Hướng tới các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
Trên 400 đại biểu trong và ngoài nước đã tham dự Hội thảo. Hội thảo đã nhận được 22 bài viết của các đồng chí nguyên là cán bộ cao cấp, các nhà khoa học và quản lý phân tích các khía cạnh liên quan đến chủ đề của Hội thảo, trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
1. Kinh nghiệm của các quốc gia trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng và định hướng điều chỉnh chính sách sau khủng hoảng
2- Vấn đề ổn định kinh tế vĩ mô sau khủng hoảng
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong điều kiện mới (sau khủng hoảng) là tạo nền tảng cho phát triển bền vững. Muốn vậy, cần tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng, bảo đảm sự vận hành an toàn, thông suốt và cân đối của các thị trường; cơ cấu lại hệ thống tài chính, ngân hàng theo hướng bền vững, tăng cường việc cảnh báo và giám sát hoạt động của hệ thống này; tăng cường công khai, minh bạch tài chính, cân đối thu - chi ngân sách; chính sách tài chính, tiền tệ linh hoạt trong từng giai đoạn của chu kỳ phát triển kinh tế; bảo đảm các cân đối vĩ mô.
3- Phát triển thị trường trong nước
Chính sách thương mại cần hướng vào việc sử dụng các gói kích cầu để phát triển thị trường trong nước, tăng tiêu dùng và đầu tư nội địa; quan tâm hơn đến việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho thị trường nội địa; tăng khả năng cạnh tranh trong thường mại và dịch vụ trong nước; hướng xuất khẩu vào việc khai thác các thị trường tiềm năng, mở rộng thị trường và tăng thị phần vào các thị trường truyền thống; tranh thủ thời cơ để điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu, tăng cường đổi mới công nghệ cho phát triển kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả.
4- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp cần theo hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm nâng cao tỷ trọng VA/GO (Giá trị gia tăng công nghiệp trên giá trị gia tằn sản xuất công nghiệp); tăng tỷ trọng khu vực tư nhân và FDI; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, đặc biệt ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ; phát triển nhân lực cho các ngành công nghiệp mới; khuyến khích hình thành hệ thống vườn ươm doanh nghiệp; thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên theo hướng kết hợp sức mạnh từ bên trong hệ thống doanh nghiệp và hỗ trợ đắc lực của Nhà nước; tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp, dành những ưu đãi cho doanh nghiệp theo hướng bình đẳng; tránh bao cấp tràn lan.
5- Đổi mới quan điểm và nhận thức về đào tạo nguồn nhân lực
Thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục những yếu kém, những khiếm khuyết trong phát triển nguồn nhân lực vừa qua, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển thị trường lao động, đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo ...
6- Đổi mới việc thu hút đầu tư nước ngoài
Việc thu hút đầu tư nước ngòai cần được đổi mới trên cả khía cạnh tạo môi trường đầu tư tốt hơn về hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách và hệ thống kết cấu hạ tầng; hướng đầu tư nước ngoài vào phục vụ chiến lược phát triển lâu dài của quốc gia và của các vùng, miền; gắn đầu tư với quy hoạch và kế hoạch; bảo vệ môi trường; thực hiện tốt hơn các chính sách ưu đãi cho đầu tư. Quan tâm xây dựng hệ thống các quỹ đầu tư nước ngoài...
7- Kiến nghị một số định hướng chiến lược phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng, hướng tới một mô hình phát triển bền vững hơn.
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới sẽ làm thay đổi cả về hệ thống tài chính, địa vị các quốc gia trên trường quốc tế. Những biến đổi đó cần được chúng ta tính đến trong thời kỳ “hậu khủng hoảng”.
Những định hướng chiến lược cần nhằm vào việc đổi mới mô hình phát triển kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả; cải cách cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả, gắn phát triển với bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh kinh tế..., điều chỉnh mục tiêu và quan điểm về xuất khẩu, ngăn chặn nhập siêu thái quá; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, nhằm vừa thúc đẩy sản xuất và ngăn chặn lạm phát; tranh thủ thời cơ thuận lợi để thu hút vốn và đầu tư có hiệu quả vào nền kinh tế; cải cách cơ cấu các ngành và sản phẩm; tăng cường khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế; bảo đảm an sinh xã hội và cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa…/.
Việt Nam đang hướng tới hệ thống an sinh xã hội năng động và hiệu quả  (09/07/2009)
Tăng cường mối quan hệ nông dân - doanh nhân ở Việt Nam hiện nay  (09/07/2009)
Phòng, chống tham nhũng phải kiên quyết, kiên trì và đồng bộ  (09/07/2009)
IMF dự đoán kinh tế toàn cầu năm 2009 tăng trưởng âm  (09/07/2009)
Phát triển du lịch sinh thái: Bước đột phá của tỉnh Hòa Bình  (09/07/2009)
Bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Chí giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính  (08/07/2009)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay