Các hoạt động ngày môi trường thế giới, tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam
TCCSĐT - Hôm nay (10-5), tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường họp báo giới thiệu các sự kiện nổi bật của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhân Ngày Môi trường thế giới năm nay.
Đến dự cuộc họp báo có đại diện Tổng Cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo, Cục khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, Khánh Hoà…
Phát biểu khai mạc cuộc họp báo, Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển giới thiệu khái quát các hoạt động nhân Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Thông báo quốc gia lần thứ II của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Về Ngày Môi trường thế giới và Năm Quốc gia về Rừng
Ngày 5-6 hằng năm được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) chọn làm Ngày Môi trường thế giới. Đây là sự kiện môi trường thế giới thường niên quan trọng được Việt Nam hưởng ứng từ năm 1982 và trở thành một hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Năm 2011 được UNEP chọn là Năm quốc gia về Rừng nhằm thúc đẩy việc quản lý, bảo tồn, phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống phá rừng, suy thoái rừng.
Hưởng ứng Năm quốc tế về Rừng, UNEP lấy chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm nay là: “Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên” (Forests: Nature At Your Service) và Ấn Độ là quốc gia đăng cai tổ chức các hoạt động quốc tế kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới năm nay. Chủ đề nhấn mạnh sự quan trọng của rừng đối với cuộc sống và hệ sinh thái; đồng thời cảnh báo về tình trạng phá rừng, suy thoái rừng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Chủ đề đặc biệt phù hợp cho Năm quốc tế về Rừng với việc trước đó, Ngày Trái đất ngập nước thế giới 2-2-2011 cũng với chủ đề “Rừng cho chúng ta nước và đất ngập nước”, chủ đề Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22-5-2011 cũng được chọn là “Đa dạng sinh học rừng”.
Về Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới
“Ngày Đại dương thế giới” (World Ocean Day) là sáng kiến lần đầu tiên được Chính phủ Ca-na-đa đề xuất vào năm 1992 tại Hội nghị thượng đỉnh trái đất, Ri-ô đơ Gian-nơ-rô, Bra-xin. Theo Nghị quyết Phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc được thông qua tháng 12-2008, Ngày Đại dương thế giới được UNEP công nhận chính thức là ngày 8-6 hằng năm. Ngày Đại dương thế giới sẽ là ngày mọi người trên hành tinh chúng ta kỷ niệm và tôn vinh những giá trị của đại dương cho sự sống.
Với tư cách là một quốc gia biển, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cho phép tổ chức Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam từ ngày 1-6 đến 8-6 hằng năm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về vai trò của biển và hải đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội.
Năm 2011, Mạng lưới Đại dương toàn cầu phát động chủ đề trong 2 năm 2011-2012 của Ngày Đại dương thế giới: “Thanh niên: Làn sóng tiếp theo cho sự đổi mới” (Youth: The next Wave for Change) với ý nghĩa: Bảo vệ đại dương – Trách nhiệm của thế hệ trẻ. Mục tiêu của chủ đề này là nhằm khuyến khích giới trẻ và cộng đồng trong việc tiến hành các hành động bảo vệ đại dương. Đồng thời, phù hợp với ý nghĩa của Năm Thanh niên 2011 do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức phát động.
Để hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo năm 2011 là: Trí tuệ xanh cho sự phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam, nhằm khuyến khích, truyền cảm hứng cho thanh niên Việt Nam cũng như cộng đồng xã hội phát huy tinh thần sáng tạo, cùng chung tay chăm sóc cho tài nguyên biển đảo Việt Nam nói riêng và đại dương nói chung. Đó là điều cần thiết, có ý nghĩa ngay bây giờ cũng như trong tương lai dựa trên tinh thần khẩu hiệu: Đại dương xanh, tương lai xanh.
Tuần Lễ biển và Hải đảo Việt Nam là hoạt động nhằm tuyên truyền vận động, góp phần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội và từng người dân về chức năng, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển và đại dương đối với sự phát triển bền vững đại dương và việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.
Thông báo Quốc gia lần thứ II của Việt Nam cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm kê quốc gia khí nhà kính năm cơ sở 2000 cho các lĩnh vực năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp; chất thải đối với các khí nhà kính chủ yếu là CO2, CH4 và N2O…
- Trên cơ sở xác định các nguồn phát thải, bể hấp thụ nhà kính thông qua kiểm kê quốc gia khí nhà kính và quy hoạch phát triển ngành, đã đánh giá và xây dựng một số phương án giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho ba lĩnh vực chính tại Việt Nam là năng lượng; nông nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp.
- Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu tại Việt Nam và trên cơ sở đó đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, khả năng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu gây ra và đề xuất các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cho các lĩnh vực chính như: tài nguyên nước; vùng ven bờ; nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ sản; năng lượng, giao thông vận tải và sức khoẻ.
Ngoài những nội dung chính nêu trên, Thông báo quốc gia lần thứ II của Việt Nam còn đề cập đến vấn đề ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường; tăng cường hệ thống quan trắc, dự báo biến đổi khí hậu và nghiên cứu về biến đổi khí hậu; đào tạo và nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao chủ trì chuẩn bị nội dung để tham dự Đại hội Khí tượng thế giới./.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội  (10/05/2011)
Ý nghĩa lớn của thất bại nhỏ  (10/05/2011)
Lịch sử không thể tô hồng hoặc bôi đen  (10/05/2011)
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bế tắc về giải pháp cho Li-bi  (10/05/2011)
Kết luận của Hội đồng bầu cử tại phiên họp thứ 4  (10/05/2011)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên