhân dân./.
Phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ cho các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới được bổ nhiệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh tòa án là cơ quan duy nhất được nhân danh Nhà nước để đưa ra những quyết định, phán xét về hành vi của một người bị truy tố trước tòa án là có tội hay không có tội và được quyền áp dụng hình phạt theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi phạm tội.
Trong các lĩnh vực xét xử khác như dân sự, kinh tế, hành chính, lao động,... phán quyết của tòa án có ảnh hưởng trực tiếp đối với quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự và những người tham gia tố tụng.
Để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, mang lại niềm tin trong nhân dân, đòi hỏi tòa án nhân dân, mà hình ảnh thể hiện tập trung nhất là người Thẩm phán, phải được nhân dân tôn trọng, là chỗ dựa vững chắc khi có việc yêu cầu tòa án giải quyết. Bất kỳ sai sót nào của Thẩm phán trong công tác xét xử cũng làm tổn hại đến uy danh của tòa án và suy rộng ra đó là uy danh của Nhà nước. Do vậy, Thẩm phán phải luôn có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, trong cuộc sống trước nhân dân.
Đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, cùng với chức năng nhiệm vụ, các Thẩm phán còn phải thể hiện cho được vị trí, vai trò, bản lĩnh với tư cách là thành viên của cơ quan xét xử cao nhất.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang lưu ý tòa án là nơi thể hiện sâu sắc nhất bản chất tốt đẹp của chế độ, là biểu tượng của nền công lý nước nhà, có chức năng bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, là tòa án của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Vì vậy, yêu cầu hàng đầu là phải thực hiện đúng pháp luật.
Công tác xét xử không cho phép chủ quan dẫn đến những quyết định, phán quyết không đúng pháp luật, không hợp lòng dân. Muốn vậy, phải thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không thiên lệch, hết mực công tâm, không vì lợi ích riêng tư để có những phán quyết thấu tình đạt lý.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị các Thẩm phán phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng nâng cao đạo đức nghề nghiệp; phải nhìn nhận, đánh giá lại mình, nêu cao tinh thần phê bình và tự phê bình, vượt qua cám dỗ của mặt trái kinh tế thị trường, không để phần tử xấu mua chuộc, trong mọi hoàn cảnh luôn xứng đáng với vị thế cao cả của người Thẩm phán. Cùng với đó phải thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử và kiến thức xã hội, đề cao tinh thần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân, kiên định bản lĩnh chính trị vững vàng, góp phần xây dựng hình ảnh cao đẹp của người thẩm phán trong lòng nhân dân./.
Thông qua Tờ trình hiệp thương cử Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (21/06/2017)
Các Chỉ đạo, Quyết định mới của Chính phủ  (21/06/2017)
Rèn luyện phẩm chất, năng lực của đội ngũ người làm báo Việt Nam trong tình hình mới  (21/06/2017)
Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi “Giải thưởng báo chí viết về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2017”  (21/06/2017)
Đào tạo công chức chính quyền địa phương ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam  (21/06/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Haiti  (20/06/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay