Việt Nam coi phát triển bền vững là ưu tiên hàng đầu
Theo Đặc phái viên TTXVN, trưa ngày 21-9 theo giờ địa phương (đêm cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại trụ sở Liên hợp quốc ở thành phố New York (Hoa Kỳ), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự phiên thảo luận bàn tròn với chủ đề “Thúc đẩy phát triển bền vững.” Đây là một trong sáu phiên thảo luận tại Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc kiểm điểm việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) và là một chủ đề lớn được nhiều nước quan tâm.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh cũng như tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam luôn coi phát triển bền vững là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Chia sẻ lo ngại với cộng đồng quốc tế về tình trạng biến đổi khí hậu, trong đó có biến động về nguồn nước, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị các nước, các tổ chức quốc tế có chiến lược khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững nguồn nước bởi đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với an sinh xã hội của người dân và sự ổn định của từng khu vực.
Việt Nam chia sẻ nguồn nước sông Mekong cùng nhiều nước khác, vì vậy Việt Nam sẽ phối hợp với các nước trong lưu vực khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước con sông này vì lợi ích của người dân cũng như sự phát triển bền vững.
Mở rộng quan điểm bền vững trong phát triển ở cấp độ quốc gia, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng yêu cầu đặt ra đối với phát triển kinh tế không chỉ là sự ổn định kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng cao mà còn cả việc đảm bảo an ninh kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, trong đó có cả hiệu quả đầu tư.
Phát triển kinh tế cần được kết hợp hài hoà với thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng thói quen tiêu dùng cùng phương thức sản xuất tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, thân thiện với môi trường và chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trên bình diện quốc tế, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho rằng để đảm bảo phát triển bền vững, cộng đồng quốc tế cần sớm cải tổ hệ thống tài chính, kinh tế quốc tế hiện còn nhiều bất cập. Điều này đã bộc lộ rõ trong cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới đang gây tác động đến cả thế giới.
Chủ tịch nước cũng đề nghị cần sớm giải quyết vấn đề an ninh lương thực, an ninh năng lượng, khôi phục tăng trưởng kinh tế cùng với tăng hỗ trợ nhằm hạn chế ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế-tài chính đối với các nước đang phát triển, kết thúc sớm các vòng đàm phán quốc tế về thương mại và biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mong muốn và kêu gọi các nước mở rộng hợp tác, phấn đấu cho hòa bình, thực hiện hiệu quả các cam kết, chương trình hành động cho sự phát triển bền vững vì lợi ích chung của tất cả các dân tộc, vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Trong mười năm trở lại đây, với tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao, cùng những chính sách kinh tế, xã hội hiệu quả và nỗ lực chung của cả nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, được Liên hợp quốc và quốc tế ghi nhận là quốc gia thành công và đi đầu trong việc thực hiện các MDG ở châu Á-Thái Bình Dương.
Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), Việt Nam đã hoàn thành khoảng 90% các chỉ tiêu MDG, đứng đầu khu vực Đông Nam Á.
Tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân hàng năm của Việt Nam trong thời kỳ 2000-2010 đạt 7,2%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước khoảng 1.200 USD, gấp ba lần so với năm 2000.
Với mức này, Việt Nam chuyển từ vị trí nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Song song với phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và ưu tiên nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế và nhiều nước hy vọng đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị cấp cao kiểm điểm việc thực hiện các MDG, như một mô hình thành công, thể hiện tính khả thi, thiết thực của các MDG, chia sẻ kinh nghiệm và có những đề xuất cụ thể đối với kế hoạch hành động nhằm thực hiện MDG.
Các nước cũng rất quan tâm đến một nước Việt Nam trong những năm qua đạt nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới toàn diện, quan hệ rộng mở với bên ngoài và có vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao./.
Triển khai kiểm soát thủ tục hành chính  (22/09/2010)
Triển khai kiểm soát thủ tục hành chính  (22/09/2010)
Tăng cường gắn kết AIPA và ASEAN  (21/09/2010)
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thành công của Đại hội đảng bộ các cấp  (21/09/2010)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm