Ý nghĩa lớn của thất bại nhỏ
TCCSĐT - Kết quả cuộc bầu cử Quốc hội mới rồi ở Xin-ga-po không gây ngạc nhiên bởi thắng cử của Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền, mà gây bất ngờ ở những gì mà phe đối lập đã giành được. Với chỉ có 6 ghế trong nghị viện mới bao gồm 87 ghế dân biểu, phe đối lập vẫn hữu danh vô thực trên lĩnh vực lập pháp và hành pháp như từ khi đất nước này được độc lập năm 1965 đến nay. Dù vậy, cả cuộc bầu cử này lẫn kết quả ấy đều vẫn là một thất bại chính trị đối với Đảng cầm quyền. Thất bại này tuy chỉ nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa không nhỏ.
Lần đầu tiên, những ứng cử viên của phe đối lập đã ra tranh cử ở tất cả các đơn vị bầu cử của Xin-ga-po, thách thức quyền lực không chỉ với Đảng cầm quyền nói chung, mà với tất cả các ứng cử viên của Đảng cầm quyền. So với lần bầu cử Quốc hội trước đó vào năm 2006 thì chỉ riêng điều đó thôi cũng là bằng chứng về sự trỗi dậy mạnh mẽ và tự tin hơn của phe đối lập. Năm ấy, phe đối lập chỉ ra tranh cử ở đúng một nửa đơn vị bầu cử và như vậy chưa bầu cử đã có thể biết chắc là Đảng cầm quyền đã có trong tay nửa số ghế trong nghị viện. Phe đối lập kể từ khi lập quốc đến nay cũng chưa khi nào có được nhiều hơn 4 ghế trong nghị viện. Cuộc tranh cử lần này được coi là quyết liệt và gay cấn nhất kể từ trước tới nay ở Xin-ga-po.
Đảng PAP và Thủ tướng Lý Hiển Long có thể yên ổn cầm quyền trên đảo quốc sư tử cả nhiệm kỳ này và thậm chí cả một vài nhiệm kỳ tới nữa. Nhưng rõ ràng là ưu thế tuyệt đối về chính trị quyền lực đang bị mất dần, đối thủ chính trị ngày càng lớn mạnh đối với đảng PAP mà kết quả cuộc bầu cử Quốc hội lần này đã khẳng định xu thế ấy. Đó mới chính là thất bại có ý nghĩa chính trị nội bộ không nhỏ của Đảng cầm quyền.
Xin-ga-po là đảo quốc có mức thu nhập quốc dân cao và được coi là rất thịnh vượng. Nhưng thành tựu đó của đảng PAP giờ không còn là sự bảo đảm chắc chắn cho vị thế quyền lực tuyệt đối và áp đảo của đảng này nữa. Những biến động trên chính trường phản ánh phần nào sự chuyển đổi trong nội bộ xã hội mà Đảng cầm quyền trong thời gian dài vẫn tưởng có thể không cần để ý đến. Việc Thủ tướng Lý Hiển Long trước ngày bầu cử công khai xin lỗi người dân và quả quyết là “chính phủ đã nghe thấy ý kiến của người dân” cũng là chuyện chưa từng thấy ở Xin-ga-po. Xem ra, đảng PAP và ông Lý Hiển Long đã ý thức được tác động chính trị không thể bỏ qua được về lâu dài của trào lưu đó.
Thật đúng bởi “sai một ly sẽ đi một dặm” và nếu không có đối sách sớm thì sẽ khó tránh khỏi bị quá muộn./.
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bế tắc về giải pháp cho Li-bi  (10/05/2011)
Kết luận của Hội đồng bầu cử tại phiên họp thứ 4  (10/05/2011)
Hội thảo Hồ Chí Minh với con đường giải phóng dân tộc  (10/05/2011)
Ban Dân vận Trung ương chúc mừng Giáo hội phật giáo Việt Nam  (10/05/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay