Hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Pháp
15:53, ngày 01-04-2019
TCCSĐT - Chiều 31-3 theo giờ địa phương (tối cùng ngày giờ Việt Nam), nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp mặt Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội người Việt tại châu Âu; gặp ông Jean-Pierre Archambault, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Pháp - Việt; gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp; dự Lễ trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Hội người Việt Nam tại Pháp…
Tại buổi gặp mặt Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội người Việt tại châu Âu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân bày tỏ vui mừng được gặp thành viên Ban Chấp hành các Hội người Việt tại châu Âu tại thủ đô Paris; đánh giá cao việc người Việt Nam dù ở bất kỳ nơi nào cũng luôn tìm cách tập hợp, liên hiệp lại thành các tổ chức hội, đoàn, gắn bó, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống và trong công việc.
Liên hiệp các Hội người Việt ở châu Âu dù mới được thành lập gần đây nhưng cũng đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa và luôn hướng về quê hương, đất nước.
Chủ tịch Quốc hội cảm ơn các thành viên Ban Chấp hành Liên hiệp, có những người ở rất xa Paris nhưng đã không quản ngại đường sá xa xôi về dự cuộc gặp mặt.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lần này nhằm thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đã được thiết lập từ năm 2013. Những năm gần đây, mối quan hệ giữa hai nước phát triển rất tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.
Về tình hình trong nước, Chủ tịch Quốc hội cho biết 3 năm gần đây, kinh tế-xã hội của nước ta đã đạt được những kết quả vững chắc. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt con số rất ấn tượng là 7,08% và đi theo đó, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, an sinh xã hội được bảo đảm, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường đạt nhiều kết quả khả quan.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với việc thu hút được những nhà đầu tư hàng đầu thế giới đến hoạt động tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân thành lập và đi vào hoạt động. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành riêng 1 Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.
Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh theo đúng phương châm chủ động, tích cực và hiệu quả. Việt Nam đã ký kết, thực thi 12 Hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán 4 Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, trong đó có những Hiệp định rất quan trọng như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Quốc hội phê chuẩn từ cuối năm 2018 hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU hiện đang được Nghị viện châu Âu xem xét để ký và phê chuẩn...
Việt Nam đã tổ chức rất thành công nhiều sự kiện quan trọng mang tầm vóc khu vực và thế giới như IPU-132, APEC 2017, APPF-26…
Mới đây nhất, Việt Nam được chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội vào ngày 27 và 28-02-2019. Đây là sự kiện hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và báo chí quốc tế. Thông qua những sự kiện quốc tế và hoạt động đối ngoại quan trọng, uy tín của nước ta ở khu vực và trên thế giới ngày càng cao.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu và Liên hiệp các Hội người Việt ở châu Âu dù mới thành lập trong thời gian gần đây nhưng đã luôn bám sát đời sống của kiều bào, duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết và vận động bà con chấp hành nghiêm pháp luật ở các nước sở tại, cùng với đó tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, ý nghĩa, hướng về quê hương, Tổ quốc; tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống.
Đánh giá cao vai trò quan trọng của các thành viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội người Việt ở châu Âu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là đội ngũ nòng cốt, là chỗ dựa quan trọng để bà con trong cộng đồng người Việt Nam ở các nước khu vực châu Âu yên tâm hòa nhập với xã hội nước sở tại; đề nghị Ban Chấp hành Liên hiệp cần đặc biệt chú trọng việc vận động bà con tuân thủ pháp luật nước sở tại, không ngừng phát huy tinh thần tương thân, tương ái, bao bọc và hỗ trợ lẫn nhau giữa những người con Việt Nam xa xứ.
Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội cũng đã lắng nghe ý kiến, mong muốn của các thành viên Ban Chấp hành đại diện cho cộng đồng người Việt ở châu Âu và trao đổi cụ thể về các đề xuất, kiến nghị.
** Chiều tối cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp ông Jean-Pierre Archambault, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt.
Chào mừng các thành viên Hội hữu nghị Pháp - Việt, do ông Jean-Pierre Archambault, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Pháp - Việt làm Trưởng đoàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Pháp đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Pháp trong chính sách đối ngoại và mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp, làm sâu sắc hơn nữa nội hàm hợp tác trong quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Pháp có bề dày hàng trăm năm cùng sự gần gũi, gắn bó giữa các tầng lớp nhân dân hai nước đã tạo nền tảng cho quan hệ đối tác chiến lược mà hai nước đã thiết lập.
Qua nhiều thăng trầm lịch sử, quan hệ sâu rộng giữa Việt Nam và Pháp là minh chứng cho sự cam kết mạnh mẽ của các lãnh đạo và nhân dân hai nước đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, phát triển bền vững.
Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Pháp - Việt Jean-Pierre Archambaul cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc gặp và bày tỏ hài lòng nhận thấy quan hệ hai nước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực với những chuyến thăm liên tục của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Pháp - Việt cho biết Hội được thành lập vào năm 1961-thời điểm Việt Nam bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm bày tỏ tình hữu nghị và đoàn kết với Việt Nam.
Ban đầu, Hội đặt ra mục tiêu vận động ủng hộ cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam giành lại độc lập dân tộc, tự do và thống nhất đất nước. Giai đoạn từ sau năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước cho đến năm 1994, mục tiêu của Hội là tổ chức các hoạt động giúp đỡ Việt Nam-đất nước bị tàn phá sau nhiều cuộc chiến tranh và chịu ảnh hưởng bởi cấm vận.
Từ khi thành lập đến nay, Hội luôn duy trì mối quan hệ với các hội đoàn khác ở Việt Nam, với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam; tổ chức nhiều cuộc triển lãm, trao đổi giữa các bên.
Hoạt động của Hội Hữu nghị Pháp - Việt tập trung vào ba lĩnh vực: chia sẻ, giới thiệu, quảng bá thông tin để người Pháp biết đến đất nước và con người Việt Nam nhiều hơn; góp phần vào sự phát triển chung của mối quan hệ hai nước; tăng cường tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Hội đã có một tạp chí viết riêng về Việt Nam.
Năm 2019 hai nước có nhiều sự kiện diễn ra như: kỷ niệm 100 năm ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa ra bản yêu sách của người dân An Nam trước Hội nghị Versailles; 50 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Hội hữu nghị Pháp - Việt dự kiến sẽ xuất bản tuyển tập về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tập hợp những bài thơ, bài báo của Người lúc sinh thời.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao hoạt động tích cực của Hội hữu nghị Pháp - Việt và Hội hữu nghị Việt - Pháp. Các hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước là một kênh quan trọng, góp phần thúc đẩy sự hợp tác hữu nghị giữa Nhà nước và nhân dân hai nước.
Hợp tác giữa các địa phương đã trở thành một nét đặc thù trong quan hệ song phương, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Hai bên tích cực phối hợp để tổ chức Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Pháp - Việt lần thứ 11 tại Toulouse dịp này và lần thứ 12 tại Hà Nội, Việt Nam trong năm tới.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Hội hữu nghị Pháp - Việt tiếp tục có tiếng nói trong công tác hỗ trợ các Hội đoàn người Việt tại Pháp; ủng hộ các vấn đề gìn giữ văn hóa và tiếng Việt trong cộng đồng người Việt tại Pháp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Việt Nam mong muốn củng cố và tăng cường quan hệ song phương cũng như hợp tác chặt chẽ với Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Pháp, vì lợi ích thiết thực và sự phồn vinh của hai nước, hai dân tộc, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
** Tối cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ Ban Tổ chức và đại diện người Việt tiêu biểu của "Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng". Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu đã có sáng kiến, ý tưởng tổ chức Diễn đàn này từ ngày 30 đến 31-3-2019 tại Paris.
Giáo sư Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, thông báo với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về "Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng" lần đầu tiên được tổ chức tại Paris, Pháp.
Diễn đàn có sự tham dự của 200 người Việt Nam ở nước ngoài, đến từ 25 quốc gia trên thế giới, trong đó nhiều người có trình độ học vấn cao và thành công trong nhiều lĩnh vực, góp phần kết nối những người Việt xuất sắc trên thế giới, để cùng hướng trái tim và trí óc về Việt Nam.
Khát vọng của những người Việt Nam tham gia diễn đàn là xây dựng được một mạng lưới nhân tài người Việt trên khắp thế giới, cùng hành động vì một Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng. Điều này có thể kỳ vọng việc tạo ra những bước tiến nhảy vọt cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam nếu tận dụng được tiềm năng này.
Giáo sư Nguyễn Đức Khương cũng cho biết chủ đề chính của Diễn đàn lần thứ 1 là tập trung phát triển thương hiệu Việt Nam trong nông nghiệp, du lịch và công nghệ đổi mới sáng tạo; khẳng định trong bối cảnh Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức thì những người Việt tiêu biểu trên toàn cầu có thể kết nối và có những đóng góp cụ thể, thiết thực cho đất nước, khẳng định những giá trị thương hiệu Việt Nam trên toàn thế giới dựa trên những giá trị cốt lõi là con người và tri thức.
Những ý kiến đóng góp của đại diện các thành viên đều khẳng định tinh thần đoàn kết để đưa Việt Nam ngày càng phát triển.
Các thành viên Ban tổ chức mong muốn có sáng kiến cụ thể về phát triển thương hiệu của Việt Nam ra thế giới bằng cách giúp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn và quan trọng là tri thức của thế giới…
Đại diện Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu cũng cho biết, để cụ thể hóa việc nâng tầm thương hiệu Việt Nam, sắp tới sẽ tổ chức Diễn đàn kiều bào toàn cầu lần thứ 1, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Sáu tại Hàn Quốc.
Diễn đàn này sẽ tập trung đông đảo doanh nhân người Việt tại nước ngoài cùng thực hiện mục tiêu chung là thúc đẩy giao thương thế giới đến Việt Nam, nâng tầm thương hiệu Việt Nam ra thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh sáng kiến rất thiết thực và quan trọng của những trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là những ý tưởng sẽ kết nối được trí tuệ, chất xám và nhiệt huyết của người Việt với mong muốn đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những tấm lòng của những trí thức kiều bào luôn hướng về quê hương, đất nước; đồng thời cho rằng, mỗi diễn đàn tổ chức cần đưa ra được thông điệp cụ thể trên nền tảng những định hướng phát triển của Việt Nam, từ đó đưa ra được những kiến nghị thiết thực thực hiện mục tiêu đó.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Quốc hội đang xây dựng Quốc hội điện tử nhằm đáp ứng hơn nữa sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Đó sẽ là kho kiến thức và kênh kết nối tri thức; là kênh hữu ích để Quốc hội chọn lọc thông tin đúng và đầy đủ để đưa ra những chính sách đúng đắn thông qua hệ thống luật pháp.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có thể tham gia đóng góp thông qua kênh này.
** Cũng trong buổi tối, tại Thủ đô Paris, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Hội người Việt Nam tại Pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp; dự Lễ trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Hội người Việt Nam tại Pháp.
Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện và có biện pháp hỗ trợ để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định, hội nhập sở tại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà nước đã có những chính sách thông thoáng, tạo điều kiện hơn nữa cho bà con liên quan đến quốc tịch, miễn thị thực, sở hữu nhà ở, đầu tư, kinh doanh.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Quốc hội với tư cách là cơ quan lập pháp, sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, các địa phương nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào yên tâm về nước đầu tư, kinh doanh, chuyển giao công nghệ, thực hiện các ý tưởng, dự án tại quê hương.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ trong số các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Tiêu biểu phải kể đến việc nhiều nhân sỹ, trí thức yêu nước nổi tiếng, từ thời các trí thức thế hệ thứ nhất từ bỏ cuộc sống đầy đủ ở Pháp theo lời kêu gọi của Bác Hồ về nước tham gia kháng chiến, như giáo sư-viện sỹ Trần Đại Nghĩa, kỹ sư Võ Quý Huân, giáo sư-bác sỹ Trần Hữu Tước, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Huyên..., đến các giáo sư, tiến sỹ thời gian qua về nước tham gia các hoạt động, trong đó có hoạt động của Quốc hội, Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Tổ quốc luôn ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết, tài năng, những đóng góp quý giá cho quê hương của các thế hệ kiều bào tại Pháp.
Liên hiệp các Hội người Việt ở châu Âu dù mới được thành lập gần đây nhưng cũng đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa và luôn hướng về quê hương, đất nước.
Chủ tịch Quốc hội cảm ơn các thành viên Ban Chấp hành Liên hiệp, có những người ở rất xa Paris nhưng đã không quản ngại đường sá xa xôi về dự cuộc gặp mặt.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam lần này nhằm thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp đã được thiết lập từ năm 2013. Những năm gần đây, mối quan hệ giữa hai nước phát triển rất tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực.
Về tình hình trong nước, Chủ tịch Quốc hội cho biết 3 năm gần đây, kinh tế-xã hội của nước ta đã đạt được những kết quả vững chắc. Năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt con số rất ấn tượng là 7,08% và đi theo đó, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững, an sinh xã hội được bảo đảm, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường đạt nhiều kết quả khả quan.
Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện với việc thu hút được những nhà đầu tư hàng đầu thế giới đến hoạt động tại Việt Nam. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tư nhân thành lập và đi vào hoạt động. Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành riêng 1 Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.
Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh theo đúng phương châm chủ động, tích cực và hiệu quả. Việt Nam đã ký kết, thực thi 12 Hiệp định thương mại tự do và đang đàm phán 4 Hiệp định thương mại tự do đa phương và song phương, trong đó có những Hiệp định rất quan trọng như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã được Quốc hội phê chuẩn từ cuối năm 2018 hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU hiện đang được Nghị viện châu Âu xem xét để ký và phê chuẩn...
Việt Nam đã tổ chức rất thành công nhiều sự kiện quan trọng mang tầm vóc khu vực và thế giới như IPU-132, APEC 2017, APPF-26…
Mới đây nhất, Việt Nam được chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội vào ngày 27 và 28-02-2019. Đây là sự kiện hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng và báo chí quốc tế. Thông qua những sự kiện quốc tế và hoạt động đối ngoại quan trọng, uy tín của nước ta ở khu vực và trên thế giới ngày càng cao.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đảng và Nhà nước đánh giá rất cao cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu và Liên hiệp các Hội người Việt ở châu Âu dù mới thành lập trong thời gian gần đây nhưng đã luôn bám sát đời sống của kiều bào, duy trì, phát huy truyền thống đoàn kết và vận động bà con chấp hành nghiêm pháp luật ở các nước sở tại, cùng với đó tổ chức nhiều hoạt động cụ thể, ý nghĩa, hướng về quê hương, Tổ quốc; tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và cuộc sống.
Đánh giá cao vai trò quan trọng của các thành viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội người Việt ở châu Âu, Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là đội ngũ nòng cốt, là chỗ dựa quan trọng để bà con trong cộng đồng người Việt Nam ở các nước khu vực châu Âu yên tâm hòa nhập với xã hội nước sở tại; đề nghị Ban Chấp hành Liên hiệp cần đặc biệt chú trọng việc vận động bà con tuân thủ pháp luật nước sở tại, không ngừng phát huy tinh thần tương thân, tương ái, bao bọc và hỗ trợ lẫn nhau giữa những người con Việt Nam xa xứ.
Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội cũng đã lắng nghe ý kiến, mong muốn của các thành viên Ban Chấp hành đại diện cho cộng đồng người Việt ở châu Âu và trao đổi cụ thể về các đề xuất, kiến nghị.
** Chiều tối cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp ông Jean-Pierre Archambault, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Pháp-Việt.
Chào mừng các thành viên Hội hữu nghị Pháp - Việt, do ông Jean-Pierre Archambault, Tổng Thư ký Hội hữu nghị Pháp - Việt làm Trưởng đoàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Pháp đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2013.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Pháp trong chính sách đối ngoại và mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục phối hợp, làm sâu sắc hơn nữa nội hàm hợp tác trong quan hệ giữa hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Pháp có bề dày hàng trăm năm cùng sự gần gũi, gắn bó giữa các tầng lớp nhân dân hai nước đã tạo nền tảng cho quan hệ đối tác chiến lược mà hai nước đã thiết lập.
Qua nhiều thăng trầm lịch sử, quan hệ sâu rộng giữa Việt Nam và Pháp là minh chứng cho sự cam kết mạnh mẽ của các lãnh đạo và nhân dân hai nước đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, phát triển bền vững.
Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Pháp - Việt Jean-Pierre Archambaul cảm ơn Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian cho cuộc gặp và bày tỏ hài lòng nhận thấy quan hệ hai nước phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực với những chuyến thăm liên tục của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Pháp - Việt cho biết Hội được thành lập vào năm 1961-thời điểm Việt Nam bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm bày tỏ tình hữu nghị và đoàn kết với Việt Nam.
Ban đầu, Hội đặt ra mục tiêu vận động ủng hộ cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam giành lại độc lập dân tộc, tự do và thống nhất đất nước. Giai đoạn từ sau năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước cho đến năm 1994, mục tiêu của Hội là tổ chức các hoạt động giúp đỡ Việt Nam-đất nước bị tàn phá sau nhiều cuộc chiến tranh và chịu ảnh hưởng bởi cấm vận.
Từ khi thành lập đến nay, Hội luôn duy trì mối quan hệ với các hội đoàn khác ở Việt Nam, với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Đại Sứ quán Pháp tại Việt Nam; tổ chức nhiều cuộc triển lãm, trao đổi giữa các bên.
Hoạt động của Hội Hữu nghị Pháp - Việt tập trung vào ba lĩnh vực: chia sẻ, giới thiệu, quảng bá thông tin để người Pháp biết đến đất nước và con người Việt Nam nhiều hơn; góp phần vào sự phát triển chung của mối quan hệ hai nước; tăng cường tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Hội đã có một tạp chí viết riêng về Việt Nam.
Năm 2019 hai nước có nhiều sự kiện diễn ra như: kỷ niệm 100 năm ngày lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đưa ra bản yêu sách của người dân An Nam trước Hội nghị Versailles; 50 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh… Hội hữu nghị Pháp - Việt dự kiến sẽ xuất bản tuyển tập về Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm tập hợp những bài thơ, bài báo của Người lúc sinh thời.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao hoạt động tích cực của Hội hữu nghị Pháp - Việt và Hội hữu nghị Việt - Pháp. Các hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước là một kênh quan trọng, góp phần thúc đẩy sự hợp tác hữu nghị giữa Nhà nước và nhân dân hai nước.
Hợp tác giữa các địa phương đã trở thành một nét đặc thù trong quan hệ song phương, góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Hai bên tích cực phối hợp để tổ chức Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Pháp - Việt lần thứ 11 tại Toulouse dịp này và lần thứ 12 tại Hà Nội, Việt Nam trong năm tới.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn Hội hữu nghị Pháp - Việt tiếp tục có tiếng nói trong công tác hỗ trợ các Hội đoàn người Việt tại Pháp; ủng hộ các vấn đề gìn giữ văn hóa và tiếng Việt trong cộng đồng người Việt tại Pháp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Việt Nam mong muốn củng cố và tăng cường quan hệ song phương cũng như hợp tác chặt chẽ với Nhà nước, Quốc hội và nhân dân Pháp, vì lợi ích thiết thực và sự phồn vinh của hai nước, hai dân tộc, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
** Tối cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ Ban Tổ chức và đại diện người Việt tiêu biểu của "Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng". Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao và Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu đã có sáng kiến, ý tưởng tổ chức Diễn đàn này từ ngày 30 đến 31-3-2019 tại Paris.
Giáo sư Nguyễn Đức Khương, Chủ tịch Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu, thông báo với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về "Diễn đàn người Việt có tầm ảnh hưởng" lần đầu tiên được tổ chức tại Paris, Pháp.
Diễn đàn có sự tham dự của 200 người Việt Nam ở nước ngoài, đến từ 25 quốc gia trên thế giới, trong đó nhiều người có trình độ học vấn cao và thành công trong nhiều lĩnh vực, góp phần kết nối những người Việt xuất sắc trên thế giới, để cùng hướng trái tim và trí óc về Việt Nam.
Khát vọng của những người Việt Nam tham gia diễn đàn là xây dựng được một mạng lưới nhân tài người Việt trên khắp thế giới, cùng hành động vì một Việt Nam phát triển bền vững và thịnh vượng. Điều này có thể kỳ vọng việc tạo ra những bước tiến nhảy vọt cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam nếu tận dụng được tiềm năng này.
Giáo sư Nguyễn Đức Khương cũng cho biết chủ đề chính của Diễn đàn lần thứ 1 là tập trung phát triển thương hiệu Việt Nam trong nông nghiệp, du lịch và công nghệ đổi mới sáng tạo; khẳng định trong bối cảnh Việt Nam hướng đến mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức thì những người Việt tiêu biểu trên toàn cầu có thể kết nối và có những đóng góp cụ thể, thiết thực cho đất nước, khẳng định những giá trị thương hiệu Việt Nam trên toàn thế giới dựa trên những giá trị cốt lõi là con người và tri thức.
Những ý kiến đóng góp của đại diện các thành viên đều khẳng định tinh thần đoàn kết để đưa Việt Nam ngày càng phát triển.
Các thành viên Ban tổ chức mong muốn có sáng kiến cụ thể về phát triển thương hiệu của Việt Nam ra thế giới bằng cách giúp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn và quan trọng là tri thức của thế giới…
Đại diện Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu cũng cho biết, để cụ thể hóa việc nâng tầm thương hiệu Việt Nam, sắp tới sẽ tổ chức Diễn đàn kiều bào toàn cầu lần thứ 1, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Sáu tại Hàn Quốc.
Diễn đàn này sẽ tập trung đông đảo doanh nhân người Việt tại nước ngoài cùng thực hiện mục tiêu chung là thúc đẩy giao thương thế giới đến Việt Nam, nâng tầm thương hiệu Việt Nam ra thế giới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh sáng kiến rất thiết thực và quan trọng của những trí thức người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là những ý tưởng sẽ kết nối được trí tuệ, chất xám và nhiệt huyết của người Việt với mong muốn đưa đất nước Việt Nam ngày càng phát triển.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những tấm lòng của những trí thức kiều bào luôn hướng về quê hương, đất nước; đồng thời cho rằng, mỗi diễn đàn tổ chức cần đưa ra được thông điệp cụ thể trên nền tảng những định hướng phát triển của Việt Nam, từ đó đưa ra được những kiến nghị thiết thực thực hiện mục tiêu đó.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Quốc hội đang xây dựng Quốc hội điện tử nhằm đáp ứng hơn nữa sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Đó sẽ là kho kiến thức và kênh kết nối tri thức; là kênh hữu ích để Quốc hội chọn lọc thông tin đúng và đầy đủ để đưa ra những chính sách đúng đắn thông qua hệ thống luật pháp.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng các chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài có thể tham gia đóng góp thông qua kênh này.
** Cũng trong buổi tối, tại Thủ đô Paris, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Hội người Việt Nam tại Pháp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp; dự Lễ trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Hội người Việt Nam tại Pháp.
Phát biểu tại cuộc gặp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện và có biện pháp hỗ trợ để cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ổn định, hội nhập sở tại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhà nước đã có những chính sách thông thoáng, tạo điều kiện hơn nữa cho bà con liên quan đến quốc tịch, miễn thị thực, sở hữu nhà ở, đầu tư, kinh doanh.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh Quốc hội với tư cách là cơ quan lập pháp, sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, các địa phương nỗ lực tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào yên tâm về nước đầu tư, kinh doanh, chuyển giao công nghệ, thực hiện các ý tưởng, dự án tại quê hương.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ trong số các cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.
Tiêu biểu phải kể đến việc nhiều nhân sỹ, trí thức yêu nước nổi tiếng, từ thời các trí thức thế hệ thứ nhất từ bỏ cuộc sống đầy đủ ở Pháp theo lời kêu gọi của Bác Hồ về nước tham gia kháng chiến, như giáo sư-viện sỹ Trần Đại Nghĩa, kỹ sư Võ Quý Huân, giáo sư-bác sỹ Trần Hữu Tước, giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Văn Huyên..., đến các giáo sư, tiến sỹ thời gian qua về nước tham gia các hoạt động, trong đó có hoạt động của Quốc hội, Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Tổ quốc luôn ghi nhận và đánh giá cao tâm huyết, tài năng, những đóng góp quý giá cho quê hương của các thế hệ kiều bào tại Pháp.
Đảng, Nhà nước đánh giá cao nỗ lực chung tay tạo ra một hình ảnh đẹp về người Việt Nam: gắn bó sâu sắc với nguồn cội, luôn hướng về quê hương, đồng thời tôn trọng và hòa nhập vào xã hội Pháp, đóng góp nhiều mặt cho thành công chung của nước Pháp trên các lĩnh vực khoa học-kỹ thuật, văn hóa...
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực của các hội đoàn người Việt tại Pháp, trước hết là Hội người Việt Nam tại Pháp, tiền thân của hội là "Nhóm người An Nam yêu nước" do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1919.
Từ đó đến nay, hội luôn phát huy vai trò là hội đoàn có uy tín, ảnh hưởng lớn, tập hợp được đông đảo thành phần, thế hệ.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Hội người Việt Nam tại Pháp là minh chứng sống động của chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực của các hội đoàn người Việt tại Pháp, trước hết là Hội người Việt Nam tại Pháp, tiền thân của hội là "Nhóm người An Nam yêu nước" do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1919.
Từ đó đến nay, hội luôn phát huy vai trò là hội đoàn có uy tín, ảnh hưởng lớn, tập hợp được đông đảo thành phần, thế hệ.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Hội người Việt Nam tại Pháp là minh chứng sống động của chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.
Nhấn mạnh rằng truyền thống 100 năm của phong trào người Việt Nam tại Pháp là di sản quý báu, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn các thế hệ người Việt Nam tại Pháp tiếp tục truyền lửa cho các thế hệ sau, tiếp tục giữ gìn và phát huy di sản quý báu này; có nhiều đóng góp hơn nữa vào đời sống kinh tế-xã hội ở nước sở tại; tiếp tục gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc, gìn giữ tiếng Việt, góp phần xây dựng quê hương Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Hội người Việt Nam tại Pháp tiếp tục sứ mệnh gắn kết cộng đồng, gắn bó, đùm bọc lẫn nhau…
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Hội Người Việt Nam tại Pháp vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng, củng cố, phát triển cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hướng tới kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 100 năm thành lập Hội người Việt Nam tại Pháp, chiều 31-3 (giờ địa phương) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tới dự Triển lãm Tài liệu lưu trữ “Hồ Chí Minh-Danh nhân văn hóa” tại Trụ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Paris, Pháp.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng Hội Người Việt Nam tại Pháp vì những thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng, củng cố, phát triển cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hướng tới kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 100 năm thành lập Hội người Việt Nam tại Pháp, chiều 31-3 (giờ địa phương) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tới dự Triển lãm Tài liệu lưu trữ “Hồ Chí Minh-Danh nhân văn hóa” tại Trụ sở của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Paris, Pháp.
Triển lãm do Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) phối hợp với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức./.
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 25 đến ngày 31-03-2019)  (31/03/2019)
Chủ tịch Quốc hội bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Pháp  (31/03/2019)
Vụ nữ sinh bị đánh hội đồng: Cách chức Ban Giám hiệu, chi ủy trường  (31/03/2019)
5 đột phá quan trọng trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019  (31/03/2019)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên