59 năm - một chặng đường phát triển đầy ấn tượng
Với sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1-10-1949), quốc gia lớn nhất châu Á này mới có chủ quyền, độc lập, người dân được khơi nguồn sáng tạo để thực hiện những khát vọng lớn lao của mình. 59 năm qua, nhân dân Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu thần kỳ trong phát triển kinh tế và khoa học - kỹ thuật.
Đối với nhân dân Trung Quốc, thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước luôn gắn với sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân, bởi nó đặt nền móng và những điều kiện thuận lợi nhất cho quốc gia này có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Những thành tựu đạt được trong gần 30 năm cải cách, mở cửa, đã đưa Trung Quốc thoát ra khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, có những bứt phá mạnh mẽ với: tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt trên 9%, cao gấp 3 lần so với mức tăng trưởng của kinh tế thế giới trong cùng kỳ; tổng giá trị sản xuất trong nước (GDP) năm 2007 đạt trên 2.700 tỉ đô la, tăng 2 lần so với năm 2002; có lượng dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới; thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) nhiều nhất hành tinh. Hiện nay, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3 trong nền kinh tế thế giới.
Thành tựu nổi bật, gây ấn tượng mạnh đối với dư luận quốc tế là việc Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ Thần Châu 7 ngày 28-9-2008 vừa qua, và cuộc đi bộ ra ngoài không gian đầu tiên của phi hành gia người Trung Quốc. Sự kiện này đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới, sau Nga và Mỹ, thực hiện thành công cuộc đi bộ ngoài không gian - bước quan trọng để đạt mục tiêu trong tương lai là đưa người lên Mặt Trăng. Điều đó khẳng định, Trung Quốc không chỉ có sức mạnh kinh tế, mà còn giành được những bước tiến lớn, đáng kể trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực chinh phục không gian vũ trụ.
Những thành tựu đạt được đem lại sự vững mạnh, ổn định cho Trung Quốc, nâng cao rõ rệt đời sống của người dân, tạo nên vị thế quan trọng của nước này trên trường quốc tế.
Với quan điểm phát triển lấy con người làm trung tâm, đặc biệt là kiên trì con đường xây dựng đất nước, được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào khẳng định tại Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức tháng 10 -2007: “Trung Quốc kiên định trước sau như một giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội mang nét đặc sắc Trung Quốc”, đã tạo nên một chặng đường phát triển thần kỳ của Trung Quốc. Đây được coi là động lực để Trung Quốc thực hiện thành công mục tiêu do Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra: đến năm 2020 xây dựng xã hội hài hoà, khá giả toàn diện, trong đó, GDP bình quân đầu người tăng gấp 4 lần năm 2000, tương đương 3.500 đô la.
Theo các nhà phân tích kinh tế quốc tế, nếu Trung Quốc liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như hiện nay, thì những mục tiêu đó của Trung Quốc hoàn toàn có thể trở thành hiện thực.
Kỷ niệm lần thứ 59 Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng là thời điểm đất nước này đang có nhiều cơ hội thuận lợi để tiếp tục phát triển, trong đó, mối quan hệ láng giềng đặc biệt Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển tốt đẹp và ổn định là yếu tố góp phần đưa cả hai nước cùng nỗ lực vươn lên vì lợi ích và sự phát triển của mỗi nước./.
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng qua  (30/09/2008)
Hạ viện Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường  (30/09/2008)
3,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam  (30/09/2008)
Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động  (30/09/2008)
Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động  (30/09/2008)
Các nước ASEAN 5 với vấn đề an ninh con người  (30/09/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên