Du lịch Việt Nam dưới góc nhìn của báo chí quốc tế
Mạng tin Vospusk.ru (Nga): Từ năm 2007-2016, ngành Du lịch Việt Nam có đủ các tiền đề để giữ vị trí số 6 trong số những nước đang phát triển tối đa trong lĩnh vực này nếu duy trì được mức tăng trưởng hàng năm là 7,5%. Các chuyên gia quốc tế cho rằng đến năm 2016 Việt Nam sẽ lọt vào hàng 10 nước là điểm đến được ưa chuộng nhất của du lịch trên thế giới.
Cũng theo bài báo trên mạng tin này, Việt Nam dự kiến sẽ đón 6 triệu khách du lịch và thu về 4 tỉ USD lợi nhuận du lịch vào năm 2010. Cho tới thời gian đó, riêng đầu tư nước ngoài vào hạ tầng cơ sở Việt Nam sẽ vượt mức 5,5 tỉ USD (tăng 2 lần so với chỉ số năm 2006, khi Việt Nam đón 3,6 triệu du khách, gấp 3 lần so với năm 2000 với lượng du khách là 2,1 triệu). Tới năm 2010, số lượng chỗ làm trong ngành du lịch địa phương dự kiến sẽ tăng đến 1 triệu người, hơn 300.000 người trong số đó đảm nhiệm công tác hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ khách sạn.
Dưới tiêu đề “Việt Nam nhắm tới hình ảnh là một điểm du lịch sang trọng”, tờ Nhật báo phố Wall viết: Dự án xây dựng khu du lịch, khách sạn, biệt thự Laguna Vietnam trị giá 270 triệu USD tại Đà Nẵng của Tập đoàn Banyan Tree Hotel & Resorts của Singapore là dự án mới nhất trong số các dự án xây dựng khu du lịch khép kín đang ngày càng gia tăng đã và đang tiến hành ở Việt Nam. Các nhà đầu tư từ Mỹ, Canada, Singapore và Dubai đang thực hiện các dự án xây dựng khu du lịch tại đây. Nhiều dự án trong số những khu nghỉ mát mới mọc lên dọc bờ biển miền Trung.
Theo nhận định của các chuyên gia ngành du lịch quốc tế, với những bãi biển cát mịn, núi non, ẩm thực mang sắc thái Pháp và những khu di sản đẳng cấp thế giới, Việt Nam có thể sẽ trở thành một địa điểm thu hút khách hàng đầu tiếp theo tại châu Á, sánh ngang với Phuket của Thái Lan hay Bali của Indonesia. Nhận định này cũng được các chủ khách sạn tiêu chuẩn quốc tế chia sẻ.
Trong khi Việt Nam vẫn là địa điểm du lịch được khách du lịch balô ưa chuộng thì giờ đây đất nước này đang thu hút ngày càng nhiều khách du lịch cao cấp. Người ta đến đây để làm ăn rồi quay lại để đi du lịch. Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên và văn hoá, Việt Nam được tiếng là địa điểm an toàn và ổn định chính trị.
Quảng Ngãi tiếp tục đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới  (15/06/2007)
Đồng Tháp cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới  (15/06/2007)
Nhìn lại thành tựu xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005 và những vấn đề đang đặt ra  (15/06/2007)
G8: Vẫn nặng về trình diễn  (14/06/2007)
G8: Vẫn nặng về trình diễn  (14/06/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển