*** Hồ sơ

- Bảo hộ thương mại

Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ cũng như bên phản đối. Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn vào thời điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi nhiều nước phương Tây, dù ra sức hô hào ủng hộ tự do thương mại, nhưng mặt khác vẫn đưa ra những quyết định nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước.

*** Vấn đề và bình luận

Nguyễn Minh - Bảo hộ thương mại, lợi hay hại?

Theo lý thuyết trong kinh tế học quốc tế, chính sách bảo hộ thương mại được hiểu là việc chính phủ áp đặt các rào cản đối với hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ với bên ngoài. Tức là nhằm bảo vệ hàng hóa nội địa trước sự cạnh tranh khốc liệt của hàng ngoại nhập có chất lượng cao hay giá thành thấp hơn. Tuy nhiên, nếu áp dụng bảo hộ mậu dịch hoàn toàn, nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng cô lập về thương mại với bên ngoài, được gọi là tình trạng tự cấp tự túc.

Phan Huy Đường - Chống chủ nghĩa bảo hộ: Lời nói và việc làm của các ông lớn

Học viện Quốc tế nghiên cứu về các chính sách lương thực đặt tại Oa-sinh-tơn (Washington) cho biết, bảo hộ mậu dịch và trợ cấp nông nghiệp của các quốc gia phát triển đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản của các quốc gia đang phát triển gần 24 tỉ USD mỗi năm, khiến cho các nước nghèo mất 40 tỉ USD hàng xuất khẩu nông sản mỗi năm.Trong khi đó, theo Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, từ năm 1945 đến nay, thu nhập hàng năm của Mỹ đạt trên 1.000 tỉ USD, tương đương 9.000 USD một hộ, nhờ tự do hóa thương mại.

Phạm Quyết - Suy thoái - bảo hộ: Cặp bài trùng trong thương mại quốc tế

Trong 80 năm trở lại đây, thế giới chứng kiến khá nhiều thời kỳ suy thoái kinh tế, và mỗi lần sau đó, các quốc gia bất kể theo đường lối kinh tế mở hay khép, đều đóng cửa bảo vệ thị trường nội địa.

Bạch Mai - Bảo hộ mậu dịch và bài toán cho Việt Nam

Thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) là 2 thị trường mà hàng công nghiệp tiêu dùng của Việt Nam xuất khẩu chiếm tỷ trọng kim ngạch tương đối lớn. Trong đó, Mỹ là quốc gia được coi là “rắn” về bảo hộ mậu dịch, còn chính sách chung của EU thì thúc đẩy tự do hóa thương mại, chống sự quay lại của chủ nghĩa bảo hộ… Tuy nhiên, trên thực tế, hai thị trường lớn này thường gây “khó dễ”. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần có những biện pháp “phòng vệ” khi thâm nhập các thị trường này.

Lê Thị Nga - “Liệu pháp sốc” cực chẳng đã của Nga trong cơn khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới trong một kỷ nguyên toàn cầu hoá kinh tế thị trường tự do đã tác động xấu đến nền kinh tế của tất cả các quốc gia, buộc họ phải áp dụng các biện pháp bảo bộ thương mại để bảo vệ thị trường trong nước, đi ngược lại các cam kết của Tổ WTO. Nước Nga tuy chưa phải là thành viên của WTO nhưng coi bảo hộ thương mại chỉ là “liệu pháp sốc” để hạn chế sự tàn phá của cơn bão khủng hoảng.

*** Bên lề sự kiện

Xuân Nguyên - Mỹ - Trung Quốc trong cuộc chiến Bảo hộ mậu dịch

Trong khi thế giới tưởng chừng thở phào khi cơn suy thoái tài chính toàn cầu vừa qua có vẻ như đã chạm đáy năm 2009, hứa hẹn năm 2010 ổn định và từng bước đi lên, thì cuộc chiến bảo hộ mậu dịch - bóng ma một thời đã “góp sức” làm nên cuộc Đại suy thoái 1930 - không vì thế mà giảm đi, ngược lại càng trở nên gay gắt, nhất là giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Thực Thành - Xuất khẩu Việt Nam tìm cách sống chung với lũ

Bảo hộ mậu dịch xuất hiện ở phương Tây từ trước cách mạng công nghiệp, vào khoảng thế kỷ thứ XVII, rồi dần dần bị đẩy lùi trước xu thế phát triển của thị trường tự do mà đỉnh cao của nó là vào thế kỷ thứ XIX. Lịch sử Việt Nam thời Lê - Trịnh, đầu thế kỷ XVIII, đã chứng kiến sự can thiệp của triều đình chấm dứt quá trình buôn bán giữa thương nhân nội địa với nhà buôn nước ngoài.

Lê Quang Sáng - Cuộc chiến xuyên Đại Tây dương

Giữa Mỹ và EU có tiếng nói chung về ý thức hệ và nhiều vấn đề quốc tế, do đó, không thể để những bất đồng trong bảo hộ mậu dịch chi phối mối quan hệ mang tính lợi ích chiến lược bao trùm hai bờ Đại Tây Dương

Thành Nam - Trung Quốc với phương sách chống bảo hộ thương mại

Trong khi những “dư âm” của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn chưa kết thúc thì Trung Quốc lại đang hết sức “đau đầu” khi phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề liên quan đến bảo hộ thương mại và tranh chấp thương mại.

*** Kinh tế và hội nhập

Minh Quân - “IMF châu Âu” - phao cứu sinh hay vùng nước xoáy?

Lần đầu tiên trong lịch sử hơn 50 năm tồn tại, Liên minh châu Âu lên kế hoạch thành lập một phiên bản của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho riêng khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ý tưởng này thực ra không mới, nhưng việc Ủy ban châu Âu (EC) và một số nước tỏ ra quyết tâm biến ý tưởng này thành hiện thực cho thấy tình hình kinh tế của EU đã xấu đến mức nào. Cuộc khủng hoảng nợ ở Hy Lạp đang gây ra một chấn động mà theo giới phân tích có thể làm lung lay mọi nền tảng của khu vực đồng euro.

Nguyễn Huy Hoàng - Hàn Quốc: Cường quốc xuất khẩu điện hạt nhân

Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng kế hoạch dài hạn để vươn lên thành một trong 3 cường quốc điện hạt nhân (ĐHN) trên thế giới. Theo đó, đến năm 2012 xuất khẩu 10 nhà máy ĐHN; đến năm 2030 xuất khẩu 80 nhà máy ĐHN, chiếm 20% thị phần xuất khẩu thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 400 tỉ USD, tạo ra gần 1,6 triệu việc làm.

*** Cửa sổ nhìn ra thế giới

Lê Minh Quang - Từ đồng minh đến đối tác chiến lược Sau Chiến tranh lạnh, các nước trên thế giới thường ít dùng từ “liên minh” hoặc “đồng minh” trong quan hệ song phương hoặc đa phương, mà thường hay dùng chữ “đối tác” hoặc “đối tác chiến lược” trong một thế giới toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc. Nhưng không vì thế mà quan hệ “đối tác” hoặc “đối tác chiến lược” giữa một số quốc gia lại kém bền chặt hơn so với quan hệ “đồng minh”. Mối bang giao giữa Nga và Ấn Độ là một thí dụ điển hình cho hiện tượng này.

Hữu Minh - Già néo... có đứt dây

Quan hệ giữa hai đồng minh chiến lược Mỹ và Ixra-en (Israel) rơi vào khủng hoảng sau khi Tel Aviv tuyên bố xây thêm 1600 ngôi nhà mới ở khu định cư Do Thái, đúng vào lúc Phó Tổng thống Mỹ Biden đang thăm Israel nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình khu vực. Sự việc khiến Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ry Clin-tơn (Hillary Clinton) coi là một sự xúc phạm đối với Mỹ. Tuy nhiên ngay sau đó, cũng chính bà Hillary đã phủ nhận sự căng thẳng trong quan hệ giữa Washington và đồng minh cực kỳ quan trọng này ở Trung Đông. Xem ra, bà Ngoại trưởng Mỹ không thể “nóng giận mất khôn” vì nhiều lý do...

*** Văn hóa - xã hội

Thuần Việt - Ăn cỗ cưới toàn thôn

Có lẽ chẳng người dân nơi nào như bà con ở thôn Phúc Lâm, xã Ba Thá, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội bất cứ nhà ai trong thôn có cỗ, không cần mời là cả làng cùng đến chia vui. Cái tục “ăn cỗ toàn thôn” này đã tăng thêm tình làng nghĩa xóm, người dân coi nhau như anh em một nhà.

Bách Việt - Khai thác du lịch tâm linh: Vẫn chỉ “một vài trống canh”

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo lợi thế cho tất cả các vùng, miền của Việt Nam trong việc phát triển loại hình du lịch tâm linh. Tuy nhiên, chưa thực sự có sự gắn kết giữa hoạt động tâm linh với hoạt động du lịch nên việc khai thác thế mạnh này hầu như vẫn còn đang bỏ ngỏ.

*** Văn học - nghệ thuật

Mai Linh - Cánh diều vàng năm 2009: Bất ngờ và kỳ vọng

Cánh diều vàng 2009 đã khép lại, giải thưởng cao nhất cũng đã được trao. Tuy nhiên, những câu chuyện bên lề cùng những lời bình luận xoay xung quanh giải thưởng thì vẫn còn nóng hổi. Và đằng sau những câu chuyện bên lề, những lời bình luận ấy vẫn là những kỳ vọng, thậm chí, đó là những kỳ vọng lớn cho nền điện ảnh nước nhà.

*** Nhân vật với lịch sử

Phạm Tất Thắng - Người can gián cả thế giới

Ngày 30-8-1998, Pôn Krắc-man (Paul Krugman) viết trên tờ New York Times: “Liệu những điên cuồng hiện nay trên thị trường tài chính thế giới có dẫn đến sự tuột phanh toàn cầu, thậm chí một cuộc đại khủng hoảng mới?”. Đúng 10 năm sau, lời tiên đoán này đã hoàn toàn hiển thị.

*** Tuần trong 5 phút

- Việt Nam

- Thế giới