Phân công lại trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
TCCSĐT - Để công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP) ở Việt Nam đi vào nề nếp và phù hợp với cách thức quản lý của các nước trong khu vực và quốc tế, Bộ Y tế đề xuất phân công lại nhiệm vụ quản lý nhà nước về ATTP giữa các bộ. Đây là nội dung chính của Hội thảo “Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành về lĩnh vực an toàn thực phẩm” nhằm phục vụ xây dựng Luật An toàn thực phẩm, được tổ chức vào hôm nay (22-7).
Ông Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Bộ Y tế đề xuất giảm bớt đầu mối trong quản lý thực phẩm, tập trung chủ yếu vào hai bộ chính là Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, Bộ Y tế chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với quá trình chế biến, kinh doanh thực phẩm trong nước; sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến trong nước và nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đối với quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống trong nước; sản phẩm thực phẩm tươi sống sản xuất trong nước và nhập khẩu. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm phối hợp với hai bộ trên thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường.
Ngoài ra, các bộ và cơ quan ngang bộ khác có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý nhà nước về ATTP trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trên thế giới hiện nay có hai xu hướng quản lý thực phẩm chính là: - Cơ quan quản lý thực phẩm độc lập trực thuộc chính phủ như: Cơ quan An toàn thực phẩm quốc gia (Pháp, Thụy Điển) hoặc Cơ quan Thú y và Thực phẩm quốc gia (Đan Mạch), Tổng cục Kiểm soát chất lượng, thanh tra và kiểm dịch (Trung Quốc), Cơ quan Nông sản - Thực phẩm và Thú y (Xin-ga-po) - Cơ quan quản lý thực phẩm thuộc Bộ Y tế và có sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan như: Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin...). Trong đó, cơ quan này chịu trách nhiệm kiểm soát 80% thực phẩm trên thị trường trừ thịt, cá, trứng do Bộ Nông nghiệp quản lý. Hay Vụ An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế (Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Đài Loan...) |
Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự mới  (22/07/2009)
Thay đổi Ủy viên Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam  (22/07/2009)
WHO: Hơn 700 người tử vong do cúm A/H1N1  (22/07/2009)
Mục lục chuyên đề cơ sở số 31 (7-2009)  (22/07/2009)
Đón nhận Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”  (22/07/2009)
Chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển của công đoàn Việt Nam  (22/07/2009)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên