Hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Indonesia
Tại kỳ họp, hai bên đã trao đổi, thảo luận và thống nhất nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng, tài nguyên, khoáng sản, đầu tư, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, xây dựng, giáo dục, văn hóa, du lịch, tài chính, ngân hàng, thông tin và truyền thông...
Thống kê từ Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), Indonesia có nền kinh tế lớn thứ 16 trên thế giới và cũng là thị trường lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Thời gian qua, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực gặp nhiều khó khăn và có nhiều diễn biến phức tạp, trao đổi thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng khích lệ.
Hiện, Indonesia đang là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam trong khối ASEAN. Điều này thể hiện qua kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều tăng từ 4,6 tỷ USD trong năm 2012 lên 5,6 tỷ USD trong năm 2016 với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5%/năm. Riêng trong năm 2016, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và Indonesia đạt lần lượt là 2,6 tỷ USD và 3 tỷ USD.
Cùng với đó, quan hệ hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác như nông nghiệp, đầu tư, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải cũng có nhiều bước phát triển mới. Đặc biệt, các cơ quan Chính phủ của hai nước cũng đã tích cực nghiên cứu, đàm phán xây dựng khung khổ hợp tác mới để tạo nền tảng vững chắc cho việc củng cố, hiện thực hóa các nội dung hợp tác đã được hai bên nhất trí từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia vào tháng 6-2013.
Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Indonesia, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn các cấp, tích cực trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quản lý và phát triển, nghiên cứu xây dựng các khuôn khổ hợp tác mới trên nhiều lĩnh vực.
Ngoài ra, hai bên cũng đã thống nhất cần hợp tác chặt chẽ hơn để giải quyết một số khó khăn vướng mắc trong quan hệ giữa hai nước. Đặc biệt, khuyến khích, thúc đẩy kết nối các thành phần kinh tế tư nhân của hai nước để phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Indonesia.
Kết thúc phiên họp toàn thể, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã thay mặt Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Enggartiasto Lukita thay mặt Chính phủ Indonesia ký Biên bản kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật giữa hai nước./.
20 loại hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền Nhà nước  (13/08/2017)
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình  (13/08/2017)
Giao lưu đoàn kết hữu nghị hai nước Việt Nam-Lào tại Nhật Bản  (12/08/2017)
“Đi bộ vì sức khỏe” kỷ niệm Ngày thành lập ASEAN tại Lào  (12/08/2017)
Khắc phục tình trạng chia cắt giữa huyện Mường La với xã Nặm Păm  (12/08/2017)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên