Vốn đầu tư nước ngoài có thể vượt 40 tỉ USD
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Phan Hữu Thắng cho rằng thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm nay có thể vượt ngưỡng 40 tỉ USD.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Thắng cho biết, với dự án xây dựng khu đô thị đại học của tập đoàn Berjaya Land Bhd (Ma-lai-xi-a) trị giá 3,5 tỉ USD vừa được triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, đến đầu tháng 7, lượng vốn FDI vào Việt nam đã đạt 35 tỉ USD, bằng mức dự kiến cho cả năm 2008.
Theo Cục trưởng Phan Hữu Thắng, các nhà đầu tư nước ngoài nhìn nhận về kinh tế Việt Nam ở tầm dài hạn và họ đặt khá nhiều kỳ vọng. Với một loạt các dự án đang trong giai đoạn thương thảo, con số 40 tỉ USD dự báo đang dần thành hiện thực. Các nhà đầu tư nước ngoài dường như muốn đầu tư ngay từ bây giờ để đón đầu nhu cầu tăng trưởng mạnh của nền kinh tế Việt Nam sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Trong nửa đầu năm nguồn vốn đầu tư nước ngoài được dịch chuyển nhiều hơn đến các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với tỉ trọng chiếm 55,4% tổng mức cam kết, tiếp đến là dịch vụ chiếm 44%. Xu hướng này phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư của Việt Nam – nền kinh tế đang hội nhập và là điểm đến của khách du lịch quốc tế.
Cho dù những khó khăn hiện thời của nền kinh tế ảnh hưởng lớn đến việc giải ngân nguồn vốn này, song lượng vốn thực hiện 6 tháng đầu năm vẫn đạt 5 tỉ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là kết quả của việc triển khai quyết liệt đề án thúc đẩy giải ngân ở các địa phương. Dự kiến năm nay lượng vốn giải ngân sẽ đạt 10 tỷ USD, vượt 25% so với năm 2007.
Tuy vậy, sự gia tăng đột biến của dòng vốn đầu tư nước ngoài cũng đang đặt ra cho cơ quan quản lý nhiều vấn đề cần giải quyết như nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, hành lang pháp lý.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tập trung hoàn thiện cơ chế liên thông “một cửa” ở các cơ quan cấp giấy chứng nhận và quản lý đầu tư, thúc đẩy triển khai các dự án quy mô vốn lớn đã được cấp phép, đẩy nhanh tiến độ thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư ở các địa bàn trọng điểm, tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, cảng biển, viễn thông và duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa cơ quan quản lý với nhà đầu tư để giải quyết kịp thời khó khăn.
Bên cạnh đó, Bộ cũng đang tích cực triển khai một số hoạt động hợp tác như xây dựng và thực hiện chương trình Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn III, cơ chế hợp tác với Cơ quan Phát triển kinh tế - EDB (Xinh-ga-po).
Phát triển thị trường bất động sản lành mạnh và bền vững  (12/07/2008)
Thống đốc ban hành quy chế đại lý đổi ngoại tệ  (12/07/2008)
Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân và tổ chức công đoàn ở Đồng Tháp  (11/07/2008)
Kế hoạch hóa gia đình: biện pháp hữu hiệu chống đói nghèo  (11/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên