Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Đây chính là minh chứng sinh động, cụ thể thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Tỉnh Hòa Bình đã chủ động, sáng tạo trong vun đúc, chăm lo cho tình hữu nghị hai nước nhất là việc bảo tồn Khu di tích lịch sử địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân Lào, một địa chỉ đỏ, một minh chứng cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị Hội hữu nghị Việt Nam - Lào phối hợp với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ là nơi có những sự kiện, những dấu ấn quan trọng giữa Đảng, Nhà nước, Quân đội hai nước phải có sự kết nối để đón tiếp nhiều hơn nữa các đoàn của nước bạn Lào đến thăm quan, tìm hiểu lịch sử… nhằm tuyên truyền, giáo dục về truyền thống đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, nhất là cho thế hệ trẻ trong dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào.
Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh khẳng định: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hòa Bình luôn trân trọng và làm hết sức mình để bào tồn, phát huy giá trị của Khu di tích; đồng thời, báo cáo Ban Bí thư để việc tôn tạo, phục dựng Khu di tích được triển khai trong thời gian sớm nhất và đề nghị Trung ương công nhận khu di tích là Di tích đặc biệt cấp Quốc gia.
Đại hội trù bị Đại hội II Đảng Nhân dân Lào được tổ chức tại khuôn viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình thuộc phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) trong vòng một tuần của tháng 12-1971, đảm bảo bí mật, an toàn tuyệt đối và thành công tốt đẹp. Đại hội là mốc son quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân Lào tiến lên một bước mới, giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Đại hội đã thống nhất đổi tên Đảng Nhân dân Lào thành Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Sau đó, Đại hội được chính thức tổ chức vào ngày 03-02-1972 tại tỉnh Hủa Phăn.
Trong những năm qua, Khu di tích đã góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ của hai nước về tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước; đồng thời, vun đắp tình hữu nghị thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào. Ngày 25-12-2012, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng khu di tích là Di tích cấp Quốc gia./.
Giao lưu đoàn kết hữu nghị hai nước Việt Nam-Lào tại Nhật Bản  (12/08/2017)
“Đi bộ vì sức khỏe” kỷ niệm Ngày thành lập ASEAN tại Lào  (12/08/2017)
Khắc phục tình trạng chia cắt giữa huyện Mường La với xã Nặm Păm  (12/08/2017)
Các tỉnh vùng núi phía Bắc lại bắt đầu đợt mưa lớn từ đêm mai  (12/08/2017)
Hà Nội ra quân tổng vệ sinh môi trường chống dịch sốt xuất huyết  (12/08/2017)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên