Trách nhiệm của đảng viên trước cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016
Trên thực tế những năm gần đây, đây đó có những ý kiến khá gay gắt về sự quản lý của Nhà nước, về sự điều hành của Chính phủ, trong đó có những ý kiến xuất phát từ đảng viên của Đảng ta. Những sự đóng góp thẳng thắn đều được các cơ quan tham mưu chức năng tầm vĩ mô thu thập nghiên cứu, phân tích sàng lọc… trước khi đưa ra bàn thảo trong những diễn đàn quan trọng như Đại hội Đảng các cấp, bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân… Đó là thực thi quyền dân chủ thật sự của nhân dân thể hiện bằng tính phản biện mà không ai có thể phủ nhận.
Qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế, xã hội ổn định và phát triển, đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của nhân dân có những bước chuyển biến rất sâu sắc, vị thế chính trị của Việt Nam không ngừng được nâng cao. Những thành quả của công cuộc đổi mới được các nước bầu bạn khắp năm châu ghi nhận và đồng tình ủng hộ ngày càng mạnh mẽ. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta đã tổ chức thành công Hội nghị APEC lần thứ 14, nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và được các nước châu Á đề cử làm thành viên không chính thức của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, làm Chủ tịch ASEAN… Những thắng lợi về ngoại giao có tầm vóc quốc tế như vậy, đã khẳng định tính đúng đắn của những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trước “sân chơi lớn” là hoàn toàn hợp lý, hợp tình, trong bối cảnh chung của thế giới đang còn nhiều khó khăn và thách thức đan xen.
Công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử ở các địa phương cho thấy, các cấp ủy đã tập trung lãnh đạo một cách nghiêm túc, từ khâu phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 50/CT-TW của Bộ Chính trị cùng các văn bản chỉ đạo cụ thể của cấp ủy địa phương, đến công tác tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử, tầm quan trọng của cuộc bầu cử lần này. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tuân thủ theo đúng quy trình hiệp thương, giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội cũng như Hội đồng nhân các cấp theo đúng Luật Bầu cử Quốc hội và Hội động nhân dân các cấp (sửa đổi, bổ sung). Công tác tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng được cơ quan tuyên giáo các cấp định hướng thường xuyên và kịp thời theo đúng lộ trình của công tác chuẩn bị.
Việc lấy ý kiến nhận xét và mức độ tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội cũng như ứng cử đại biểu Hội đồng nhân các cấp tại nơi cư trú, nơi làm việc đã được các cơ quan có người ứng cử thực hiện chu đáo, thể hiện tính dân chủ rộng rãi, tinh thần xây dựng để lựa chọn được những người có đủ đức, đủ tài, đại diện cho quyền lợi hợp pháp và chính đáng của cử tri. Nơi cư trú của những người ứng cử cũng được Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức lấy ý kiến nhận xét và mức độ tín nhiệm của cử tri. Mặt khác, công tác tập huấn nghiệp vụ bầu cử cho các cán bộ tham gia điều hành tại các đơn vị bầu cử, khu vực bầu cử… được tổ chức chu đáo, bảo đảm cho việc thực thi nhiệm vụ trước, trong và sau cuộc bầu cử hoàn thành một cách tốt đẹp theo đúng luật định, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc bầu cử. Bên cạnh đó, công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ cho ngày bầu cử đã được chính quyền các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể.
Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đang đến gần, các cấp, các ngành, các địa phương có nhiều việc phải làm để cho ngày này thật sự trở thành ngày hội của non sông với yêu cầu phát huy tính dân chủ, đúng luật, an toàn và tiết kiệm. Trách nhiệm của mỗi cử tri ở mỗi góc độ xã hội có khác nhau, nhưng đều cùng chung một trách nhiệm là, sáng suốt lựa chọn những người thật sự có đức, có tài, có tâm huyết đối với sự nghiệp cách mạng hiện nay, sẵn sàng xả thân, cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước, vì sự bình yên của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Ở góc nhìn của một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, xin trao đổi đôi điều về trách nhiệm của đảng viên trước cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp sắp tới.
Thứ nhất, mỗi đảng viên phải thấy rõ đây là một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến những vấn đề thuộc về quốc kế dân sinh, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Do đó, đảng viên của Đảng không thể và không nên có thái độ thờ ơ, “đứng ngoài cuộc” theo kiểu “cha chung không ai khóc”, để rồi vô cảm trước những luận điệu tuyên truyền sai trái, xuyên tạc, những hành vi phá hoại của các thế lực thù địch trong quá trình chuẩn bị và thực hiện cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tới đây. Mỗi đảng viên trên cương vị của mình được tổ chức phân công như hiện nay, phải có thái độ hết sức trách nhiệm trước Đảng, trước Tổ quốc và nhân dân, phải thật sự trở thành một hạt nhân trong việc truyền bá tư tưởng chỉ đạo của Đảng, trước hết phải gương mẫu trong lời nói và việc làm, góp phần tổ chức thực hiện tốt cuộc bầu cử tại địa phương, đơn vị. Mỗi đảng viên phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 50/CT-TW ngày 05-01-2011 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, và các văn bản liên quan của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp.
Thứ hai, nhận thức rõ âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch, mà trước tiên vẫn là lôi kéo, mua chuộc, xúi giục các phần tử phản động, bất mãn, cơ hội chính trị và cả những ai nhẹ dạ, cả tin để tìm cách bôi nhọ, làm mất uy tín các đồng chí lãnh đạo. Mặt khác, chúng ra sức bóp méo, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm tạo ra một luồng tư tưởng đối trọng với tư tưởng chỉ đạo chung của Đảng về vấn đề bầu cử, gây mơ hồ, mất phương hướng, thiếu cảnh giác cho quần chúng, cử tri.
Do đó, đảng viên càng phải thấy rõ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng, bởi Đảng ta là Đảng cầm quyền, cần biểu thị rõ thái độ dứt khoát trước các biểu hiện “mỵ dân”, phải góp phần giữ vững “thế trận lòng dân” trước sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch, làm thất bại mọi âm mưu, ý đồ của chúng. Việc thu thập, phản ánh, báo cáo các thông tin cho cấp ủy trực tiếp cũng phải được thực hiện chặt chẽ, cẩn trọng, tránh tình trạng nghe một chiều, thông tin một chiều, rồi suy diễn tuỳ tiện , thậm chí rơi vào “bẫy” của kẻ xấu, cho hệ thống chính trị của ta lâm vào thế “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Thứ ba, trước hết và hơn ai hết, đứng trước cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ này, mỗi đảng viên cộng sản càng phải thấm nhuần những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được nêu trong các tác phẩm và Di chúc của Người, về “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Tiếp tục hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là dịp để mỗi đảng viên của Đảng tự soi lại mình, qua đó cố gắng góp phần nhỏ bé của mình để cuộc bầu cử sắp đến đạt kết quả tốt nhất, như thực hiện nghiêm túc Quy định số 115/QĐ-TW ngày 07-12-2007 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (Khóa X), về những điều đảng viên không được làm. Phải giúp cho quần chúng, cử tri thấy rõ những ai thật sự xứng đáng đại diện cho họ, làm cho lá phiếu bầu của quần chúng cử tri có ý nghĩa hơn trước vận mệnh của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là cách thể hiện thái độ tôn trọng dân chủ của người đảng viên cộng sản theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “… Ngày mai, quốc dân ta sẽ tỏ cho thế giới biết rằng dân Việt Nam ta đã:
Kiên quyết đoàn kết chặt chẽ
Kiên quyết chống bọn thực dân
Kiên quyết tranh quyền độc lập
Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước…
Những người trúng cử, sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng.
Phải làm cho xứng đáng với đồng bào, cho xứng đáng với Tổ quốc…”(1).
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 1996, tập 4, trang 145-146
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Đề cương Thông báo nhanh kết quả Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội 2011, trang 67 - 69
Tổng quan kinh tế năm 2010  (17/05/2011)
Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam năm 2010 và bài học cho những năm tiếp theo  (17/05/2011)
Diễn biến giá cả thị trường năm 2010 các nhiệm vụ, giải pháp điều hành giá năm 2011  (17/05/2011)
Cử tri giám sát Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay: Thực trạng và giải pháp  (17/05/2011)
Lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam  (17/05/2011)
Cẩn trọng với sự đồng hành của lạm phát và thiểu phát  (17/05/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay