Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) trên hành trình trở thành thành phố đáng sống khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Huyện Vân Đồn trở thành thành phố đáng sống của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là mục tiêu hướng đến của Vân Đồn đến năm 2050 được đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn 2050.
Với diện tích rộng hơn 500 cây số vuông, huyện đảo Vân Đồn được quy hoạch phát triển không gian đô thị theo hướng đô thị hiện đại tầm cỡ quốc tế. Trong đó, không gian đô thị đảo Cái Bầu gồm các Khu kinh tế phía Tây, ven biển phía Bắc; thành phố sân bay - khu thương mại tự do, khu nghỉ mát phức hợp, thị trấn Cái Rồng và bán đảo Cổng Chào. Không gian đô thị quần đảo Vân Hải gồm: Công viên; du lịch nông nghiệp; khu dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng và hòn đảo du lịch trong tương lai. Không gian đô thị trung tâm gồm: Trung tâm hành chính - đô thị trung tâm Cái Rồng; khu công nghiệp sáng tạo; khu công nghệ sinh học; khu dịch vụ sáng tạo; khu sản xuất tiên tiến và hậu cần; khu chế tạo; khu sân bay; khu thương mại tự do; khu thung lũng công nghệ; trung tâm tài chính; khu tái định cư; trung tâm triển lãm văn hoá; khu du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí; cảng biển du lịch, cảng cá, hồ cảnh quan... Các mục tiêu cụ thể được đề ra đến năm 2030 là: tổng giá trị sản xuất đạt 5,6 tỷ USD, tương ứng GRDP đạt 1,6 tỷ USD, đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 10% giá trị xuất khẩu. Tốc độ tăng dân số trung bình trong các giai đoạn đến 2020, 2021-2025, 2026-2030 tương ứng là 6%, 11%, 8%. Quy mô dân số tăng từ 52.000 người năm 2019 lên 140.000 người vào năm 2030… Mục tiêu đến năm 2050 là, xây dựng, phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực châu Á - Thái Bình Dương; là trung tâm kinh tế năng động, tập trung vào du lịch, sản xuất sản phẩm cao cấp và dịch vụ; phấn đấu là thành phố hiện đại, thông minh, một nơi hấp dẫn để mọi người đến sinh sống, làm việc, vui chơi hòa hợp với thiên nhiên. Mục tiêu cũng đặt ra, đến năm 2030, Khu kinh tế Vân Đồn thiết lập đầy đủ các nền tảng xã hội và kinh tế bền vững. Đến năm 2050, Khu kinh tế Vân Đồn trở thành trung tâm đầu tư và nguồn nhân lực chất lượng cao toàn cầu, một trong những động lực kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu thành phố đáng sống của châu Á - Thái Bình Dương. Về du lịch, phấn đấu đến năm 2030 thu hút khoảng 2,5 triệu lượt khách. Về dịch vụ hiện đại, Vân Đồn tập trung phát triển, kinh doanh cảng hàng không, vận tải hàng không, đẩy mạnh phát triển ngành logistics để trở thành một trung tâm cung cấp dịch vụ hậu cần đẳng cấp thế giới, trở thành cửa ngõ trung chuyển hàng hóa vào khu vực Đông Nam Á… Quy hoạch đến năm 2050 ưu tiên phát triển các ngành nghề dịch vụ chất lượng cao, dành chủ yếu quỹ đất cho phát triển dịch vụ. Các dự án, nhà đầu tư xác định thu hút vào Vân Đồn là nhà đầu tư có năng lực, bảo đảm tầm vươn quốc tế...
Như vậy, với những dự án, công trình mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế đã và đang và được định hướng đầu tư trong tương lai, Quảng Ninh đã và đang hướng tới xây dựng, phát triển Vân Đồn trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh; trung tâm kinh tế năng động phát triển ngành nghề mới, trình độ cao, trọng tâm là dịch vụ, du lịch phức hợp cao cấp, công nghiệp giải trí hiện đại có casino, công nghiệp công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp, sáng tạo và giao thương quốc tế nằm trong hành lang kinh tế Trung Quốc - ASEAN.
Để thực hiện những mục tiêu đó, Vân Đồn phải hết sức coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển:
Một là, Vân Đồn cần tập trung phát triển kinh doanh cảng hàng không và vận tải hàng không, phát triển logistics bởi đây là nền tảng quan trọng, không thể thiếu để phát triển thành một trung tâm dịch vụ hậu cần.
Hai là, Vân Đồn cần định hướng phát triển đồng bộ, hài hòa kết cấu hạ tầng. Theo đó, quá trình nghiên cứu xây dựng sân bay trực thăng (taxi trực thăng) ở cụm đảo Cái Bầu, Quan Lạn và Thắng Lợi; quá trình nghiên cứu xây dựng loại hình thủy phi cơ phục vụ vận chuyển du lịch và hàng hóa, phù hợp với địa hình của Khu Kinh tế Vân Đồn; quá trình xây dựng tuyến đường sắt cao tốc kết nối Khu Kinh tế Vân Đồn với các khu vực trong cả nước và quốc tế… cần bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là các khu vực gần các di sản, di tích. Cấu trúc phát triển không gian Khu kinh tế Vân Đồn chia theo 2 vùng, gồm đảo Cái Bầu và quần đảo Vân Hải; định hướng thành 5 vành đai phát triển gồm: Vành đai nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; Vành đai du lịch sinh thái gắn với bảo vệ di sản thiên nhiên; Vành đai đô thị dịch vụ, văn hóa và vui chơi giải trí (khu vực phía Đông đảo Cái Bầu); Vành đai dịch vụ, thương mại công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ hậu cần (khu vực phía Tây đảo Cái Bầu); Vành đai dự trữ phát triển mở rộng phía Tây (thuộc địa giới TP Cẩm Phả và huyện Tiên Yên)...
Quy hoạch chung được điều chỉnh, Khu kinh tế Vân Đồn đã được cụ thể hóa các chức năng, nhiệm vụ; cấu trúc không gian phát triển và định hướng rõ các vành đai phát triển. Đặc biệt, các lợi thế, tiềm năng vượt trội của Vân Đồn đều được thể hiện cụ thể, rõ ràng trong quy hoạch. Vấn đề là quá trình tổ chức thự chiện quy hoạch phải bảo đảm đúng theo Quy hoạch sử dụng đất. Cụ thể, đến năm 2030:
- Đất xây dựng các khu chức năng khoảng 5.500 ha (chiếm 9,5% tổng diện tích đất tự nhiên các đảo), bao gồm: Đất các khu đô thị, khu dân cư khoảng 1.600 - 1650ha; Đất hỗn hợp (không ở) khoảng 200 - 230ha; Đất thương mại, dịch vụ khoảng 100- 120 ha; Đất phát triển các khu du lịch khoảng 900 - 950ha (trong đó đất dịch vụ lưu trú khoảng 150 - 180ha); Đất công nghiệp, công nghệ cao khoảng 550 - 600ha; Đất đào tạo khoảng 40 - 50ha; Đất công viên, cây xanh chuyên đề khoảng 500 - 600ha; Đất an ninh quốc phòng khoảng 550ha; Đất giao thông đối ngoại khoảng 280 - 300ha; Đất hạ tầng kỹ thuật, sân bay, bến cảng khoảng 500 - 550ha. Đất khác: khoảng 52.663ha (chiếm 90,5% tổng diện tích đất tự nhiên các đảo), trong đó: Đất công viên nghĩa trang khoảng 80 ha; Đất nông nghiệp khoảng 1.100 ha; Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 1.000ha; Đất lâm nghiệp khoảng 33.980ha; Đất khác (Mặt nước, kênh mương, thủy lợi, đất chưa sử dụng, đất khác)... khoảng 16.423ha.
Đến năm 2040: Đất xây dựng các khu chức năng khoảng 12.050 ha (chiếm 20% tổng diện tích đất tự nhiên các đảo). Bao gồm: Đất các khu đô thị, khu dân cư khoảng 3.400 - 3.500ha; Đất hỗn hợp (không ở) khoảng 800 - 910ha;
+ Đất thương mại, dịch vụ khoảng 250 - 300ha; Đất phát triển các khu du lịch khoảng 2.700 - 2.800ha (trong đó đất dịch vụ lưu trú khoảng 600 - 650ha); Đất công nghiệp, công nghệ cao khoảng 1.400 - 1.500 ha; Đất đào tạo khoảng 50 - 60ha; + Đất công viên, cây xanh chuyên đề khoảng 1.250 - 1.400ha; Đất an ninh quốc phòng khoảng 550 - 700ha;
+ Đất giao thông đối ngoại khoảng 600 - 650 ha; Đất hạ tầng kỹ thuật, sân bay, bến cảng khoảng 750 - 800 ha. Đất khác: khoảng 46.133 ha (chiếm 80% tổng diện tích đất tự nhiên các đảo), trong đó: Đất công viên nghĩa trang khoảng 150 ha; Đất nông nghiệp khoảng 800 ha; Đất nuôi trồng thủy sản khoảng 800 ha; Đất lâm nghiệp khoảng 32.850 ha; Đất khác (Mặt nước, kênh mương, thủy lợi, đất chưa sử dụng, dự trữ phát triển, đất khác)... khoảng 11.533 ha.
Ba là, Khu Kinh tế Vân Đồn cần sử dụng hiệu quả các chính sách huy động vốn đầu tư và chính sách xúc tiến đầu tư. Cụ thể, vốn đầu tư sẽ được huy động từ nguồn tư nhân và ngân sách quốc gia cũng như vốn đầu tư nước ngoài, vốn từ đất đai. Trong đó, tại khu vực tư nhân, Sungroup được đánh giá là nhà đầu tư chiến lược xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn. Các nhà đầu tư khác được điểm tên như FLC, CEO, MBland, Crytal Bay và HD Mon...
Bốn là, quy hoạch lại để từng bước đô thị hóa. Trong từng giai đoạn đã được Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch, Quảng Ninh sẽ đưa đô thị Vân Đồn trở thành thành phố thuộc tỉnh trước giai đoạn 2030. Tháng 2-2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 80/QĐ-TTg, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị. Trong đó, 12 đô thị vẫn giữ nguyên phân loại như hiện tại. Riêng Vân Đồn sẽ được đưa từ đô thị loại IV lên loại III. Tỷ lệ đô thị hóa của Quảng Ninh giai đoạn này dự kiến đạt 70-75%. Đến năm 2030, tỉnh sẽ còn 12 đơn vị hành chính với 13 đô thị. Vân Đồn cùng 2 huyện Đông Triều, Quảng Yên sẽ lên thành phố. Quảng Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở hình thành khu vực nội thành bao gồm 7 thành phố (trong đó có Vân Đồn, ngoài ra là Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái - Hải Hà, Đông Triều, Quảng Yên) và tái lập thị xã Tiên Yên.
Năm là, Quảng Ninh nói chung và Vân Đồn nói riêng cần tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông để kết nối khu vực và quốc tế. Trong tầm nhìn đến năm 2040 Vân Đồn đã được Thủ tướng phê duyệt là khu kinh tế đa ngành, trung tâm du lịch sinh thái biển và là đầu mối giao thương quốc tế. Vân Đồn có diện tích khoảng hơn 2.170km2. Trong đó, diện tích đất tự nhiên là gần 582km2, diện tích vùng biển là gần 1.590km2. Về tính chất, Vân Đồn sẽ trở thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiêp giải trí có casino, du lịch biển đảo cao cấp, dịch vụ tổng hợp; là cửa ngõ giao thương quốc tế, tạo ra những sản phẩm độc đáo, khác biệt, hiện đại với chất lượng cao, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế. Vân Đồn cũng được quy hoạch trở thành đô thị biển đảo xanh, hiện đại, thông minh, bền vững và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Khu kinh tế Vân Đồn là khu kinh tế duy nhất nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang - một vành đai” kinh tế Việt - Trung, hợp tác liên vùng vịnh Bắc Bộ mở rộng, cầu nối ASEAN - Trung Quốc, hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là cơ sở quan trọng để hoạch định và kêu gọi các dự án đầu tư. Nhiệm vụ của Quảng Ninh là triển khai quy hoạch, giao cho các cơ quan có liên quan tập trung lập, phê duyệt các quy hoạch phân khu, kêu gọi các nhà đầu tư có quy chế, quy định để quản lý quy hoạch này, tăng cường công tác quản lý đất đai, tài nguyên, xây dựng, thành lập ban quản lý Khu kinh tế Vân Đồn, thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Sáu là, Vân Đồn cần có những tổ hợp du lịch đẳng cấp trên hành trình trở thành khu kinh tế biển hiện đại, trung tâm tài chính - du lịch của khu vực trong tương lai. Hầu hết các nhà phát triển bất động sản lớn trên cả nước như Vingroup, Sun Group, Tập đoàn CEO, FLC, HD Mon... có mặt tại Vân Đồn. Nhiều dự án được rót vốn hàng ngàn tỷ đồng, mang đến sự sôi động cho thị trường bất động sản.Điển hình như Sonasea Vân Đồn Harbor City của Tập đoàn CEO với quy mô 358,3ha tại xã Hạ Long (huyện Vân Đồn). Đây là khu tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp với các khách sạn quốc tế, phố thương mại, bến du thuyền, khu vui chơi trong nhà và ngoài trời, trung tâm hội nghị quốc tế, khu nghỉ dưỡng riêng tư trên đảo Sonasea Island Retreat… Tập đoàn CEO cũng tích cực hoàn thiện phân khu Sonasea Vân Đồn Complex với quy mô hơn 1.000 phòng khách sạn. Hợp tác quản lý cùng Accor, Sonasea Vân Đồn Complex mang đến không gian lưu trú cao cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo nền tảng cho du lịch Vân Đồn cất cánh. Trước đây, Vân Đồn chưa có hạ tầng du lịch phát triển nên sự có mặt của các chủ đầu tư lớn sẽ đẩy nhanh phát triển dịch vụ du lịch đa dạng, du lịch đa công năng, đa tiện ích. Các tổ hợp nghỉ dưỡng bao gồm khách sạn quốc tế, căn hộ nghỉ dưỡng, biệt thự nghỉ dưỡng ven biển và trung tâm hội nghị quốc tế; Dãy nhà phố thương mại; Công viên rừng; Quần thể tiện ích dịch vụ và Tổ hợp các công trình phức hợp vui chơi đáp ứng mọi nhu cầu giải trí của du khách và mang đến trải nghiệm văn hóa đặc sắc; Bến thuyền du lịch… sẽ tạo cho Vân Đồn một sức hút đặc biệt. Với vị trí địa lí thuận lợi, giao thông thuận lợi, du lịch Vân Đồn được định hướng mô hình phát triển phức hợp “Hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp quốc tế” khai thác đa chiều, trải nghiệm 04 mùa. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư và du khách quốc tế, nhất là từ thị trường Trung Quốc đầy tiềm năng.
Bảy là, Vân Đồn phải tập trung đào tạo , nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững. Theo quy hoạch, đến năm 2030, Vân Đồn có dân số khoảng 140.000 - 200.000 người, trong đó dân số thường trú khoảng 90.000 - 140.000 người. Đến năm 2040, dân số tăng lên khoảng 300.000 - 500.000 người. Với quy hoạch đa ngành, Vân Đồn cần có lực lượng chuyên gia hỗ trợ từ bên ngoài, bao gồm cả chuyên gia ngoài tỉnh và ngoài nước do đó cần có chính sách thu hút hợp lý, hiệu quả, đồng thời cần có chính sách đồng bộ về nhà ở, các dịch vụ đi kèm để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, giải trí trong quá trình các tổ hợp vui chơi, giải trí chưa hình thành và đi vào hoạt động ngay được. Đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên phục vụ cũng cần được đào tạo bài bản các kỹ năng, cả về ngoại ngữ, khả năng sử dụng công nghệ, các kỹ năng mềm để thích nghi với môi trường làm việc hiện đại.
Vân Đồn được giới chuyên gia đánh giá như một điểm đến nhiều triển vọng phát triển ngành công nghiệp giải trí, du lịch chất lượng cao khi sở hữu diện tích mặt biển lên tới 1.589 km2 cùng hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ. Bên cạnh đó, với những bãi biển trải dài vô tận cùng những hòn đảo hoang sơ, mang lại cảm giác hùng vĩ, gần gũi với thiên nhiên, có cảnh sắc thiên nhiên đa dạng, phong phú, có định hướng phát triển rõ ràng, cùng nhịp xu hướng phát triển du lịch chung của thế giới, có kế hoạch dựa trên nền tảng lợi thế sẵn có để định hướng trở thành quần thể thương mại và giải trí nghệ thuật, tương lai sẽ có hàng trăm dịch vụ, tiện ích cao cấp đủ loại hình, đủ đáp ứng mọi nhu cầu; với quy hoạch hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, có cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, tuyến cao tốc Hà Nội - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, Vân Đồn hứa hẹn sẽ trở thành thành phố du lịch hấp dẫn của Quảng Ninh và cả nước, trở thành thành phố đnág sống khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Như vậy, với việc Vân Đồn lên thành phố, Quảng Ninh sẽ tiếp tục là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước, là điểm đến hấp dẫn của du khách và các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước./.
Phát huy các giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Ninh  (30/09/2023)
Tư duy lý luận của Đảng về văn hóa và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  (30/09/2023)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên