Hạ viện Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường
Sáng 28-9, các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ và các quan chức trong chính quyền của Tổng thống G.Bu-sơ đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về kế hoạch giải cứu các thị trường tài chính đang trong tình trạng hiểm nghèo. Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nan-xi Pe-lô-xi (Nancy Pelosi) đã công bố kết quả trên, tuy nhiên cho biết thỏa thuận về biện pháp hỗ trợ mạnh tay trị giá 700 tỉ USD này vẫn cần thời gian để soạn thảo thành văn bản.
Phát biểu trong cuộc họp báo với các nhà lãnh đạo Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hen-ri Pao-xơn (Henry Paulson), nói: "Chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm để hoàn tất thỏa thuận, song tôi cho rằng chúng tôi đã nhất trí về kế hoạch này". Xung quanh kế hoạch này tồn tại nhiều tranh cãi và hoài nghi về tính hiệu quả. Các nghị sĩ Dân chủ yêu cầu kế hoạch này cần phải bao gồm cả việc hỗ trợ những gia đình có nguy cơ bị ngân hàng tịch biên nhà, kèm theo các biện pháp giám sát độc lập, bảo vệ những người sở hữu nhà và hạn chế mức lương, thưởng cho giới điều hành doanh nghiệp.
Thượng nghị sỹ Giut Grếc (Judd Gregg), trưởng đoàn thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hòa trong các cuộc thương thảo, khẳng định: "Chúng tôi đã bàn về mọi vấn đề".
Kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ trị giá 700 tỉ USD nhằm hỗ trợ các định chế tài chính đang vướng vào những khoản nợ xấu do khách hàng vay mua nhà không trả được. Đây là kế hoạch lớn chưa từng có kể từ cuộc Đại suy thoái hồi đầu thập niên 30 của thế kỷ trước.
Tuy nhiên, hôm qua, ngày 29-9, Hạ viện Mỹ đã bác bỏ kế hoạch trị giá 700 tỉ USD để giải cứu thị trường tài chính phố Uôn, khiến các nỗ lực nhằm làm dịu đi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lâm vào tình trạng hỗn loạn.
Trong những diễn biến căng thẳng tại Hạ viện Mỹ, các nghị sỹ Đảng Cộng hòa phản đối dự luật này và những nghị sỹ “nổi loạn” của Đảng Dân chủ đã hợp sức để không thông qua kế hoạch giải cứu trên với tỷ lệ 228 phiếu chống và 205 phiếu thuận dù trước đó Tổng thống G.Bu-sơ đã ra sức kêu gọi các nghị sỹ thông qua dự luật.
Phát biểu sau khi Hạ viện Mỹ bác bỏ kế hoạch này, Người phát ngôn Bộ Tài chính Mỹ Mai-cơn Đây-vi (Michele Davi) tuyên bố rằng, Chính phủ sẽ sử dụng “tất cả các công cụ có trong tay” để bảo vệ thị trường tài chính và nền kinh tế đất nước. Phát ngôn viên này cho hay Bộ trưởng Tài chính Hen-ri Pao-xơn, một người ủng hộ kế hoạch giải cứu, “sẽ tham vấn cùng Tổng thống Bu-sơ, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Ben Bơ-nen-cơ (Ben Bernanke) và các nhà lãnh đạo quốc hội về những bước đi tiếp theo”.
Truyền thông Mỹ cũng đưa tin Tổng thống Bu-sơ đã bày tỏ “thất vọng” về diễn biến mới nhất này và có ý định họp với các nhà lãnh đạo quốc hội để tìm kiếm một sự đột phá.
Diễn biến trên ngay lập tức đã tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Mỹ. Kết thúc phiên giao dịch trong ngày, chỉ số công nghiệp DowJones giảm 777,68 điểm xuống còn 10.365,45 điểm và chỉ số công nghệ cao Nasdaq giảm 199,61 điểm xuống còn 1.983,73 điểm.
Giá dầu thế giới cũng giảm hơn 10 USD/thùng. Tại Niu Oóc, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11 giảm 10,52 USD, xuống còn 96,37 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent tại thị trường Luân-đôn giao cùng thời điểm giảm 9,56 USD, xuống còn 93,98 USD/thùng.
Hiện chưa rõ các nhà lãnh đạo hai đảng Dân chủ và Cộng hòa có sửa đổi dự luật này để nó được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu lần hai hay không. Tuy nhiên, một nghị sỹ giấu tên cho biết các nghị sỹ Mỹ sẽ không bỏ phiếu lần nữa về kế hoạch này trước ngày 2-10 tới do kỳ nghỉ lễ của người Do Thái./.
3,3 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam  (30/09/2008)
Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động  (30/09/2008)
Về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động  (30/09/2008)
Các nước ASEAN 5 với vấn đề an ninh con người  (30/09/2008)
Thành tựu đột phá trong chương trình vũ trụ nhiều kỳ vọng của Trung Quốc  (30/09/2008)
Khoang đổ bộ Thần Châu 7 trở về trái đất an toàn  (30/09/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên