Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị Quan chức cấp cao G20 lần thứ 3
Đoàn Việt Nam do Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Quang Minh (Sherpa G20 của Việt Nam) làm Trưởng đoàn tham dự hội nghị với tư cách Chủ nhà Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017.
Tiếp nối các kết quả đạt được tại Hội nghị Sherpa G20 lần thứ 2 và các hội nghị và các nhóm công tác chuyên ngành, Hội nghị Sherpa G20 lần này tiếp tục thảo luận các vấn đề về kinh tế - tài chính toàn cầu, kinh tế số, phát triển bền vững, hợp tác với châu Phi, năng lượng, biến đổi khí hậu, y tế, bình đẳng giới, chống khủng bố, chống tham nhũng… Tại hội nghị lần này, Đức đã đưa ra dự thảo các nội dung chính trong Tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh G20 để các nước thảo luận.
Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã chủ động, đóng góp tích cực, thực chất vào nội dung thảo luận, cũng như đưa ra các kiến nghị về dự thảo Tuyên bố chung, được hội nghị hoan nghênh và ghi nhận.
Về y tế, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của các nước G20 trong đảm bảo sức khoẻ toàn cầu, phòng chống dịch bệnh; khẳng định hợp tác toàn cầu trong đối phó với tình trạng chống kháng kháng sinh là cấp thiết; đề nghị bổ sung vào Tuyên bố chung nội dung các nước G20 tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cao năng lực kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng này.
Về Chương trình Nghị sự 2030 vì phát triển bền vững, đoàn Việt Nam nhấn mạnh khía cạnh phát triển bao trùm toàn diện; đề nghị các nước G20 thúc đẩy phát triển bao trùm cả về kinh tế, tài chính và xã hội nhằm đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ thành quả kinh tế, tiếp cận tài chính và đảm bảo công bằng xã hội.
Về kinh tế số, đoàn Việt Nam hoan nghênh G20 coi doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) và khởi nghiệp (start-up) là xương sống của nền kinh tế và động lực sáng tạo; đưa ra sáng kiến đề nghị các nước G20 thành lập Diễn đàn Toàn cầu về khởi nghiệp nhằm chia sẻ ý tưởng và kinh nghiệm toàn cầu về thúc đẩy và hỗ trợ khởi nghiệp.
Về an ninh lương thực và nguồn nước, Trưởng đoàn ta nhấn mạnh nước là nguồn tài nguyên quý giá; đề nghị G20 cam kết thúc đẩy hợp tác khu vực và toàn cầu nhằm sử dụng bền vững và quản lý hiệu quả nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước xuyên biên giới, nhằm đối phó tốt nhất với tổ hợp các thách thức có liên quan chặt chẽ đến nhau là an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng.
Về kinh tế toàn cầu, đoàn ta nhấn mạnh thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu là nhiệm vụ chung của các nền kinh tế. Bên cạnh nỗ lực của G20, các thể chế, diễn đàn toàn cầu và khu vực cũng đóng góp vai trò quan trọng; đề nghị G20 tăng cường phối hợp chính sách giữa G20 và các định chế, diễn đàn quốc tế và khu vực, trong đó có APEC và ASEAN, nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh, bền vững và bao trùm.
Thảo luận tại hội nghị, các nước và tổ chức quốc tế đều nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như y tế, việc làm, hợp tác với châu Phi, bình đẳng giới, số hoá, sử dụng hiệu quả nguồn lực, rác thải biển, an ninh lương thực và nguồn nước, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, hợp tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, chống khủng bố, tham nhũng … Đặc biệt, tại hội nghị, nhiều sáng kiến được đưa ra và thảo luận như thành lập Hội đồng Doanh nghiệp lãnh đạo nữ G20 nhằm thúc đẩy sự tham gia sâu hơn của phụ nữ vào kinh doanh; sáng kiến thành lập Quỹ Tài chính quốc tế về giáo dục… Bên cạnh đó, một số vấn đề liên quan Chương trình Nghị sự 2030, chuỗi cung ứng toàn cầu, di cư, biến đổi khí hậu và năng lượng, thương mại và toàn cầu hoá cần tiếp tục được thảo luận để thống nhất các nội dung này trong các văn kiện của hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm nay tại Hamburg (Hăm-buốc), Đức.
Bên lề hội nghị, Trưởng đoàn Việt Nam đã gặp song phương với Trưởng đoàn OECD để trao đổi về khả năng tăng cường hợp tác giữa hai bên và thúc đẩy việc OECD hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Năm APEC 2017. Sherpa Việt Nam cũng tiếp xúc song phương với Sherpa các nước, trong đó có Đức, Mỹ, Trung Quốc… về các vấn đề thảo luận tại hội nghị cũng như các vấn đề liên quan hợp tác song phương cùng quan tâm.
G20 là diễn đàn tập hợp các nền kinh tế lớn nhất thế giới, chiếm 80% GDP và 75% thương mại toàn cầu. Từ năm 2008 đến nay, G20 tổ chức thường niên hội nghị thượng đỉnh nhằm khẳng định cam kết tăng cường phối hợp chính sách để xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu. Đây là lần thứ hai Việt Nam được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh và các hội nghị liên quan của G20. Việt Nam lần đầu tiên được mời dự các hội nghị G20 vào năm 2010 tại Hàn Quốc và Canada khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN. Việc tham dự và tích cực đóng góp tại các diễn đàn của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới như G20 góp phần quan trọng tăng cường vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Thủ tướng Chính phủ: Tạo thuận lợi để mọi người dân phát huy tối đa năng lực, sở trường  (21/05/2017)
Ngày mai, khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV  (21/05/2017)
Ông Hassan Rouhani tái đắc cử Tổng thống Iran  (21/05/2017)
Tổng Bí thư gặp mặt đại biểu Chương trình Vinh quang Việt Nam  (20/05/2017)
APEC 2017: Xây dựng một hệ thống thương mại đa phương vững mạnh  (20/05/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay