Thành phố Hà Nội tích cực đưa nội dung giáo dục về quyền con người vào nhà trường, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh các cấp
TCCS - Triển khai thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025, từ nhiều năm nay, thành phố Hà Nội đã tích cực đưa nội dung về quyền con người vào chương trình giáo dục của một số môn học. Giáo dục quyền con người cho học sinh các cấp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp học sinh phát triển đầy đủ các năng lực, phẩm chất trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay.
Đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo
Theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg, ngày 5-9-2017, của Thủ tướng Chính phủ, về phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025, đến năm 2025, 100% số cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực, nỗ lực phối hợp với các địa phương, nhà trường để đưa nội dung này vào chương trình môn học, phù hợp với từng cấp học, góp phần tăng cường thực hành quyền ở trường học, ngăn ngừa bạo lực học đường và các tình trạng phân biệt đối xử, xâm hại nhân phẩm con người.
Giáo dục quyền con người trong chương trình môn học và hoạt động giáo dục là trao quyền cho người học, để học sinh nhìn nhận những vấn đề xã hội đang phải đối mặt trong nhà trường và ngoài xã hội, có thái độ, cách ứng xử và cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn trên cơ sở quyền con người. Giáo dục trao quyền là cách tốt nhất để giải quyết xung đột giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy, cô trong môi trường học đường, theo hướng hòa bình, thân thiện, hiểu biết, khoan dung, giảm thiểu các nguy cơ mâu thuẫn, xung đột. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện trong giáo dục quyền con người khi triển khai các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục. Trong đó, quan tâm tới các yếu tố về đặc điểm tâm lý, giới tính, lứa tuổi, năng lực học tập, văn hóa vùng, miền… của học sinh trong việc thiết kế, xây dựng các hoạt động học tập. Việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông phải phát huy tinh thần tự chủ, tích cực, sáng tạo của giáo viên; tránh rập khuôn, máy móc khi tích hợp, lồng ghép nội dung này vào các bài học cũng như các hoạt động giáo dục của môn học.
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh nhằm tạo môi trường học tập, rèn luyện giúp học sinh hài hòa về thể chất, tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin. Định hướng này phù hợp với việc xây dựng, lồng ghép giáo dục học sinh về quyền con người trong tất cả các môn học. Đến nay, ở bậc tiểu học, chương trình giáo dục phổ thông mới đã thực hiện đến khối lớp 4. Việc tổ chức giáo dục các nội dung về quyền trẻ em đã được nâng lên thành nội dung nói về quyền con người. Trong đó, các nội dung như tạo cơ hội bình đẳng về quyền được chăm sóc, được bảo vệ, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng, được tham gia của học sinh đã được giáo viên chú trọng thực hiện thông qua nhiều giải pháp khác nhau nhằm giúp học sinh phát triển đầy đủ các năng lực, phẩm chất để phát triển trong bối cảnh mới. Giáo dục quyền con người cho học sinh phổ thông còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Chỉ thị số 34/CT-TTg, ngày 21-12-2021, của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục quyền con người có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội, giúp ngăn ngừa, hạn chế vi phạm quyền con người. Để đưa nội dung quyền con người vào chương trình môn học, hoạt động giáo dục đạt hiệu quả, đến nay, các cơ quan tham gia đề án đã hoàn thành một khối lượng lớn nhiệm vụ thông qua nhiều nội dung hoạt động khác nhau.
Các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tổ chức nhiều lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán. Thông qua tập huấn, đội ngũ cán bộ, nhà giáo đã được truyền đạt nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quyền trẻ em. Trong đó, nhấn mạnh các quyền của trẻ em, như quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được giáo dục, quyền được bày tỏ ý kiến. Các giáo viên cũng được tập huấn thực hành xây dựng bài dạy minh họa tích hợp về quyền con người cho học sinh các cấp. Nhiều trường cũng tổ chức truyền thông các chuyên đề có liên quan cho học sinh học tập, tìm hiểu và trải nghiệm thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ điểm; trong đó, chú trọng về quyền trẻ em, quyền được sống an toàn, giáo dục học sinh phòng, chống bạo lực gia đình, chống xâm hại… Tổ chức các cuộc sinh hoạt chuyên môn để nắm bắt những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả việc dạy học nội dung giáo dục về quyền con người.
Nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh về quyền con người
Từ nhiều năm nay, nội dung về quyền con người đã được lồng ghép vào trong chương trình giáo dục của một số môn học, như: Đạo đức, giáo dục công dân, thông qua các bài học thuộc lĩnh vực giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, những nội dung này chưa có tính hệ thống, xuyên suốt, chưa đầy đủ các giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực. Bên cạnh đó, tài liệu và học liệu giảng dạy, học tập về quyền con người ở các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn lồng ghép còn thiếu, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Cuối năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành khung nội dung giáo dục, biên soạn tài liệu hướng dẫn, tập huấn về công tác giảng dạy quyền con người ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Nội dung giáo dục về quyền con người được nhiều trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đưa vào trong quá trình dạy học và giáo dục thông qua các tiết hoạt động tập thể cũng như lồng ghép, tích hợp trong các môn học khác. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, mời các chuyên gia tư vấn, nói chuyện với học sinh để giúp các em hiểu rõ hơn về quyền của con người. Ở cấp trung học, môn Giáo dục công dân cũng đề cập đến nội dung quyền con người. Trong đó, nhiều nội dung giúp học sinh nhìn nhận được những vấn đề xã hội đang phải đối mặt trong nhà trường và ngoài xã hội, từ đó có thái độ, cách ứng xử và cách giải quyết xung đột, mâu thuẫn trên cơ sở quyền con người. Điều này sẽ có vai trò lớn trong việc hạn chế bạo lực học đường, giảm thiểu các nguy cơ mâu thuẫn, xung đột. Thông qua các bài giảng và tình huống giáo viên đưa ra trong các bài giảng trên lớp giúp các em hiểu được quyền của mình, được bình đẳng hưởng thụ giáo dục toàn diện.
Có thể nói, giáo dục quyền con người cho học sinh các cấp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Để đưa nội dung quyền con người vào chương trình môn học, hoạt động giáo dục đạt hiệu quả, cần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, toàn diện trong giáo dục quyền con người khi triển khai các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục. Trong đó, quan tâm tới các yếu tố về đặc điểm tâm lý, giới tính, lứa tuổi, năng lực học tập, văn hóa vùng, miền… của học sinh trong việc thiết kế, xây dựng các hoạt động học tập. Việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phải phát huy tinh thần tự chủ, tích cực, sáng tạo của giáo viên, tránh rập khuôn, máy móc khi tích hợp, lồng ghép nội dung này vào các bài học cũng như các hoạt động giáo dục của môn học. Giáo viên cần sáng tạo trong việc lấy những ví dụ minh họa cho nội dung giảng dạy về quyền con người. Những minh họa này cũng cần sát thực tế, phù hợp với lứa tuổi của học sinh và đặc biệt là phải đơn giản, dễ hiểu, thậm chí cũng cần phải có sự tinh tế về đặc điểm vùng, miền, giới tính,... phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bên cạnh việc dạy các kiến thức trong sách giáo khoa, nhà trường cũng cần tổ chức các chuyên đề cho học sinh học tập, tìm hiểu và trải nghiệm thông qua hoạt động sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ điểm; trong đó, chú trọng về quyền trẻ em, quyền được sống an toàn, giáo dục học sinh phòng, chống bạo lực gia đình, chống xâm hại…
Giáo dục quyền con người trong nhà trường là cần thiết bởi khi những kiến thức về giáo dục quyền con người được trẻ em tiếp thu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, các em sẽ hiểu được quyền của bản thân mình cũng như trách nhiệm, bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi học sinh được trang bị kiến thức về quyền con người, xã hội lại có thêm một công dân có trách nhiệm, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ của mình, từ đó cả xã hội và cộng đồng có những công dân tốt, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Về lâu dài, việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân cần hướng tới hình thành văn hóa thượng tôn pháp luật cũng như giúp mỗi người dân Việt Nam nhận thức được quyền và trách nhiệm của bản thân đối với đất nước, xã hội./.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về biện pháp đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ  (06/06/2024)
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về biện pháp đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ  (06/06/2024)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay