Hà Nội đón khách du lịch từ hơn 160 thị trường
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết hiện nay, Hà Nội đón khách quốc tế đến từ hơn 160 thị trường.
Dẫn đầu là thị trường khách đến từ Trung Quốc, chiếm gần 12% tỷ trọng khách quốc tế, tiếp đến là Pháp, Ô-xtrây-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.
Trong khi thị trường khách các nước Đông Bắc Á có sự sụt giảm mạnh thì thị trường các nước có khả năng chi trả cao như Ô-xtrây-li-a, Mỹ, Anh, Đức, Ca-na-đa, Bắc Âu tăng mạnh, từ 10-20%.
Từ đầu năm đến nay, khách quốc tế đến Hà Nội đạt trên 960.000 lượt; dự kiến cả năm sẽ đạt 1,5 triệu lượt người.
Theo đánh giá của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, lạm phát đã ảnh hưởng đến khả năng đón khách quốc tế đến Việt Nam cũng như khách nội địa và khách đi du lịch nước ngoài. Giá dịch vụ du lịch tăng khiến giá tour vượt lên so với mức trung bình của khu vực. Điều này dẫn đến khách du lịch quốc tế chuyển hướng, bỏ qua điểm đến Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều điểm du lịch phục vụ thị trường nội địa nên lượng khách du lịch nội địa tăng cao. Trong 9 tháng, khách nội địa đạt 4,9 triệu lượt người và dự kiến cả năm 2008 đạt 7,75 triệu lượt người.
Đây là điều kiện tốt để ngành du lịch Thủ đô phát triển thêm những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch làng nghề, làng cổ, bên cạnh những loại hình du lịch vốn là thế mạnh như du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch phố nghề, làng nghề, du lịch mice./.
Hơn 100 tỉ đồng giúp doanh nghiệp sản xuất sạch  (01/10/2008)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 05-08-2008 đến ngày 28-09-2008  (01/10/2008)
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2008  (01/10/2008)
59 năm - một chặng đường phát triển đầy ấn tượng  (30/09/2008)
59 năm - một chặng đường phát triển đầy ấn tượng  (30/09/2008)
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng qua  (30/09/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên