Chính sách tiền lương của Singapore đối với những người làm việc trong bộ máy công quyền
Để có được bộ máy công quyền năng động, hiệu quả và trong sạch, kể từ khi ông Lý Quang Diệu làm Thủ tướng cho đến nay, Chính phủ Singapore vẫn nhất quán thực hiện chính sách trả lương cao cho đội ngũ công chức. Nguyên tắc cơ bản là: mức lương bình quân của công chức không thấp hơn mức lương bình quân của khu vực tư nhân.
Trong tương quan so sánh quốc tế, từ hàng chục năm nay, lương của đội ngũ công chức Singapore luôn ở mức cao nhất thế giới. Tuy nhiên, thu nhập của họ được quản lý và kiểm soát vừa chặt chẽ vừa khoa học, thông qua tài khoản cá nhân và các công cụ công nghệ thông tin. Tùy theo mức thu nhập cụ thể, tất cả công chức cũng giống như những người lao động bình thường, theo luật định, hàng tháng đều phải dành ra từ 5 đến 40% tiền lương để gửi vào quỹ tiết kiệm. Khoản tiền tiết kiệm này mang lại cho họ một nguồn thu nhập bổ sung theo mức lãi suất, và trở thành chỗ dựa quan trọng cùng với lương hưu khi họ được nghỉ hưu. Trong trường hợp một công chức nào đó có dấu hiệu tham nhũng hoặc vi phạm tham nhũng, tài khoản cá nhân và số tiền tiết kiệm của người đó lập tức bị phong tỏa; thậm chí bị xung công toàn bộ số tiền đã gửi vào quỹ tiết kiệm, nếu dính đến tham nhũng. Đây là một chế tài khiến cho đội ngũ công chức Singapore thực hiện “bốn không”: không được, không thể, không muốn và không dám tham nhũng.
Từ năm 1994 đến nay, mức lương trung bình của các bộ trưởng Singapore chỉ bằng 2/3 mức lương trung bình của các giám đốc điều hành các công ty đa quốc gia, các ngân hàng tư nhân… Vì thế, ngày 09-4-2007, chính phủ nước này đã ra thông báo về kế hoạch tăng lương cho Thủ tướng và các bộ trưởng. Lương hiện nay của Thủ tướng Lý Hiển Long là 1,6 triệu USD mỗi năm, theo kế hoạch sẽ tăng lên 2.05 triệu USD – gấp 5 lần lương Tổng thống Mỹ G.Bush và 8 lần so với lương của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe; lương của các Bộ trưởng Singapore từ 790.000 USD/năm, dự kiến sẽ tăng lên gấp đôi.
Kế hoạch tăng lương nói trên của Chính phủ Singapore đã gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước. Và chỉ sau 02 ngày công bố kế hoạch này, Thủ tướng Lý Hiển Long đã phát biểu trước Quốc hội nước này rằng, ông tự nguyện không tăng lương trong 5 năm tới, và cam kết sẽ hiến tặng khoản tiền lương được tăng nếu có. Ông cũng nói rằng không mong các bộ trưởng Singapore sẽ hành động theo mình.
Nguồn: Bản tin Hội đồng Lý luận Trung ương số 60, tháng 4 năm 2007
Xu hướng việc làm toàn cầu  (10/05/2007)
Cạnh tranh nhân lực trong hệ thống ngân hàng thương mại  (10/05/2007)
Liên minh châu Âu đẩy nhanh cải cách kinh tế  (10/05/2007)
Các nhà đầu tư quốc tế chuyển vốn từ USD sang EURO?  (10/05/2007)
Đà tăng trưởng kinh tế của châu Á đang bị đe dọa bởi vấn đề môi trường  (10/05/2007)
Cơ hội và thách thức đối với kinh tế - xã hội Nga  (10/05/2007)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên