Chuẩn bị cho một xã hội già hóa
Tuổi già sống khỏe, sống vui, sống hữu ích
Ảnh: Hội nhiếp ảnh Hà Nội |
Nhân kỷ niệm Ngày Người cao tuổi ở Việt Nam (1-10), phóng viên của Tạp chí Cộng sản Điện tử đã có buổi trao đổi với PGS, TS Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội, Trường đại học Kinh tế quốc dân. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
PGS, TS Nguyễn Đình Cử: Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta hiện nay đang thay đổi rất nhanh. Thí dụ, năm 1979, số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 42% dân số; từ 15 đến 60 tuổi chiếm 51%; trên 60 tuổi chiếm 7%. Đến năm 2008, con số tương ứng là 26% - 64% và 10%. Những người cao tuổi là những người ở độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Trình độ phát triển càng cao thì dân số ở tuổi già càng lớn, tỷ lệ trẻ em giảm. Cơ cấu dân số ở nước ta thay đổi như hiện nay có những mặt tích cực. Thứ nhất, do tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm xuống, nên cha mẹ có điều kiện chăm sóc thể chất cho con em mình tốt hơn, vì thế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm. Các em có điều kiện được hưởng sự giáo dục tốt hơn, đặc biệt là trẻ em gái. Hiện nay, tỷ lệ trẻ em gái, trẻ em trai ở nước ta được đến trường là ngang nhau. Đây là yếu tố thể hiện rất rõ sự bình đẳng giới. Thứ hai, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tăng, tỷ lệ người ngoài độ tuổi lao động giảm. Trong Dân số học, người ta thường tính tỷ số phụ thuộc, tức là tính xem, cứ 100 người trong độ tuổi lao động tương ứng có bao nhiêu người ngoài độ tuổi lao động. Ở nước ta, năm 1979, tỷ số này là xấp xỉ 100; năm 2008, con số này là 66 (cứ 100 người trong tuổi lao động thì có 66 người ngoài độ tuổi lao động). Tỷ số này cho thấy, nước ta đang tiến đến “cơ cấu dân số vàng”.
PV: Theo ông, Việt Nam phải làm gì để tận dụng cơ hội do "cơ cấu dân số vàng" mang lại và phải lường trước vấn đề gì?
PGS, TS Nguyễn Đình Cử: Tỷ lệ nói trên cho thấy, nền kinh tế nước ta đang có điều kiện để tích lũy. Cơ cấu dân số vàng, theo ước tính, sẽ diễn ra ở nước ta từ 2015 đến 2025. Tất nhiên, lân cận khoảng thời gian này, tỷ số phụ thuộc vẫn thấp. Vì thế rất cần tận dụng khoảng thời gian đặc biệt thuận lợi này để phát triển kinh tế - xã hội. Muốn thực hiện được điều đó, cần tăng đầu tư, tạo nhiều việc làm, mở rộng cơ hội sản xuất kinh doanh, thu hút người trong độ tuổi lao động làm việc.
Khi tỷ lệ trẻ em giảm xuống phải đẩy mạnh giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng lao động trong tương lai. Đối với người cao tuổi, do kinh tế phát triển, sức khỏe của người già được nâng lên, tuổi thọ tăng thì việc sử dụng sức lao động của người già một cách hợp lý, thích hợp, hiệu quả, nhất là đối với những người có trình độ, có kinh nghiệm và còn sức khỏe là rất cần thiết. “Cơ cấu dân số vàng” thường tạo ra cơ hội tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ là cơ hội thôi. Nếu không tăng được việc làm, chúng ta sẽ để cơ hội "vuột" qua. Vì thế, theo tôi trọng tâm trước mắt là phải rất chú trọng tạo việc làm.
PV: Vậy theo ông, khi Việt Nam bước vào ngưỡng già hóa dân số thì cần có những sự chuẩn bị gì, và Nhà nước cần có những hình thức và chính sách xã hội nào cho phù hợp?
PGS, TS Nguyễn Đình Cử: Khi Việt Nam bước vào ngưỡng già hóa dân số thì xã hội, Nhà nước và mỗi người, cả người trẻ và người già có nhiều việc phải làm. Về vật chất, Nhà nước nên khuyến khích và ưu đãi đối với những nhà đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để chăm sóc người già (nhà dưỡng lão) như cấp đất, cho vay vốn... Trong xã hội hiện đại, vai trò của nhà dưỡng lão rất quan trọng. Điểm thứ hai là cần đa dạng hóa các hình thức phục vụ, dịch vụ sử dụng trong nhà dưỡng lão để tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người già. Chẳng hạn, người già có thể lựa chọn hình thức ở một năm, nhưng cũng có thể ở vài ngày, hoặc, ở lâu dài trong nhà dưỡng lão, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi gia đình. Việc ở nhà dưỡng lão có nhiều ưu việt, vì nếu cha mẹ già sống cùng con cái, có thể tuổi già cảm thấy đầm ấm, nhưng người trẻ lại cảm thấy mất tự do. Hoặc, con cái đi làm cả ngày, cha mẹ ở nhà một mình, không có người nói chuyện, lại cảm thấy cô đơn, tủi thân, buồn chán. Những tâm lý, suy nghĩ, tâm tư như vậy rất dễ dẫn đến xung đột trong gia đình, có thể sống chung đấy, nhưng có khi lại không có niềm vui chung. Theo tôi, hiện nay mô hình tốt nhất chăm sóc người cao tuổi là sự kết hợp giữa việc để người già khi ở nhà, khi ở nhà dưỡng lão. Chắc chắn rằng, xã hội càng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhà dưỡng lão càng trở nên cần thiết.
Điều đặc biệt nữa ở nước ta là, như trên tôi đã nói, người già sống chủ yếu ở nông thôn nên tỷ lệ người già có lương hưu và trợ cấp là rất thấp, phần lớn người già không có bảo hiểm xã hội. Vì thế Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thiết thực, chẳng hạn hiện nay ở nước ta các cụ từ 90 tuổi trở lên được Nhà nước nuôi toàn bộ, trong điều kiện mới, Nhà nước nên mở rộng diện được hưởng chính sách này. Nếu các cụ không có lương hưu, có thể được Nhà nước trợ cấp, nuôi toàn bộ ở độ tuổi từ 80-85.
PV: Vâng, đúng như vậy. Xin cảm ơn ông về những thông tin thú vị trong cuộc trao đổi này!
Chất lượng dân số cao tuổi ở Việt Nam hiện nay  (01/10/2008)
Bảo vệ môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (01/10/2008)
Bảo vệ môi trường ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa  (01/10/2008)
Đề án thí điểm nhân dân bầu trực tiếp chức danh chủ tịch xã  (01/10/2008)
Những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội quý IV năm 2008  (01/10/2008)
Chặng đường ba mươi năm cải cách mở cửa, hiện đại hóa của Trung Quốc  (01/10/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên