Triển khai có hiệu quả các hình thức dân vận, hướng mạnh về cơ sở
Ngày 16-2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị công tác dân vận toàn quốc năm 2009. Ðồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo. Tham dự Hội nghị có gần 400 đại biểu đại diện lãnh đạo các ban của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; trưởng ban dân vận, đại diện thường trực các tỉnh ủy, thành ủy trong cả nước.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Hà Thị Khiết, Bí thư Trung ương Ðảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương nêu rõ, trong năm 2008, công tác dân vận tiếp tục có những chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị của đất nước. Các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ công tác dân vận theo Nghị quyết Ðại hội X và các nghị quyết, chỉ thị về công tác vận động quần chúng của Ðảng, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, bám sát nhiệm vụ chính trị, hướng về cơ sở nhiều hơn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và xây dựng các mô hình điển hình tiên tiến, quan tâm quyền và lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Hệ thống dân vận cấp ủy ngày càng phát huy tốt vai trò tham mưu cho Ðảng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Ðảng về công tác quần chúng, nắm tình hình và giải quyết những vấn đề phát sinh trong nội bộ nhân dân, trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo. Công tác dân vận đã tập trung động viên các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng, thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, khắc phục giảm phát, góp phần vào xóa đói, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng tinh thần tương thân tương ái...
Tuy nhiên, công tác dân vận trong năm qua còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế: Việc nắm tình hình nhân dân chưa thật sâu sát, cụ thể; công tác tham mưu, đề xuất có nơi, có việc chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu. Sự phối hợp giữa các lực lượng làm công tác dân vận chưa thật chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả. Việc triển khai một số phong trào còn mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Vai trò và năng lực của cán bộ dân vận tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh trong nội bộ nhân dân như việc giải quyết điểm nóng còn nhiều hạn chế. Sự chuyển biến của đội ngũ cán bộ dân vận trong Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" chưa thật rõ nét, nhất là về "Dân vận khéo", trình độ năng lực của cán bộ dân vận còn nhiều bất cập so với nhiệm vụ, yêu cầu hiện nay.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, đồng chí Trương Tấn Sang khẳng định, công tác dân vận năm 2008 góp phần tạo sự đồng thuận xã hội, phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, qua đó góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Bên cạnh những thành tích, tiến bộ đã đạt được, đồng chí Trương Tấn Sang cũng chỉ rõ một số yếu kém, khuyết điểm của công tác dân vận: tổ chức và hoạt động chậm đổi mới so với sự phát triển của đất nước; nội dung, phương thức tập hợp, vận động quần chúng còn có những biểu hiện hành chính hóa, hình thức, thiếu sự hấp dẫn, không ít nơi chưa nhạy bén, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, những bức xúc nảy sinh trong quần chúng; chưa chủ động nghiên cứu và dự báo được tình hình phức tạp có thể nảy sinh, những mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân để phản ánh kịp thời và đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách giải quyết; bảo đảm lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân…
Trong năm 2009, tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên thế giới ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước. Trong bối cảnh đó, để thực hiện tốt hơn công tác dân vận trong năm 2009, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh một số nội dung lớn cần thực hiện trong năm 2009.
Một là, công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân phải tích cực, chủ động hơn, góp phần vào việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, phát triển các thành phần kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế; thực hiện tốt nhiệm vụ tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Hai là, gắn công tác dân vận với Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Thực hiện tốt phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", nhằm phát huy mọi nguồn lực sáng tạo và vai trò làm chủ của nhân dân trong mọi việc, ở mọi lúc, mọi nơi. Phải cụ thể hóa nội dung tiêu chuẩn đạo đức cán bộ làm công tác dân vận theo tấm gương đạo đức của Bác; cụ thể hóa tiêu chí "Dân vận khéo"...
Ba là, tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước để phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, bảo đảm an ninh, quốc phòng trong các tầng lớp nhân dân. Tiếp tục đổi mới phương thức vận động, tập hợp quần chúng, triển khai có hiệu quả các hình thức dân vận, hướng mạnh về cơ sở, bám địa bàn, bám dân, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân, nắm chắc tư tưởng các tầng lớp nhân dân, nhất là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, việc làm và thu nhập... của dân. Phối hợp với các ngành liên quan giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề xuất chính đáng của nhân dân....
Bốn là, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác dân vận của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác dân vận ở cơ sở. Nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và của nhân dân đối với các cấp chính quyền.
Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thi hành các chủ trương, nghị quyết của Ðảng đã đề ra về công tác vận động quần chúng; tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị (khóa IX) về "Xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở"; 5 năm thực hiện các nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khóa IX) về "Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; về "Công tác dân tộc"; về "Công tác tôn giáo", v.v.
Năm là, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc hơn nữa về công tác dân vận, xác định công tác dân vận là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể vững mạnh. Các cấp ủy đảng phải thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức, bộ máy, cán bộ làm công tác dân vận; coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ này và cử những cán bộ có trình độ, uy tín với nhân dân, có tâm huyết, kinh nghiệm vận động quần chúng để phụ trách công tác dân vận. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị gắn việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Ðảng với công tác vận động quần chúng. Ðồng thời, có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho cán bộ dân vận phát huy vai trò, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, phát hiện những nhân tố mới, điển hình mới, nhu cầu mới xuất hiện trong phong trào quần chúng, tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền có những chủ trương, giải pháp xây dựng, phát huy có hiệu quả sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sự tin cậy, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân là nguồn gốc sức mạnh của Ðảng. Chính vì vậy, công tác dân vận là một trong những công tác đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược của Ðảng, nhất định phải được tiến hành với chất lượng, kết quả cao nhất./.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 9-2-2009 đến 15-2-2009)  (16/02/2009)
Xuất khẩu gạo 2009 - sự khởi đầu thuận lợi  (16/02/2009)
Những thành tựu đáng ghi nhận của báo chí - xuất bản năm 2008  (16/02/2009)
Chuyến đi chiến lược  (16/02/2009)
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đối thoại với sinh viên Việt Nam  (16/02/2009)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 9-2-2009 - 15-2-2009)  (16/02/2009)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên